Phi công Việt tìm hiểu trực thăng săn ngầm Seahawk
Trong các hoạt động giao lưu Hải quân Việt – Mỹ, phi công Không quân Hải quân Việt Nam đã được giới thiệu trực thăng săn ngầm Seahawk của Hải quân Mỹ.
Chiều 7/4, trên tàu khu trục hạm USS Fitzgerald và tàu tác chiến USS Fort Worth, lực lượng hải quân hai nước đã có hoạt động giao lưu đầu tiên. Đây là các hoạt động nằm trong chuỗi hoạt động giao lưu thường niên lần thứ 6 giữa lực lượng hải quân Mỹ và Việt Nam.
Trên tàu khu trục hạm USS Fitzgerald, hải quân hai bên đã trao đổi trên sơ đồ một số thông tin liên quan đến bộ quy tắc ứng xử cho những cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển, các kỹ thuật tìm kiếm và cứu nạn, và cách điều khiển tàu.
Tại đây, hai bên đã thống nhất sử dụng những tần số vô tuyến nhất định giữa hai đài chỉ huy để liên lạc với nhau trước khi ra khơi thực hành ngày mai.
Thiếu tá Greg Adams, đại diện cho lực lượng đặc biệt 73 (Hải quân Mỹ) đóng tại Singapore, cho biết ông rất thích thú khi được thực hành huấn luyện cùng Hải quân Việt Nam.
Nói về tầm quan trọng của bộ quy tắc ứng xử, thiếu tá Grey Adams cho rằng: Nếu ở trên biển, không có sự trao đổi hiểu biết lẫn nhau thì thật sự là một thách thức. Việc thực hành bộ quy tắc ứng xử hết sức quan trọng.
Một phi công chuyên lái máy bay săn ngầm tàu tác chiến gần bờ thế hệ mới USS Fort Worth trao đổi kinh nghiệm với các phi công của lữ đoàn không quân – hải quân 954 tại cảng Tiên Sa (Đà Nẵng). (Ảnh: Đăng Nam)
Cũng tại thời điểm này trên tàu USS Fort Worth, hải quân hai nước đã có cuộc trao đổi về việc điều hành các máy bay trực thăng có người lái cũng như không người lái.
Các sĩ quan Lữ đoàn không quân – hải quân 954 tham gia khóa tập huấn phi tác chiến với các phi công Mỹ ngay trên tàu tác chiến gần bờ thế hệ mới USS Fort Worth tại cảng Tiên Sa (Đà Nẵng). (Ảnh: Đăng Nam)
Các sĩ quan phi công thuộc lữ đoàn không quân – hải quân 954 cũng đã lên buồng lái máy bay trực thăng SeaHawk để tham quan và trao đổi kinh nghiệm.
Thiếu tá Ted Hill, người chỉ huy toàn bộ máy bay trực thăng trên tàu USS Fort Worth, cho biết ông rất vui khi được tiếp đón các sĩ quan Hải quân Việt Nam thăm tàu.
Nói về sức mạnh chiến đấu của các trực thăng và kinh nghiệm trong quá trình trao đổi kinh nghiệm giữa lực lượng hải quân hai nước, thiếu tá Ted Hill cho rằng phi đội của ông là phi đội đầu tiên của hạm đội 7 Mỹ có thể vận hành cùng lúc hai loại máy bay có người lái lẫn không người lái.
Video đang HOT
“Đợt huấn luyện này kéo dài 16 tháng, trong đó có cả việc ghé thăm và giao lưu cùng Hải quân Việt Nam. Việc giao lưu này hết sức đặc biệt vì trong tương lai chúng tôi có thể hợp tác cùng nhau” – thiếu tá Ted Hill nói.
Phi công tàu tác chiến gần bờ thế hệ mới USS Fort Worth giới thiệu với các phi công của lữ đoàn không quân – hải quân 954 về máy bay không người lái được trang bị trên tàu USS Fort Worth. (Ảnh: Đăng Nam)
Được biết những ngày tiếp theo, hải quân hai nước tiếp tục trao đổi về tìm kiếm cứu nạn, quân y, an ninh hàng hải. Các lĩnh vực chuyên môn như kiểm soát thiệt hại trên tàu, giải cứu tàu ngầm và các hoạt động thể thao, ca nhạc…
Theo kế hoạch, ngày 10/4, hai tàu khu trục này chính thức rời cảng Tiên Sa kết thúc chuyến thăm TP Đà Nẵng.
Theo Tuổi Trẻ
Trung Quốc sắp biên chế 2 loại trực thăng mới, khả năng chiếm đảo đá tăng lên
Trung Quốc đang xây dựng chiến lược mới để duy trì hiện diện lực lượng tuần tra và giám sát quanh đảo tranh chấp, dựa vào 2 loại trực thăng Z-18 và Z-20.
Máy bay trực thăng vận tải Z-18 Trung Quốc
Quỹ Jamestown Mỹ ngày 6 tháng 3 đăng bài viết "Trung Quốc để máy bay trực thăng chuẩn bị tốt đóng vai trò quan trọng trong tranh chấp biển Hoa Đông" của tác giả Peter Wood.
Theo bài viết, mặc dù quan hệ Trung-Nhật đã có một số cải thiện kể từ sau khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đến Bắc Kinh tham gia Hội nghị cấp cao của Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) vào tháng 11 năm 2014, nhưng 1 năm qua, hai nước ra sức tăng cường năng lực quân sự và hỗ trợ của họ ở đảo Senkaku và khu vực các hòn đảo lân cận.
Quân đội Trung Quốc hầu như đang xây dựng chiến lược tương lai để duy trì sự hiện diện của lực lượng tuần tra và giám sát ở xung quanh đảo Senkaku, chiến lược này sẽ dựa chắc vào các máy bay trực thăng hiện đang nghiên cứu chế tạo đó là Z-18 và Z-20.
Bài viết này sẽ trước tiên giới thiệu những công trình mới đang xây dựng của Trung Quốc ở xung quanh đảo Senkaku, sau đó thảo luận một khi hoàn thành thử nghiệm loại máy bay trực thăng mới có thể triển khai ở biển Hoa Đông trong vài năm tới và việc làm này ảnh hưởng thế nào đến cân bằng quân sự biển Hoa Đông.
Máy bay trực thăng săn ngầm Z-18F Trung Quốc
Mở rộng các công trình quân sự tuyến đầu
Trung Quốc đã nâng cấp cơ sở quân sự trên đảo Nam Kỷ, đảo này là một trong rất nhiều hòn đảo của nhóm Nam Kỷ. Vị trí của đảo Nam Kỷ có ý nghĩa quan trọng. Chính như thể hiện trên bản đồ, đảo này nằm sát trung tâm thương mại của cửa sông Trường Giang, cách đảo Senkaku tương đối gần. Đồng thời, Nhật Bản cũng đang tăng cường phòng thủ đối với các hòn đảo ở khu vực này, xem ra hai nước tăng cường năng lực điều động lực lượng và giám sát ở khu vực có tranh chấp nhất.
So sánh hình ảnh chụp được vào tháng 8 năm 2013 và tháng 12 năm 2014 cho thấy có sự thay đổi rõ rệt: Một quả núi được san thành đất bằng, tạo ra không gian cho 10 bãi đỗ máy bay trực thăng, một radar tiên tiến đã triển khai ở đảo Nam Kỷ. Việc tăng thêm bãi đỗ trực thăng đã thực hiện "hiện diện tuyến đầu" để máy bay trực thăng Trung Quốc thực hiện nhiệm vụ theo dõi và tuần tra săn ngầm.
Trên phương diện giám sát biển, đảo Nam Kỷ chiếm vị trí "biển gần" quan trọng, máy bay trực thăng được cải tiến của Trung Quốc sẽ được triển khai thích hợp để theo dõi lưu lượng giao thông đi qua các môi trường biển phức tạp như eo biển Đài Loan.
Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là khả năng bố trí một lực lượng phản ứng nhanh ở đảo Nam Kỷ. Hiện nay, máy bay trực thăng hạng trung Z-8 của Quân đội Trung Quốc có thể chở 27 quân nhân được vũ trang đầy đủ. Nếu dùng ít nhất 2 máy bay trực thăng tấn công Z-9 hoặc trang bị tương tự để chi viện trên không, Trung Quốc có thể nhanh chóng triển khai hơn 200 quân nhân ở đảo Senkaku.
Máy bay trực thăng cảnh báo sớm Z-18J Trung Quốc
Các công trình khác được xây mới ở đảo Nam Kỷ bao gồm một chuỗi máy phát điện sức gió mới xây dựng ở phía đông đảo này nhằm cung cấp năng lượng cho các công trình mới. Một số biện pháp cải tạo được tiến hành trên đảo Nam Kỷ phần nhiều hơn là để tăng cường giám sát ở khu vực duyên hải và điều động lực lượng ở khu vực xung quanh đảo Senkaku của Trung Quốc.
Đảo Nam Kỷ chỉ là một hòn đảo mới nhất được cải tạo. Đối diện với đảo Nam Kỷ, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cũng luôn bận rộn. Nhật Bản mua sắm máy bay trinh sát trên biển kiểu mới và vài máy bay do thám không người lái Global Hawk chỉ là 2 trong vài biện pháp tăng cường năng lực giám sát hoạt động của Trung Quốc ở biển Hoa Đông và khu vực khác.
Nhật Bản triển khai một lực lượng theo dõi duyên hải ở đảo Yonaguni đã tăng cường rất lớn năng lực giám sát biển cho Lực lượng Phòng vệ.
Hai loại trực thăng mới đang thử nghiệm
Trong các hình ảnh mới và video của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc đã tiết lộ 2 loại máy bay trực thăng vận tải của Trung Quốc đang tiến hành thử nghiệm. 2 loại máy bay trực thăng này có hình dáng giống nhau, chúng là phiên bản cải tiến của máy bay trực thăng đã có trong kho vũ khí của Quân đội Trung Quốc. Tuy nhiên, sự ra đời của chúng sẽ giúp khắc phục 2 điểm yếu lớn về nhu cầu vận tải của Quân đội Trung Quốc: máy bay trực thăng hoạt động ở độ cao lớn so với mặt nước biển và máy bay trực thăng hạng trung.
Hình ảnh này được cho là máy bay trực thăng vận tải đa năng Z-20 Trung Quốc
Máy bay Z-18 gần đây tiến hành bay thử ở Tây Tạng là phiên bản cải tiến của Z-8, trong khi đó Z-8 có nguồn gốc từ máy bay trực thăng Super Frelon Pháp. Máy bay trực thăng Z-20 có nguồn gốc từ một loại máy bay trực thăng vận tải UH-60 Black Hawk được Mỹ và đồng minh sử dụng ở khắp nơi. Đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, lượng nhỏ máy bay trực thăng UH-60 Black Hawk được bán cho Trung Quốc.
Z-20 bay thử lần đầu tiên vào tháng 12 năm 2013, ban đầu dự đoán loại máy bay trực thăng này sẽ tiến hành triển khai vào năm 2015. Mặc dù giống với máy bay trực thăng Black Hawk, mục tiêu của Z-20 là trở thành một loại máy bay trực thăng vận tải đa năng, nhưng Z-20 có thể sẽ không đối mặt với sự trói buộc thiết kế cùng loại mà cha đẻ Mỹ gặp phải. Truyền thông Trung Quốc cho rằng, được lợi từ sự tiến triển của Trung Quốc trên phương diện khoa học về điện tử hàng không và vật liệu, Z-20 sẽ không phải là hoàn toàn sao chép máy bay trực thăng UH-60 Black Hawk.
Vai trò bảo vệ biên giới biển to lớn
Quân đội Trung Quốc cần tới khả năng sắp cung cấp của Z-18 và Z-20. Z-20 chắc chắn sẽ tiến hành triển khai rộng rãi ở các khu vực và các binh chủng của Trung Quốc. Trung Quốc cần Z-20 để khắc phục điểm yếu của kho vũ khí trực thăng trong quân đội nước này.
Máy bay trực thăng Z-20 và Z-18 Trung Quốc (nguồn Tin tức Tham khảo, TQ)
Trong kho vũ khí trực thăng của Quân đội Trung Quốc hiện nay phần lớn là phiên bản cải tiến của máy bay trực thăng Mi-8/Mi-171 của Nga và số lượng nhỏ máy bay trực thăng Black Hawk mà Trung Quốc giữ lại. Tính linh hoạt và thể tích của Z-20 có nghĩa là trọng lượng của nó đủ nhẹ, có thể trang bị cho tàu chiến. Nó cũng có động cơ đủ mạnh, có thể hoạt động ở độ cao lớn so với mặt nước biển.
Khả năng hoạt động ở độ cao lớn so với mặt nước biển của Z-18 sẽ đóng vai trò quan trọng ở khu vực xa xôi của Trung Quốc, đặc biệt là ở Tây Tạng. Chính như trước đây đã nói tới, ở bờ biển và các căn cứ trên đảo khu vực đòi hỏi chủ quyền, Z-20 và Z-18 sẽ đóng vai trò quan trọng trên phương diện giám sát biển và tác chiến săn ngầm.
Máy bay trực thăng săn ngầm cỡ lớn hiện nay của Trung Quốc đều quá nặng, khó mà chở được trên tàu chiến cỡ nhỏ. Thiếu một loại máy bay trực thăng đa năng hạng trung có tải trọng lớn và hạ cánh trên tàu chiến đã hạn chế hành trình và năng lực của trang bị hàng không hải quân. Z-20 chưa tới 10 tấn có thể chở trên "tất cả các tàu khu trục cỡ nhỏ, tàu tấn công đổ bộ có thể chở máy bay hoặc tàu sân bay" của Trung Quốc.
Nếu tiến hành bố trí trên tàu tấn công đổ bộ, so với Z-9 thì Z-20 sẽ có thể vận chuyển có hiệu quả lượng lớn quân nhân và trang bị để đổ bộ. Dung lượng lớn hơn cũng có nghĩa là Z-20 có bộ cảm biến và vũ khí hiệu quả hơn, từ đó đem lại nhiều không gian an toàn hơn cho tàu chiến Trung Quốc khi đối mặt với mối đe dọa tàu ngầm.
Máy bay trực thăng Z-9 trang bị cho tàu vận tải đổ bộ Côn Luân Sơn Type 071, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc
Theo Giáo Dục
Tận mắt Không quân Hải quân VN cứu nạn tàu Bulk Jupiter Các máy bay thủy phi cơ, trực thăng săn ngầm của Không quân Hải quân VN đồng loạt cất cánh, tìm kiếm cứu nạn tàu Bulk Jupiter mất tích. Các tổ bay nhận nhiệm vụ trước khi thực nhiệm bay tìm kiếm cứu nạn. Chiếc thủy phi cơ DHC-6 số hiệu VNT-778 đã được kiểm tra tình trạng kỹ thuật xong sẵn sàng...