Phi hành gia Nga cầm cờ hai nước cộng hòa tự xưng ở Donbass trên trạm ISS
Cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos đã công bố bức ảnh cho thấy các phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) cầm cờ của Cộng hòa Nhân dân Luhansk và Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng.
Các nhà du hành vũ trụ Nga Oleg Artemyev, Denis Matveev và Sergey Korsakov chụp ảnh với lá cờ của Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng trên trạm ISS. Ảnh: Roscosmos
Theo trang The Guardian (Anh), trong thông báo đăng trên kênh Telegram chính thức của Roscosmos, các phi hành gia Denis Matveyev và Sergey Korsakov của Nga dường như đang cầm cờ của hai nước Cộng hòa Nhân dân Luhansk (LPR) và Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng ở Donbass, miền đông Ukraine. Nga và Syria đã công nhận hai vùng lãnh thổ này là hai quốc gia độc lập.
Thông điệp kèm theo các bức ảnh có nội dung: “Ngày Giải phóng Cộng hòa Nhân dân Luhansk! Chúng tôi ăn mừng cả trên Trái đất và ngoài không gian. Roscosmos và các phi hành gia của chúng tôi, những người đang làm việc tại Trạm Vũ trụ Quốc tế, hãy cùng tham gia chúc mừng người đứng đầu LPR Leonid Pasechnik nhân Ngày mới của Chiến thắng Vĩ đại”.
Tuyên bố của Roscosmos cho biết thêm: “Đây là ngày mà người dân các khu vực Luhansk đã chờ đợi suốt 8 năm. Chúng tôi tin rằng ngày 3/7/2022 sẽ mãi mãi đi vào lịch sử. Các công dân của nước ‘Cộng hòa Nhân dân Donetsk’ đồng minh, hãy chờ đợi!”.
Các phi hành gia Nga Oleg Artemyev, Denis Matveev và Sergey Korsakov cầm lá cờ của Cộng hòa Nhân dân Luhansk tự xưng trên trạm ISS. Ảnh: The Guardian
Không rõ các lá cờ có thể đến được ISS bằng cách nào. Tuy nhiên, vào ngày 3/6, một tàu vũ trụ không người lái chở hàng Nga, khởi hành từ Sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan đã cập bến trạm vũ trụ quốc tế. Theo Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), con tàu này chở gần 3 tấn thực phẩm, nhiên liệu và vật tư.
Video đang HOT
Cùng làm việc với ba nhà du hành vũ trụ Nga trên trạm ISS là các phi hành gia người Mỹ của NASA -Jessica Watkins, Robert Hines và Kjell N Lindgren. Ngoài ra, còn có phi hành gia người Italy Samantha Cristoforetti của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA).
NASA và ESA chưa bình luận gì về việc đăng tải bức ảnh trên.
ADVERTISING
00:00
Ba nhà du hành Artemyev, Matveyev và Korsakov là những phi hành gia đầu tiên của Nga lên trạm ISS kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào cuối tháng 2.
Các phi hành gia Korsakov, Artemyev và Matveyev xuất hiện tại tàu vũ trụ Soyuz. Ảnh: AP
Trước đó, hôm 3/7, phương tiện truyền thông của Nga và phương Tây đồng loạt đưa tin các lực lượng Nga đã kiểm soát hoàn toàn vùng Luhansk. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu nói rằng toàn bộ lãnh thổ của nước Cộng hòa Nhân dân Luhansk tự xưng hiện đã do các lực lượng Nga kiểm soát sau khi các binh sĩ Ukraine cuối cùng bị đánh bật khỏi đây.
Theo ông Sergey Shoigu, binh sĩ Nga và các lực lượng của LPR đã tiến vào trung tâm thành phố và hoàn toàn kiểm soát Lysychansk, thành phố lớn cuối cùng ở Luhansk do Ukraine kiểm soát từ năm 2014.
6 tháng bay vào vũ trụ gây loãng xương bằng 20 năm ở Trái đất
Một nghiên cứu mới về tình trạng loãng xương ở phi hành gia cho thấy các phi hành gia bay vào vũ trụ khoảng 6 tháng có mức loãng xương gần như một người lớn tuổi bị bệnh này trong 20 năm.
Du hành vũ trụ đặt ra nhiều thách thức khác nhau đối với cơ thể con người - Ảnh: REUTERS
Theo Hãng tin Reuters, nghiên cứu trên được thực hiện với 17 phi hành gia từng làm việc trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS), trong đó có 14 nam và 3 nữ. Các phi hành gia có tuổi trung bình là 47 và từng tham gia các nhiệm vụ du hành kéo dài từ 4 đến 7 tháng.
Nghiên cứu đã thu thập dữ liệu về tình trạng loãng xương ở các phi hành gia này do điều kiện không trọng lực trong không gian gây ra, cũng như khả năng lấy lại mật độ khoáng của xương sau khi họ trở về Trái đất.
Nghiên cứu cho thấy, một năm sau khi trở về Trái đất, trung bình các phi hành gia có biểu hiện giảm 2,1% mật độ khoáng ở xương chày (một xương ở cẳng chân) và giảm 1,3% sức mạnh của xương.
Chín người trong số họ không thể phục hồi mật độ khoáng xương sau chuyến bay vũ trụ, bị loãng xương vĩnh viễn.
"Chúng tôi biết rằng các phi hành gia bị loãng xương khi du hành trong thời gian dài. Điểm mới của nghiên cứu này là chúng tôi theo dõi các phi hành gia trong một năm sau chuyến du hành vũ trụ của họ để hiểu liệu xương có phục hồi hay không", giáo sư Leigh Gabel của Đại học Calgary (Canada) cho biết. Ông Gabel là tác giả chính của nghiên cứu được công bố trên tạp chí Scientific Reports này.
Vị chuyên gia trên cho biết các phi hành gia bị loãng xương đáng kể trong khoảng 6 tháng bay vào vũ trụ. Mức độ loãng xương này tương đương với một người lớn tuổi ở Trái đất bị loãng xương trong suốt 20 năm. "Họ chỉ phục hồi được khoảng một nửa mật độ xương sau một năm trở lại Trái đất", ông Gabel nói.
Tình trạng loãng xương trong không gian xảy ra do mất đi trọng lực, xương không được "rèn luyện" để nâng đỡ cơ thể như khi ở Trái đất.
Nghiên cứu này cho thấy các cơ quan vũ trụ cần cải thiện biện pháp đối phó với vấn đề trên, điển hình là chế độ tập thể dục và dinh dưỡng cho phi hành gia.
Nhóm nghiên cứu không tiết lộ quốc tịch các phi hành gia tham gia, nhưng cho biết họ đến từ Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA), Cơ quan Vũ trụ Canada, Cơ quan Không gian châu Âu và Cơ quan Thám hiểm hàng không vũ trụ Nhật Bản.
NASA cảm ơn Nga đã đưa phi hành gia về Trái đất an toàn Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Mỹ (NASA) gửi lời cảm ơn tới tập đoàn vũ trụ Roscosmos của Nga đã đưa phi hành gia Mark Vande Hei trở về Trái đất một cách an toàn. Nhà du hành Mỹ Mark Vande Hei sau khi đáp xuống Trái Đất tại Dzhezkazgan, Kazakhstan ngày 30/3/2022. Ảnh: AFP/TTXVN "Chúng tôi đã đưa...