Phi đội tác chiến không gian của Nhật Bản
Vào ngày 18/5/2020, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã thành lập một Phi đội tác chiến không gian (SOS) trực thuộc Lực lượng phòng vệ trên không (ASDF).
Trong lịch sử thì đây là đơn vị đầu tiên chính thức chuyên về các hoạt động không gian của các lực lượng vũ trang Nhật Bản, vì thế mà SOS đóng vai trò cốt lõi trong tiến trình phát triển các khả năng liên quan đến không gian trong phòng thủ quốc gia. Hiện tại chỉ mới được biên chế và trang bị một phần, SOS vẫn chưa đạt được tốc độ hành trình.
Nên biết rằng vào năm 1969, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua nghị quyết hạn chế sử dụng công nghệ vũ trụ cho “những mục đích hòa bình độc quyền” do đó đã làm hạn chế mạnh đến khả năng của Lực lượng phòng vệ (SDF) dựa vào cơ sở hạ tầng quan trọng này.
Căn cứ không quân Fuchu ở Tokyo, nơi hoạt động Phi đội tác chiến không gian (SOS) tuyệt mật của Nhật Bản. Ảnh nguồn: Mike Grist.
Mặc dù một loạt các quyết định của chính phủ Nhật làm nới lỏng những hạn chế được thiết lập bởi nghị quyết năm 1969, nhưng chỉ với việc ban hành Luật không gian căn bản (BSL) năm 2008 thì việc sử dụng không gian cho an ninh quốc gia mới được chính phủ Nhật cho phép và khuyến khích.
Sau hơn 10 năm thảo luận chính trị, học thuật và liên bộ, hồi tháng 12/2018, chính phủ Nhật đã công bố 2 tài liệu lập kế hoạch quốc phòng quan trọng, trong đó nhấn mạnh đến việc phát triển năng lực liên miền, cùng một loạt năng lực không gian: Hướng dẫn chương trình quốc phòng cho năm tài chính 2019 và xa hơn, cũng như Chương trình phòng thủ trung hạn trong giai đoạn 2019-2023.
Một trong những hướng dẫn chính về việc lập kế hoạch này là việc thành lập một đơn vị không gian tại ASDF. Việc thành lập chính thức SOS để lại nhiều câu hỏi liên quan đến chức năng thực tế của nó: Những nhiệm vụ chính xác của SOS là gì? Khi nào nó sẽ đạt đến kích thước cuối cùng (khoảng 100 nhân viên)? Hồ sơ và lĩnh vực chuyên môn của nhân sự trong SOS sẽ như thế nào? Làm thế nào SOS hợp tác với các đối tác nội địa (chẳng hạn như Cơ quan Thám hiểm hàng không không gian Nhật Bản JAEA) và quân đội đồng minh nước ngoài? Những khả năng công nghệ cụ thể nào sẽ được phát triển tại SDF nhằm thực thi các nhiệm vụ của SOS? So với các cường quốc không gian có tầm vóc lịch sử lớn khác thì Nhật Bản không phát triển chương trình không gian kép, mà hầu như chỉ tập trung vào các ứng dụng dân sự.
Trạm liên lạc viễn thông Fuchu (Tokyo). Ảnh nguồn: Wikimedia Commons.
Với việc gửi một tín hiệu mạnh mẽ về sự gắn bó của Nhật Bản với hòa bình và ổn định, năm 1969, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua nghị quyết cấm sử dụng công nghệ vũ trụ cho các mục đích an ninh dựa trên việc giải thích hết sức chặt chẽ về việc dùng không gian bên ngoài cho mục đích hòa bình.
Video đang HOT
Khác với quốc tế coi hòa bình là không xâm lược, các nhà lập pháp Nhật Bản đã cố ý và nhất trí quyết định diễn giải hòa bình là phi quân sự. Kết quả của Nghị quyết Quốc hội mục đích hòa bình năm 1969 là việc ra đời cái gọi là “Nghị quyết mục đích hòa bình dành riêng” đã có tác động sâu sắc và lâu dài đối với chương trình không gian của Nhật Bản và cấu trúc quản lý của nó, cho đến giai đoạn cải cách năm 2008.
Những tiến bộ trong chương trình phát triển tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên đã gây ra một số căng thẳng đối với cách tiếp cận an ninh không gian rất hạn chế của Nhật Bản. Việc phóng tên lửa đạn đạo tầm trung Taepodong-1 vào ngày 31/8/1998 bay trên không phận Nhật Bản trước khi rơi xuống biển Thái Bình Dương, đã khiến chính phủ Nhật chấn động.
Sau đó có ý kiến khuyên rằng Nhật Bản nên trang bị khả năng tình báo vệ tinh tiên tiến để giám sát hoạt động tên lửa từ Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Vì thế chính phủ Nhật đã khởi động chương trình Vệ tinh thu thập tình báo (IGS) như được mô tả là dùng các vệ tinh đa mục đích dân sự với trọng tâm là quản lý thiên tai nhằm tuân thủ nghiêm ngặt Nghị quyết 1969.
Ngoài ra chương trình IGS được giao cho Trung tâm tình báo vệ tinh nội các (CSICE) mới được thành lập, nằm ngay trong Văn phòng nghiên cứu và tình báo nội các thuộc Ủy ban nội các (CIRO), đó là một cơ quan tình báo dân sự trực tiếp báo cáo cho Thủ tướng Nhật. Ra mắt lần đầu tiên vào năm 2003 và sau một số lần chạy thử và ngừng hoạt động, giờ đây CSICE đang vận hành 8 vệ tinh IGS.
Ngoài ra vào năm 2003, Thủ tướng Koizumi Junichiro đã quyết định khởi xướng chương trình phòng thủ tên lửa đạn đạo nội địa (BMD) với khả năng phụ thuộc cao vào dữ liệu vệ tinh, một lần nữa đã tạo ra một số xích mích mới với Nghị quyết 1969. Nhận thức rằng tình hình sẽ không thể ổn thỏa trong dài hạn, các nhà lập pháp của Đảng dân chủ tự do (LDP) đảng đã thống trị nền chính trị Nhật kể từ năm 1955 quyết định thời cơ đã đến.
Mặc dù vẫn chưa rõ về mức độ của những thay đổi thể chế như đã nhắc đến ở trên, nhưng rõ ràng là nó yêu cầu việc thành lập một đơn vị liên quan đến không gian: SDF sẽ duy trì một đơn vị ASDF chuyên về những sứ mạng miền không gian, và tăng cường tư thế cho những hoạt động chung nhằm tiến hành giám sát liên tục những tình huống trong không gian, và đảm bảo ưu thế sử dụng không gian ở mọi giai đoạn từ thời bình đến những tình huống sử dụng vũ trang thông qua những phương pháp thực hiện như đảm bảo sứ mệnh và phá vỡ sự chỉ huy, kiểm soát, liên lạc, truyền thông và thông tin (V.1.2).
Đơn vị nhiệm vụ miền không gian sẽ bao gồm 1 phi đội với ước độ khoảng 100 nhân viên. Theo các yêu cầu của Hướng dẫn chương trình Quốc phòng năm 2018 (NDPG 2018) và phân bổ tín dụng của ngân sách Bộ Quốc phòng trong năm tài chính 2019, thì SOS (tái đổi tên từ Đơn vị nhiệm vụ miền không gian SDMU) được thành lập tại ASDF vào ngày 18/5/2020 với nhân sự ban đầu là 20 người.
Cơ quan thám hiểm hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA), đối tác chính của bộ quốc phòng Nhật Bản, đơn vị tham gia vào việc vận hành Phi đội tác chiến không gian (SOS). Ảnh nguồn: Africa Press Arabic.
SOS hiện đặt tại căn cứ ASDF Fuchu, ngoại ô phía Tây của thủ đô Tokyo. Sau đơn vị ban đầu này, họ cũng thông báo rằng ngân sách Bộ Quốc phòng cho năm tài chính 2021 sẽ là việc ASDF sáng lập ra Tổ chức tác chiến không gian (SOG) với tư cách là thực thể giám sát của cả SOS và một phi đội mới tập trung vào kiểm soát và chỉ huy.
Tại thời điểm viết bài này, 2 cấu trúc mới của ASDF vẫn chưa ra đời. Theo những người được phỏng vấn quen thuộc với vấn đề này thì SOG và Phi đội sẽ tập trung chủ yếu vào vận hành các khả năng SSA của Bộ Quốc phòng Nhật, chủ yếu bao gồm radar tầm xa sắp ra mắt (trên 5.800 km) được phát triển bởi hãng Mitsubishi Electric Corporation dựa trên công nghệ BMD hiện có (ITV-4) và giao tiếp với mạng SSA của quân đội Mỹ (ITV-1).
Ngoài những lý do chính thức được nêu trong NDPG 2018 và đã được tóm tắt ở trên thì việc thành lập cấu trúc tác chiến không gian tại ASDF dường như đã được thúc đẩy bởi nhu cầu tìm một đối tác thích hợp cho Bộ Quốc phòng Mỹ, là nguồn dữ liệu SSA bên ngoài của chính phủ Nhật.
Trên thực tế, trong khi tại Mỹ, các khả năng SSA chủ yếu được vận hành bởi các lực lượng vũ trang thì ở Nhật Bản, JAXA gần như độc quyền về khả năng và chuyên môn về SSA. Tuy vậy do trọng tâm dân sự của JAXA mà nó không phải là một đối tác thích hợp của Mỹ trong mối quan hệ song phương quan trọng này. Do đó người ta đã quyết định xây dựng năng lực và thiết lập những cấu trúc liên quan tại Bộ Quốc phòng Nhật đối tác Nhật Bản tự nhiên của Bộ Quốc phòng Mỹ. Việc chính phủ Mỹ sẵn sàng hợp tác SSA trên cơ sở quân sự cũng được cho là đã ảnh hưởng tới các quyết định của Nhật Bản [ITV-1].
Mặt khác, Bộ Quốc phòng Nhật đã hiểu rõ tầm quan trọng của việc xây dựng khả năng tác chiến không gian sau khi các quan chức và sĩ quan của Bộ này tham dự lần đầu tiên vào Schriever Wargame (một sự kiện đào tạo chuyên sâu về không gian do Liên minh tình báo Ngũ Nhãn tổ chức) năm 2018. Trong sự kiện này họ đã hiểu mức độ đe dọa cao chống lại các tài sản vũ trụ và sự thiếu chuẩn bị cùng khả năng của Bộ Quốc phòng Nhật.
Mặc dù việc thành lập những đơn vị này là một bước đi quan trọng hướng tới việc tích hợp dần dần những công nghệ vũ trụ vào thế trận quốc phòng Nhật Bản, song vẫn còn đó những điều không chắc chắn về khả năng của Bộ Quốc phòng Nhật/ Lực lượng phòng vệ trong việc tìm ra những nhân viên thích hợp nhằm thực hiện những hoạt động không gian quân sự đó. Tháng 4/2021, SOS có biên chế khoảng 20 sĩ quan chia ca làm việc 8 tiếng trong các cơ sở của lực lượng này tại Fuchu (ITV-1), vẫn giữ nguyên số lượng như khi phi đội này được thành lập một năm trước đó. Những sĩ quan này được chọn vì chuyên môn kỹ thuật của họ trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động không gian như thông tin liên lạc, xử lý tín hiệu và điện tử. Mục tiêu cuối cùng sẽ đạt khoảng 100 sĩ quan sẽ chỉ bao gồm nhân viên của Bộ Quốc phòng, bao gồm dân sự và đồng phục (ITV-2).
Việc thiếu chuyên môn của chính phủ Nhật Bản (đặc biệt là ngay trong Bộ Quốc phòng) liên quan đến những vấn đề về ứng dụng an ninh không gian sẽ khiến cho SOS phải cần vài năm để có đầy đủ nhân lực cũng như cần hỗ trợ nâng cao năng lực từ các cơ quan liên quan ở trong và ngoài nước. Với khâu xây dựng và hỗ trợ vận hành thì đối tác chính của Bộ Quốc phòng Nhật sẽ là JAXA.
Kể từ khi thành lập SOS, JAXA đã cung cấp nhân sự được đào tạo về hoạt động không gian và năng lực SSA cho Bộ Quốc phòng, và đã cử các chuyên gia đến Căn cứ Fuchu nhằm hỗ trợ và tham gia vào các hoạt động thường nhật của phi đội (ITV-2). Ngoài ra để giải quyết vấn đề hợp tác với JAXA Bộ Quốc phòng, mà cụ thể là tạo điều kiện chuyển giao công nghệ và kiến thức, vào tháng 4/2021, JAXA đã thành lập Phân khu hợp tác công nghệ an ninh quốc gia (gọi tắt là Phân khu) như là một phần của Bộ phận quản lý và lập kế hoạch chiến lược.
Hiện thời Phân khu đang làm việc để tạo ra một cơ chế chia sẻ dữ liệu SSA giữa JAXA và Bộ Quốc phòng Nhật Bản (ITV-2). Nhìn chung, phương pháp xây dựng năng lực nhân sự do Bộ Quốc phòng chọn lựa có thể được tóm tắt trong 4 mũi tên (ITV-2): – Những khóa đào tạo căn bản về hoạt động không gian và SSA bởi JAXA; Những khóa đào tạo chiến tranh nâng cao tại Căn cứ lực lượng không gian Peterson ở Colorado Springs (tiểu bang Colorado, Mỹ) nơi đặt Tổng hành dinh Bộ Tư lệnh không gian Hoa Kỳ và Bộ Tư lệnh sẵn sàng và huấn luyện không gian trực thuộc Lực lượng không gian Hoa Kỳ (STARCOM); Phát triển kinh nghiệm tác chiến thông qua các trò chơi chiến tranh và mô phỏng như các sự kiện thường niên Schriever Wargame và Global Sentinel; Biệt phái các sĩ quan ASDF và nhân viên dân sự đến các tổ chức tương tích của Nhật Bản (Bộ phận tham mưu, Ban thư ký chính sách không gian quốc gia của Văn phòng nội các, và JAXA) cũng như Mỹ, chẳng hạn như tư cách sĩ quan liên lạc của Bộ Tư lệnh không gian Hoa Kỳ
Tàu sân bay Trung Quốc trở lại Biển Đông lúc tàu sân bay Mỹ thăm Thái Lan
Nhóm tác chiến tàu sân bay Sơn Đông của Trung Quốc đã tiến vào Biển Đông hôm 24.4 sau 19 ngày di chuyển ở biển Philippines, theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản.
Tàu sân bay Sơn Đông và các tàu hộ tống đã đi qua eo biển Ba Sĩ, nằm giữa Đài Loan và Philippines, vào ngày 5.4 và hiện đã rời đi qua cùng một tuyến đường, theo chuyên trang USNI News ngày 25.4.
Văn phòng Tham mưu liên quân (JSO) của Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 25.4 cho hay nhóm tác chiến tàu sân bay Sơn Đông của Trung Quốc được nhìn thấy đang di chuyển trong một khu vực cách đảo Yonaguni hơn 358 km về phía nam lúc 20 giờ ngày 24.4 rồi sau đó đi vào Biển Đông.
Cũng trong ngày 24.4, các quan chức Nhật Bản đã quan sát thấy máy bay chiến đấu J-15 xuất kích từ tàu sân bay Sơn Đông. Khi đó, máy bay chiến đấu của Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản đã được điều động để theo dõi J-15.
Một trực thăng cất cánh từ tàu sân bay Sơn Đông ở Thái Bình Dương, trong ảnh được chụp vào ngày 15.4 và do Văn phòng Tham mưu liên quân (JSO) của Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bố
Reuters
Trong khi đó, tàu sân bay Mỹ USS Nimitz đã chạm cột mốc lịch sử, 350.000 lần đón máy bay hạ cánh, khi một chiếc chiến đấu cơ F/A-18F Super Hornet hạ cánh trên boong tàu ở Biển Đông hôm 22.4, theo báo Star and Stripes ngày 24.4 dẫn thông báo từ Hải quân Mỹ.
USS Nimitz là một phần của Nhóm tác chiến tàu sân bay 11 của Hạm đội 3. Hải quân Mỹ cho biết tàu sân bay này đang được triển khai theo lịch trình tại khu vực hoạt động của Hạm đội 7 ở Biển Đông.
Sau đó, nhóm tác chiến tàu sân bay Nimitz của Mỹ đã cập cảng Thái Lan hôm 24.4, bắt đầu chuyến thăm quốc gia Đông Nam Á này đến ngày 29.4, theo USNI News.
Nhật Bản phái lực lượng phòng vệ khẩn cấp giải cứu công dân, nhân viên ngoại giao mắc kẹt ở Sudan Động thái của Nhật Bản diễn ra trong bối cảnh tình trạng lộn xộn, mất an ninh tại thủ đô Khartoum của Sudan, trong lúc giao tranh giữa 2 nhóm vũ trang tiếp tục leo thang. Nhật Bản đang chuẩn bị phái lực lượng Phòng vệ (SDF) để giải cứu công dân của mình sống ở Sudan, trong bối cảnh các cuộc đụng...