Phi hành gia che giấu vệt sáng bí ẩn trên Trạm Vũ trụ Quốc tế?
Những thợ săn người ngoài hành tinh mới đây lại có dịp khẳng định các phi hành gia có mặt tại Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) đã cố tình che giấu bằng chứng về UFO.
Trong đoạn video được quay từ ISS do các chuyên gia về UFO Secure 10 đăng tải, có thể thấy một phi hành gia đang ghi lại hình ảnh không gian vũ trụ với hình ảnh Trái Đất lấp ló ở đằng sau. Tuy nhiên, khi một vệt sáng chuyển động bí ẩn xuất hiện từ đằng xa, phi hành gia trên lại dùng tay che máy quay lại hoặc hướng góc máy về phía khác để che đi vệt sáng.
Những người theo thuyết âm mưu cho rằng đây là bằng chứng cho thấy con người không hề tồn tại đơn độc trong không gian và chính phủ đang nói dối người dân. Đoạn clip đã thuyết phục một số người tin vào sự hiện diện của UFO cũng như những người hoài nghi về cuộc sống ngoài Trái Đất. Họ cho rằng chính phủ đã bị “lật tẩy”.
Bàn tay của phi hành gia cố tình che đi vệt sáng. Ảnh: Mirror
Một người dùng mạng viết: “Đây là những đoạn clip đáng kinh ngạc, tôi chưa từng xem chúng bao giờ”. Trong khi đó, một người theo thuyết âm mưu tuyên bố: “Tôi cá rằng người ngoài hành tinh rất thành thật với người dân của họ trong khi chính phủ lại nói dối chúng ta”.
Video đang HOT
Vào tháng trước, một máy quay CCTV đã bắt được hình ảnh UFO bay lửng trên trung tâm TP Sheffield (Anh) trước khi biến mất vào bầu trời đêm. Sau khi được đăng trên Youtube, đoạn clip này thu hút tới hơn 10.000 lượt xem.
Hai tuần trước, một độc giả của tờ Mirror (Anh) chia sẻ một đoạn video cho thấy một vật thể lạ giống như tàu mẹ UFO phát ra tín hiệu nhấp nháy với một tàu con nhỏ hơn ở làng Lake, đảo Wight – Anh.
Theo Bảo Hạnh (Người Lao động)
Cách xa 250 dặm so với Trái đất, các phi hành gia người Mỹ sẽ bỏ phiếu bầu cử như thế nào?
Không chỉ người ở mặt đất mà cả các phi hành gia sống bên ngoài vũ trụ cũng có thể tham gia bỏ phiếu.
Cứ bốn năm một lần, hàng triệu cử tri Mỹ lại tiến hành bỏ phiếu bầu cử nhằm chọn ra vị Tổng thống kế nhiệm.
Tất nhiên, ở khoảng cách 250 dặm, thể thức bầu cử dành cho các phi hành gia cũng rất khác người.
Các phi hành gia sẽ tham gia bầu cử như thế nào?
Như phi hành gia Shane Kimbrough là một ví dụ. Năm nay, anh này được tham gia bỏ phiếu nhờ một dự luật ra đời năm 1997, đã được bang Texas (nơi đặt trụ sở NASA) thông qua.
Quá trình bỏ phiếu của phi hành gia sẽ bắt đầu cách đây 1 năm, khi tàu vũ trụ đưa anh tới Trạm quốc tế ISS. Khi đó, Shane sẽ phải đưa ra quyết định có tham gia bỏ phiếu hay không.
Nếu câu trả lời là có, 6 tháng trước khi thời điểm bầu cử 8/11 đến, phi hành gia này sẽ nhận được một lá đơn "Ghi danh cử tri và yêu cầu bỏ phiếu vắng mặt".
Phi hành gia Shane Kimbrough
Tới trước thời điểm bầu cử vài ngày, phi hành gia Shane Kimbrough sẽ nhận được lá phiếu điện tử của mình. Sau khi đã lựa chọn xong, lá phiếu điện tử sẽ được gửi trở lại mặt đất.
Tất nhiên, mọi đơn từ, phiếu bầu cử liên lạc giữa Trái Đất và Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) đều được thực hiện bằng phương thức email điện tử có độ bảo mật cao.
Trước Shane Kimbrough, vào năm 1997, David Wolf là phi hành gia đầu tiên của NASA tham gia bỏ phiếu từ vũ trụ khi đang công tác tại trạm vũ trụ Mir của Nga.
Không chỉ các phi hành gia, cả lính Mỹ đóng quân tại nước ngoài, nhất là các vùng có điều kiện khắc nghiệt cũng có thể tham gia bầu cử theo hình thức này.
Theo CafeBiz
Trung Quốc đưa 2 phi hành gia vào không gian Trung Quốc ngày 17/10 đã phóng thành công tàu vũ trụ có người lái Thần Châu 11, đưa 2 phi hành gia lên quỹ đạo và kết nối với Trạm không gian Thiên Cung 2. Ông Jing Haipeng (trái) và ông Chen Dong (phải), hai phi hành gia của Trung Quốc được đưa vào không gian vào ngày 17/10/2016. (Ảnh: Reuters) Theo thông...