Phi công tiêm kích Trung Quốc thảm bại trước trí tuệ nhân tạo
Hệ thống trí tuệ nhân tạo học kỹ năng từ phi công Trung Quốc và dùng điều này để đánh bại họ trong các cuộc không chiến mô phỏng.
Các phi công tiêm kích Trung Quốc chiến đấu với máy bay do trí tuệ thông minh (AI) điều khiển trong các trận không chiến mô phỏng để nâng cao kỹ năng, truyền thông Trung Quốc ngày 14/6 đưa tin.
Fang Guoyu, trưởng đội đội bay của một lữ đoàn không quân, cho biết anh bị AI “bắn hạ” trong một cuộc mô phỏng không chiến gần đây. Fang cho hay trong quá trình huấn luyện ban đầu, các phi công đánh bại được AI một cách dễ dàng.
Tuy nhiên, sau mỗi vòng chiến đấu, AI học được từ đối thủ con người. Trong một cuộc không chiến, Fang giành chiến thắng sát sao nhờ kỹ thuật bay điêu luyện. AI sau đó sử dụng chiến thuật tương tự và đánh bại Fang.
“AI giống một phi công hạng nhất với trình độ xuất sắc vượt trội chúng tôi về khả năng học hỏi, đối chiếu, đánh giá và nghiên cứu”, Fang nói. “Nước đi mà bạn dùng để đánh bại AI hôm nay sẽ được nó sử dụng vào ngày mai”.
Tiêm kích J-16 của Trung Quốc trình diễn tại thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm tháng 10/2019. Ảnh: AFP .
Du Jianfeng, chỉ huy lữ đoàn không quân tham gia không chiến với AI, cho biết công nghệ này ngày càng được tích hợp sâu vào hoạt động huấn luyện. “AI có kỹ năng điều khiển máy bay và đưa ra các quyết định chiến thuật hoàn hảo”, Du nói. “Đây công cụ hữu ích để rèn quân vì nó buộc các phi công của chúng tôi phải sáng tạo hơn”.
Trung Quốc đang thực hiện tham vọng xây dựng quân đội đẳng cấp thế giới, với khả năng chiến đấu và chiến thắng trong các cuộc chiến tranh hiện đại. Trung Quốc những năm qua đạt được nhiều tiến bộ trong nâng cao năng lực không chiến và thậm chí phát triển tiêm kích tàng hình thế hệ 5.
Tuy nhiên, việc trau dồi kiến thức và kinh nghiệm quan trọng cần thiết để vận hành hiệu quả một lực lượng tác chiến hiện đại là thách thức lớn hơn và khiến Trung Quốc mất nhiều thời gian để giải quyết hơn nỗ lực thu hẹp khoảng cách công nghệ.
Truyền thông Trung Quốc không đưa chi tiết về thiết bị mô phỏng do quân đội và các viện nghiên cứu nước này phát triển, khiến hệ thống AI bị nghi ngờ về khả năng cung cấp các khóa huấn luyện đủ sát thực tế chiến đấu mà các phi công tiêm kích cần để chuẩn bị cho những cuộc không chiến với máy bay đối thủ.
“Nếu có, điều đó khá tốt”, Guy Snodgrass, cựu trung tá hải quân Mỹ và chuyên gia về AI, cho biết. “Nếu không, chúng ta chỉ đang đào tạo nhân sự chống lại AI và đó có lẽ không phải những gì họ sẽ chống lại, do thế giới chưa có tiêm kích do AI vận hành”.
“Một trận không chiến thực tế có thể khác biệt với những gì AI thể hiện. Nếu đúng như vậy, đó có thể là chuyện lãng phí công sức”, Snodgrass nói. “Nếu đó là thiết bị mô phỏng huấn luyện với tính thực tế cao, nó giúp giảm chi phí huấn luyện không chiến. Chúng ta có thể huấn luyện phi công với chi phí thấp hơn nhiều so với việc cho máy bay xuất kích, đồng thời giảm rủi ro cho phi công”.
Nguyên mẫu J-20 số hiệu 2021 cất cánh trong buổi thử nghiệm cuối năm 2020. Ảnh: Weibo .
Trung Quốc đầu tư rất nhiều vào nghiên cứu AI và đang xem xét cách tích hợp công nghệ này vào máy bay giống như Mỹ. AI được đánh giá có thể nhanh chóng xử lý thông tin và tích lũy nhiều năm kinh nghiệm bay chỉ trong thời gian ngắn.
Dương Vĩ, phó giám đốc Viện Nghiên cứu Hàng không Trung Quốc và cha đẻ của J-20, cho biết thế hệ tiêm kích tiếp theo của nước này có thể được trang bị AI để hỗ trợ phi công nhanh chóng đưa ra quyết định nhằm tăng hiệu suất chiến đấu.
Không quân Mỹ cũng có ý tưởng tương tự. Cơ quan Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến (DARPA) Mỹ năm 2020 trình diễn thuật toán AI có khả năng đối phó phi công giàu kinh nghiệm trong một tình huống không chiến mô phỏng. Hệ thống AI, có khả năng thu thập kinh nghiệm nhiều năm trong vài tháng, 5 lần giành chiến thắng tuyệt đối trước phi công F-16 của Mỹ.
Nữ phi công được săn đón vì UFO
Năm 2004, phi công tiêm kích Alex Dietrich nhìn thấy UFO khi làm nhiệm vụ, giờ đây, cô giống như một ngôi sao khi sự quan tâm về vấn đề này gia tăng.
Alex Dietrich đón con sau khi kết thúc cuộc gọi cuối cùng ở cơ quan và lái xe về nhà gần Annapolis để ăn tối cùng gia đình. Trong lúc đó, cô trả lời các câu hỏi về UFO.
"Cuộc sống của tôi lúc này rất kỳ quặc", thiếu tá Dietrich, bà mẹ ba con 41 tuổi, cựu phi công tiêm kích của hải quân Mỹ, nói. Cô là một trong số ít những người thường xuyên được gọi đến Lầu Năm Góc hoặc trả lời trước quốc hội về ngày cô nhìn thấy Vật thể Bay Không xác định (UFO) năm 2004 khi điều khiển chiếc tiêm kích Super Hornet trên bầu trời gần San Diego. Lầu Năm Góc thích gọi nó là Hiện tượng Trên không Không xác định (UPA) hơn là UFO.
Alex Dietrich trên chiếc tiêm kích cô đã điều khiển năm 2001-2007. Ảnh: Washington Post .
Giám đốc Tình báo Quốc gia và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã được yêu cầu viết báo cáo về mọi thứ mà chính phủ biết về UAP, bao gồm trải nghiệm của Dietrich. Báo cáo sẽ được công bố vào tháng tới, dự kiến trở thành đề tài nóng nhất trong mùa hè ở thủ đô Washington.
Khi UFO trở thành chương trình nghị sự của quốc hội, Dietrich nhận được ngày càng nhiều cuộc gọi. Trước đây, người gọi cho Dietrich phần lớn là những nhà nghiên cứu đam mê UFO. Giờ đây, cô được các phóng viên của truyền thông chính thống săn đón. Cô kiên nhẫn trả lời từng người.
"Tôi thực sự cảm thấy có bổn phận và nghĩa vụ", Dietrich nói. "Tôi từng điều khiển chiếc máy bay chạy bằng tiền thuế của người dân với tư cách sĩ quan quân đội. Nếu người dân thắc mắc về vấn đề không phải thông tin mật thì tôi nhất định sẽ chia sẻ thông tin hoặc đưa ra câu trả lời hợp lý. Tôi không muốn trở thành người miễn bình luận".
UFO mà Dietrich nhìn thấy năm 2004. Video: Học viện Khoa học & Nghệ thuật To The Stars.
Ngày 14/11/2004, Dietrich là một phi công mới, đang thực hiện chuyến bay huấn luyện thường xuyên với nhóm tàu sân bay chiến đấu USS Nimitz thì cô trông thấy một thứ gì đó di chuyển nhanh và kỳ lạ.
Trung tá Dave Fravor, cấp trên của Dietrich, yêu cầu cô bay sau mình và yểm trợ, trong khi ông bay đến gần vật thể để kiểm tra. Vật thể bắt đầu bắt chước chuyển động của ông rồi biến mất.
"Có ngày sếp yêu cầu bạn lau chùi boong tàu. Cũng có ngày ông ấy yêu cầu bạn yểm trợ trong khi ông ấy lao về phía UFO", Dietrich viết trên Twitter.
Một video ghi lại cảnh vật thể màu trắng có hình dạng giống như viên kẹo Tic Tac cùng những tiếng cảm thán của các phi công theo dõi chuyển động kỳ lạ của nó. Video do Học viện Khoa học & Nghệ thuật To The Stars công bố năm 2017 đã thu hút nhiều người xem sau khi Lầu Năm Góc xác nhận nó là thật. Video sẽ được đưa vào báo cáo UAP.
"Trước đây tôi chưa bao giờ dùng Twitter", Dietrich nói. Nhưng tháng này, cô đã tạo một tài khoản để kết nối với hàng nghìn người tò mò về sự kiện và về nữ phi công.
"Mọi người đã đi tìm tôi trong suốt nhiều năm", cô nói, "Tôi chỉ là nhân chứng chứng kiến một vật thể lạ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nhưng việc này dường như biến tôi thành cầu nối giữa mọi người với một thứ gì đó bí ẩn".
Những người hiếu kỳ đã tìm được cách liên hệ và gọi cho cô. "Tôi sẽ trả lời anh trong 10 phút, sau đó tôi phải đi cho con ăn", cô nói và kiên nhẫn kể lại sự kiện năm 2004.
Ngay sau khi trở về tàu sân bay vào năm đó, Dietrich và trung tá Fravor đã báo cáo mọi thứ họ thấy. "Tất cả chúng tôi đều như mất trí", cô nói. "Không thể bác bỏ điều đã xảy ra, mọi người đều nghe thấy lời chúng tôi thốt ra trên radio".
Sau những ly bia, cô và Fravor nhìn nhau lắc đầu. "Chúng tôi đều cho rằng nếu lúc đó chúng tôi bay một mình, chúng tôi sẽ không nói bất cứ điều gì vì sẽ không ai tin", cô kể.
Alex Dietrich. Ảnh: Washington Post .
Trong những ngày sau, đồng nghiệp của họ liên tục bật những bộ phim về những kẻ xâm lược ngoài hành tinh như Men In Black và Independence Day. Trên bảng tin hàng ngày có hình vẽ người ngoài hành tinh màu xanh lá cây nhỏ con. Dietrich nói rằng họ đã coi chuyện này như đề tài cười vui vì nó quá kỳ lạ. Ngay cả khi quay lại tàu sân bay, họ vẫn nhìn thấy nó trên radar.
Dietrich cho hay cô ấy quyết định cởi mở về chuyện này vì cô biết có nhiều phi công khác đã nhìn thấy UAP tương tự nhưng giữ im lặng vì sợ bị giễu cợt.
Thực tế, Dietrich không có thời gian để suy nghĩ quá nhiều về UFO. Cô đã thực hiện hơn 200 nhiệm vụ bay chiến đấu, 57 chuyến tuần tra chiến đấu và các nhiệm vụ tấn công mặt đất trong hai lần thực hiện nhiệm vụ ở Iraq và Afghanistan. Hải quân đã cử cô đi học trường ngoại ngữ và cô từng là kiến trúc sư chiến lược cho đội ổn định quân sự - dân sự ở tỉnh Ghazni của Afghanistan.
Cô đang giảng dạy tại Đại học George Washington và Học viện Hải quân Mỹ. Cô cũng nỗ lực thúc đẩy quảng bá cho trường cấp ba cũ và các tổ chức hỗ trợ ngành hàng không mà bạn bè và đồng nghiệp của cô lập ra.
Dietrich cũng quá bận rộn chăm ba con nhỏ, 2, 4 và 6 tuổi. Lũ trẻ ngồi nghịch đồ chơi, đòi mẹ mở cửa sổ và trêu chọc nhau khi ngồi ở phía sau xe. "Không, tôi không có thời gian để nghĩ về nó quá nhiều. Nhưng tôi sẽ trả tiền cho người nào bắt cóc tôi ngay bây giờ", cô nói đùa.
Lý do Trung Quốc tăng phi công trên tiêm kích tàng hình Kỹ sư Trung Quốc đặt tham vọng chế tạo tiêm kích tàng hình J-20 hai chỗ ngồi để tăng năng lực tác chiến điện tử và điều khiển bầy UAV. Tổng công ty Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC), hãng chế tạo J-20, hồi tháng 1 công bố hình ảnh biên đội 4 tiêm kích tàng hình J-20 hai chỗ đang bay,...