Phi công xác nhận bị chiếu laser khi về Tân Sơn Nhất
Trước tình trạng nhiều phi công của các hãng hàng không liên tục báo máy bay bị chiếu đèn laser trong lúc hạ/ cất cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất, chiều 23/8 tại TP.HCM đã diễn ra hội nghị để trao đổi một số biện pháp nhằm đảm bảo an toàn bay.
Phi công của các hãng Vietnam Airlines, VietJet Air, Jetstar Pacific Airlines… đều ghi nhận tình trạng này
Cảng vụ hàng không Miền Nam cho biết số liệu thống kê cho thấy trong năm 2014 nơi này xảy ra 15 vụ chiếu đèn laser, năm 2015 xảy ra 11 vụ và từ đầu năm 2016 đến nay đã xảy ra 12 vụ với thời gian từ 19h đến khuya.
Hầu hết các trường hợp này đều xảy ra ở khu vực loa tĩnh không thuộc hai đầu đường cất và hạ cánh nằm trên địa bàn các quận Thủ Đức, Bình Thạnh,Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân và Gò Vấp.
Cá biệt một số phi công nước ngoài cho biết khi họ hạ thấp độ cao xuống còn khoảng 1.300m để chuẩn bị hạ cánh thì cũng bị hiện tượng này. Vị trí này được xác định cách đầu đường hạ, cất cánh 25R của sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 40 đến 45km, và có thể thuộc địa bàn các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai.
Ngoài ra các phi công còn phản ánh về những nghi ngại khác như 4 trường hợp thả diều, 1 trường hợp cần cẩu thi công chung cư cao tầng vì phạm tĩnh không, 1 trường hợp sử dụng máy bay mô hình ở độ cao khoảng 121m.
Video đang HOT
Cần cẩu của các công trình xây dựng cao tầng cũng là nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn bay
Nói về ảnh hưởng của tình trạng này, ông Trần Doãn Mậu – Giám đốc Cảng vụ Miền Nam nhận định đây là hành động rất nguy hiểm cho an toàn bay, bởi ảnh hưởng trực tiếp đến việc kiểm soát máy bay của phi công.
Cũng theo ông Mậu, gần 20 năm trước đã từng xảy ra tình trạng người dân quanh sân bay thả diều và gây lo ngại đến an toàn bay, tuy nhiên sau một thời gian tuyên truyền việc này đã chấm dứt. Do đó ông Mậu đề nghị đẩy mạnh công tác này trong thời gian tới.
Trong khi đó nhiều ý kiến cho rằng đây không phải là hành động cố ý, chính vì vậy các cơ quan chức năng cần tuyên truyền nhiều hơn để người dân hiểu tác hại của việc này, qua đó có ý thức khi sử dụng các loại đèn laser, đèn chiếu công suất lớn.
Là một trong những quận nằm trong vùng có khả năng gây ra sự việc, đại diện quận Thủ Đức cho biết đã lắp đặt các bảng thông báo với nội dung không được thả diều, các vật thể bay, hay chiếu đèn laser. Ngoài ra nơi này cũng nhắc nhở ban tổ chức các hoạt động văn hóa không sử dụng các loại đèn chiếu công suất lớn.
Để hạn chế điều này, ông Mậu cho biết thời gian tới Cảng vụ sẽ lập đường dây nóng để trao đổi thông tin với công an địa phương. Cụ thể khi phi công ghi nhận sự việc và báo tọa độ, Cảng vụ sẽ lập tức chuyển tới công an địa phương để lực lượng này tới nơi ghi nhận và xử lý vụ việc.
Bổ sung vào các biện pháp trên, Cảng vụ cũng sẽ phát hành các bản đồ tĩnh không đến từng địa phương nằm trên đường cất, hạ cánh để những nơi này nắm rõ.
Theo Nguyễn Cường (Infonet)
Tân Sơn Nhất lập đường dây nóng xử lý nạn chiếu đèn laser máy bay
Khi phi công báo việc bị chiếu đèn laser và tọa độ, cảng vụ sẽ trao đổi thông tin với công an địa phương để nhanh chóng xuống hiện trường xử lý nhằm đảm bảo an toàn bay.
Ảnh minh họa
Chiều 23/8, tại hội nghị trao đổi về công tác phối hợp đảm bảo an toàn bay của TP HCM và Đồng Nai nhằm ngăn chặn các hành vi chiếu tia laser vào tàu bay, ông Trần Doãn Mậu - Giám đốc Cảng vụ Hàng không miền Nam - cho biết đơn vị sẽ lập đường dây nóng xử lý vấn đề này.
Theo ông Mậu, đường dây nóng nhằm tiếp nhận thông tin trao đổi giữa Cảng vụ với công an các địa phương. Khi phi công phản ánh việc bị chiếu đèn laser và cung cấp tọa độ, đơn vị sẽ báo công an nhanh chóng đến ghi nhận hiện trường và có biện pháp xử lý.
Ông Mậu cho rằng, 18 năm trước xảy ra tình trạng thả diều làm uy hiếp an toàn bay nhưng nhờ tuyên truyền tốt nên nay hầu như không còn. "Để ngăn chặn hành vi chiếu đèn laser uy hiếp an toàn bay thì công tác tuyên truyền là hết sức quan trọng. Đơn vị sẽ sử dụng bản đồ tĩnh không để phát đến các địa phương nằm trên khu vực đường cất, hạ cánh", Giám đốc Cảng vụ hàng không miền Nam nói.
Trong khi đó, đại diện quận Thủ Đức cho biết đã cho các phường nằm trên khu vực đường cất, hạ cánh lắp biển cảnh báo cấm thả diều, chiếu đèn laser. Ngoài ra các hoạt động văn hóa cũng không được chiếu đèn công suất lớn.
Hầu hết ý kiến tại hội nghị đều cho rằng, phần lớn các vụ chiếu đèn laser vào tàu bay là do người dân vô tình chứ không cố ý. Do đó, cần tăng cường công tác tuyên truyền ở trường học, khu dân cư để người dân hiểu những nguy hiểm khi chiếu đèn laser lên không trung gây uy hiếp an toàn bay.
Tính từ đầu năm đến nay, Tân Sơn Nhất ghi nhận khoảng 12 trường hợp phi công khi cất hạ cánh bị chiếu đèn laser. Thời gian xảy ra khoảng 19h đến khuya. Các phi công còn phản ánh việc họ bị đèn laser chiếu vào buồng lái khi ở độ cao 1.300 m, cách sân bay khoảng 45 km. Khu vực này thuộc địa phận tỉnh Bình Dương, Đồng Nai.
Trong 4 ngày (từ 15-18/8), phía Tân Sơn Nhất và đoàn kiểm tra đã khảo sát những điểm nghi phát đèn chiếu laser. Những điểm này thuộc quận Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, Bình Thạnh, Thủ Đức.
Đoàn kiểm tra ghi nhận một số điểm khả nghi có thể là nguồn phát đèn laser, đèn chiếu sáng như hàng loạt biển quảng cáo gần Big C An Lạc (Bình Tân), một số tòa nhà, tụ điểm có đường bay ngang qua.
Việc phi công phản ánh bị chiếu laser quanh sân bay Tân Sơn Nhất không mới khi sự việc đã diễn ra vài năm về trước. Cụ thể, năm 2015 ghi nhận 11 lần, 2014 là 15 lần.
Trước đó, sân bay Nội Bài (Hà Nội) cũng ghi nhận hàng chục trường hợp máy bay bị chiếu laser, uy hiếp an toàn bay khi cất hạ cánh. Công an Hà Nội sau đó xác định một trường hợp là đoàn xiếc sử dụng đèn laser chiếu sáng khi lưu diễn.
Duy Trần
Theo VNE
Tân Sơn Nhất: Nhiều tia laser chiếu vào máy bay hạ cánh Nhiều tia laser chiếu vào tàu bay khi hạ cánh ở sân bay Tân Sơn Nhất, uy hiếp an toàn bay. Việc chiếu tia laser vào tàu bay uy hiếp đến an toàn bay. Ảnh: Phan Tư Sáng 20/8, ông Trần Doãn Mậu, Giám đốc Cảng vụ hàng không miền Nam, cho biết sắp tới sẽ tổ chức cuộc họp với các địa...