Phi công Thái Lan “trù ẻo” máy bay chở cựu Thủ tướng Yingluck rơi
Trong một cuộc tán gẫu, một nhóm khoảng 30 phi công của hãng hàng không Thái Lan Nok Air đã đề cập đến việc chiếc máy bay đang chở cựu Thủ tướng Yingluck, con trai bà và đoàn tùy tùng gặp nạn. Cuộc tán gẫu bị phát tán lên Facebook khiến ông chủ Nok Air phải lên tiếng xin lỗi công khai.
Cụ thể, nhóm phi công Nok Air đã tán gẫu về chuyến bay mang số hiệu DD8005 chở bà Yingluck, con trai bà và đoàn tùy tùng từ Phrae đến Sân bay quốc tế Don Mueang vào ngày Chủ Nhật (12.6).
Một phi công đã đăng bức ảnh cựu Thủ tướng Thái Lan và đoàn tùy tùng bước lên máy bay rồi gửi tin nhắn cho khoảng 30 phi công khác tham gia “chat” nhóm.
“Đây là những nạn nhân của chúng ta”, viên phi công viết.
Lập tức, một phi công khác đáp lời: “Có lẽ CFIT nên được thực hiện” (CFIT là thuật ngữ để ám chỉ một phi công có ý định cố tình làm rơi máy bay).
Video đang HOT
Bức ảnh cựu thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra (giữa) chụp ảnh cùng con trai và đoàn tùy tùng trong một chuyến đi thăm tỉnh Phrae ngày 12.6.
Không may sau đó, đoạn chat của các phi công bị phát tán trên Facebook, dấy lên sự phản đối của dư luận.
Giám đốc điều hành hãng hàng không Nok Air, Patee Sarasin đã Nok Air phải đích thân gửi thư xin lỗi bà Yingluck về “sai phạm” của các phi công của hãng này. Ông Patee nhấn mạnh, hãng không thể chấp việc các phi công tán gẫu theo hướng tiêu cực nhắm vào hành khách trên máy bay.
“Nok Air muốn xin lỗi bà Yingluck Shinawatra. Chúng tôi lấy làm tiếc về hành động không phù hợp của các phi công của chúng tôi. Hy vọng lá thư này sẽ thể hiện lòng chân thành cũng như thái độ phản đối mạnh mẽ của chúng tôi đối với bất kỳ thái độ tiêu cực nào của nhân viên dành cho khách hàng. Sự an toàn của hành khách là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi”, bức thư gửi bà Yingluck của ông Patee viết.
Ngoài ra, Nok Air cũng thay mặt các phi công của hãng công khai xin lỗi công chúng.
“Đó là ý kiến cá nhân. Tôi không biết liệu họ có nói đùa hay không nhưng việc đó là không thể chấp nhận được”, ông Patee tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn truyền hình.
Giám đốc điều hành Nok Air cũng khẳng định, hãng hàng không sẽ không dung túng cho hành vi sai trái của các nhân viên và tuyên bố nhóm phi công “trù éo” chuyến bay của bà Yingluck đang bị điều tra.
Về phần mình, nữ cựu Thủ tướng Thái Lan đã tuyên bố chấp nhận lời xin lỗi của ông Patee trên trang Facebook cá nhân. Bà nhấn mạnh rằng, cô hài lòng vì bà và đoàn tùy tùng đã hạ cánh một cách an toàn.
“Tôi mong rằng những sự cố tương tự sẽ không xảy ra một lần nữa. Cả tôi và nhiều khách hàng khác muốn các bạn duy trì sự chuyên nghiệp, tự tin và tiêu chuẩn mà hãng đặt ra”, bà Yingluck viết trên Facebook.
Theo Danviet
Phi công Thái Lan nói đùa sẽ làm rơi máy bay chở cựu thủ tướng Yingluck
Một phi công hãng hàng không giá rẻ Nok Air nói đùa sẽ làm rơi máy bay chở cựu thủ tướng Yingluck Shiwanatra.
Bà Yingluck Shiwanatra khi còn là thủ tướng Thái Lan. Ảnh: AFP.
Hàng Nok Air đã phải xin lỗi về việc được gọi là "lời đùa" trên, theo AFP.
Theo điều tra của hãng Nok Air, nhóm phi công của hãng lập nhóm trò chuyện qua mạng xã hội. Một phi công đăng bức ảnh bà Yingluck đi trên máy bay của hãng, phi công khác nói: "Chúng tôi đã cảm thấy ám ảnh trong chuyến bay". Sau đó, phi công thứ ba nói: "CFIT". CFIT là thuật ngữ hàng không, mô tả việc một phi công làm rơi máy bay trong khi không gặp sự cố kỹ thuật.
Câu chuyện sau đó bị cháu trai bà Yingluck là Panthongtae Shinawatra tung lên Facebook. "Thật không thể chấp nhận, cho dù chỉ là lời nói đùa", Panthongtae viết. Giám đốc điều hành hãng Nok Air Patee Sarasin viết thư xin lỗi bà Yingluck, khẳng định đây không phải quan điểm của hãng. Phản ứng trước sự việc, bà Yingluck viết trên Facebook: "Sự phục vụ chuyên nghiệp không nên gắn với thái độ cá nhân".
Đây không phải lần đầu tiên nhà Shinawatra gặp phải thái độ thù địch cho dù bà Yingluck đã bị lật đổ cách đây hai năm. Năm 2012, hãng Cathay Pacific sa thải một nữ tiếp viên sau khi người này đăng trên Facebook rằng cô muốn ném cà phê nóng vào mặt cháu gái bà Yingluck. Thaksin Shiwanatra, anh trai bà Yingluck cũng từng là thủ tướng, bị lật đổ sau cuộc đảo chính quân sự năm 2006. Nhà Shiwanatra nhận được sự ủng hộ rộng rãi của nông dân nghèo miền bắc Thái Lan.
Văn Việt
Theo VNE
Cựu Thủ tướng Thái Lan tiết lộ cuộc sống lưu vong Gần 8 năm sau khi bước chân ra khỏi Thái Lan, ông Thaksin vẫn tiếp tục tác động lên cuộc khủng hoảng chính trị bị châm ngòi từ khi quân đội lật đổ ông năm 2006. Cựu Thủ tướng lưu vong Thái Lan Thaksin Shinawatra cho biết ông không hứng thú với việc quay lại nắm quyền. ảnh: FT Sau khi rời "ghế",...