Phi hành gia Mỹ bị hạ sát để che giấu bí mật về chuyện hạ cánh trên Mặt trăng?
Những người tin vào thuyết âm mưu cho rằng phi hành gia NASA bị sát hại để ngăn bí mật rò rỉ về chiến dịch hạ cánh xuống Mặt trăng năm 1969.
Các phi hành gia NASA được cho là chết bí ẩn trong dự án đưa người lên Mặt trăng thời Chiến tranh Lạnh.
Theo Daily Star, phi hành gia Neil Armstrong, Buzz Aldrin và Michael Collins là 3 trong số các thành viên tàu vũ trụ Apollo 11, đặt chân lên Mặt trăng cách đây 50 năm.
Nhiệm vụ này đã dấy lên nhiều nghi vấn. Nhiều người cho rằng Mỹ khi đó chưa thể đưa người hạ cánh xuống Mặt trăng. Thông tin bị thổi phồng trong cuộc chạy đua vào không gian với người Nga.
Giả thuyết những phi hành gia Mỹ chết bí ẩn cũng được đưa ra. “10 thành viên Apollo chết trong nhiều tai nạn khác nhau, từ đâm xe, bị thiêu cháy…”, một người nói trên Daily Star.
Nhưng một trong số những cái chết này được cho là có liên quan trực tiếp đến NASA và không quân Mỹ. “Họ biết thông tin gì mà chúng ta không biết? Liệu họ có bị bịt miệng?”
Đáng chú ý nhất là cái chết của các nhà du hành vũ trụ Virgil Grissom, Ed White, and Roger Chaffee vào năm 1967. Ba người này chết trong khi đang thử nghiệm khả năng phóng tàu Apollo.
Video đang HOT
Mô-đun chỉ huy, kiểm soát bất ngờ bốc cháy trong quá trình thử nghiệm, khiến 3 phi hành gia trên chết ngạt. Nhưng nguyên nhân vụ cháy không bao giờ được giải thích. Gia đình Grissom cho đến nay vẫn không chấp nhận cách giải thích của NASA.
Người con Scott nói: “Tôi nghĩ có người đã cố ý làm điều đó. Đó là câu hỏi luôn khiến tôi phải suy nghĩ”.
“Liệu CIA có dính líu đến vụ việc, hay đây chỉ đơn thuần là tai nạn?”, Scott nói. Người vợ Bettey của phi hành gia Mỹ xấu số cũng nói: “Tôi nghĩ NASA phải có trách nhiệm cho chúng tôi câu trả lời thỏa đáng, về những gì thực sự xảy ra”.
Nhiều người cho rằng, Grissom khi đó biết rằng NASA không hề có kế hoạch đưa người lên Mặt trăng, nên đã định phanh phui mọi chuyện.
Một người tên Thomas Pickering nói: “Chương trình thử nghiệm từ năm 1961 của NASA không hề liên quan đến chuyện thực sự đưa người đặt chân lên Mặt trăng”.
Trước khi thảm kịch xảy ra, chuyên gia giám sát an toàn Thomas Baron đã nhắc đến những vấn đề khó khăn mà NASA gặp phải. Baron sau đó bị sa thải vì tung tin cho truyền thông.
Sau vụ cháy, Baron đã điều trần trước quốc hội Mỹ với bản báo cáo dài 500 trang. Một tuần sau, Baron và gia đình chết trong vụ tai nạn đường sắt.
Một người tên Bill Kaysing nói: “Tôi tin rằng Baron bị sát hại vì ông ấy biết sự thật về dự án Apollo”.
Nhưng tất cả những thông tin trên cho đến nay chỉ là suy luận. Không ai tìm thấy bằng chứng về sự liên hệ của NASA hay CIA đến cái chết của các phi hành gia.
Theo Danviet
Sự thật dấu chân và nghi vấn Neil Armstrong không thực sự đặt chân lên Mặt trăng
Nhiều người chỉ ra điểm bất thường khi phần đế giày trong bộ đồ không gian mà Neil Armstrong mặc khi đặt chân lên Mặt trăng lại không khớp với dấu chân mà ông để lại.
Vào ngày 20/7/1969, phi hành gia Neil Armstrong ghi tên mình vào lịch sử nhân loại khi là người đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng.
Thế nhưng, rất nhiều thuyết âm mưu được đặt ra cho rằng phi hành gia của NASA thực chất chưa hề đặt chân lên hành tinh này và cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ chỉ cố dàn dựng một cuộc đổ bộ.
Đế giày bộ đồ của Neil Armstrong mặc không khớp với dấu chân trên Mặt trăng mà ông để lại.
Một trong số những giả thiết mà nhiều người theo thuyết âm mưu bám vào là phần dấu chân mà Neil Armstrong để lại. Họ nhanh chóng phát hiện ra rằng có sự khác biệt lớn giữa dấu chân này và phần đế giày trong bộ đồ mà phi hành gia người Mỹ mặc khi đặt chân lên Mặt trăng.
Trong bức ảnh chụp lại bộ đồ Neil Armstrong mặc trong nhiệm vụ lịch sử được công bố vào tháng 8/2016, nhiều người chỉ ra rằng không khó để phát hiện phần đế giày trong bộ đồ khá bằng phẳng trong khi dấu chân trên Mặt trăng lại gồ ghề, gập ghềnh.
Tuy nhiên, trên thực tế, bức ảnh chụp lại dấu chân trên Mặt trăng không phải là của Neil Armstrong mà là của phi hành gia song hành cùng ông trong chuyến thám hiểm là Buzz Aldrin.
Nhưng mấu chốt nằm ở việc cả Armstrong và Aldrin đều phải đi thêm một đôi ủng đế kép ở bên ngoài. Đôi ủng này có tác dụng bảo vệ bộ đồ của các phi hành gia tránh khỏi các tác động tự nhiên của bề mặt Mặt trăng.
Các phi hành gia phải đi đôi ủng đế kép để bảo vệ bộ đồ mặc khi di chuyển trên Mặt trăng.
Nhiều người tiếp tục đặt câu hỏi rằng nếu quan trọng như vậy, vì sao đôi ủng này không được trưng bày cùng bộ đồ Apollo/Skylab A7L mà Neil Armstrong đã mặc. Đơn giản là bởi trong hành trình trở về Trái đất, các phi hành gia phải bỏ lại tất cả những vật dụng không cần thiết và đôi ủng này là 1 trong số hơn 100 món đồ đó.
(Nguồn: Daily tarter)
SONG HY
Theo VTC
Nữ sinh 13 tuổi phát hiện chết ngoài phòng cấp cứu sau khi mất tích Một nữ sinh, 13 tuổi mất tích được cho là đã chết sau khi bị bỏ rơi bên ngoài phòng cấp cứu. Chloe là một cô bé dễ thương, có vẻ ngoài ưa nhìn. Chloe Ricard, 13 tuổi, ở Amesbury, Massachusetts, Mỹ đã được báo cáo mất tích khi cô bị một người đàn ông bí ẩn để lại bên ngoài phòng cấp...