Phi công Su-22 rơi ở Quảng Nam kể giây phút sinh tử
Trả lời phỏng vấn VTV, Phi công Đỗ Tiến Đức kể giây phút sinh tử lúc đưa máy bay tránh xa khu dân cư rồi bung dù.
Phi công Su-22 rơi ở Quảng Nam kể giây phút sinh tử. (Nguồn: vtv.vn)
Trả lời VTV, phi công Đức vẫn nhớ như in về chuyến bay định mệnh, đã đặt bản thân anh đứng giữa lằn ranh sinh – tử.
Đại úy Đỗ Tiến Đức chia sẻ, chuyến bay hôm 9/1 do anh điều khiển là chuyến sát hạch đường dài. Sau khi thực hiện nhiệm vụ công kích xong, chỉ huy bay lệnh cho anh đình chỉ nhiệm vụ để về sân bay hạ cánh.
Khoảnh khắc phi công Đỗ Tiến Đức bung dù thoát khỏi máy bay.
Tuy nhiên, trong lúc thực hiện lệnh thì vòng quay bị treo, phi công không thể tăng hay giảm được nên vòng quay bị treo cố định. Khi xác định không thể hạ cánh trên đường băng, phi công đã điều khiển hướng máy bay sang phía Tây không có dân cư. Lúc này, chỉ huy bay lệnh cho anh giữ tốt trạng thái và nhảy dù.
“Trong đầu tôi lúc đó thoáng qua ý nghĩ là mình có thể hy sinh. Nhưng chỉ là suy nghĩ thoáng qua thôi vì sau đó tôi đã bình tĩnh lại. Tôi đã cố gắng đưa máy bay tới độ cao thấp nhất có thể, tốc độ nhỏ nhất có thể, tránh xa khu dân cư để làm sao tránh thiệt hại cho người dân” – Đại úy Đức chia sẻ khoảnh khắc máy bay sắp rơi.
Sau khi bung dù thoát hiểm thành công khỏi chiếc máy bay Su-22, Đại úy Đức được lãnh đạo đơn vị hỏi thăm rất nhiều. Và khi được hỏi nguyện vọng là gì? Đại úy Đức đã ngay lập tức bày tỏ mong muốn tiếp tục được làm phi công lái máy bay chiến đấu.
“Đó là đam mê đã ăn sâu vào tận xương tuỷ và tôi mong ước được góp sức mình đảm bảo bình yên cho bầu trời quê hương, Tổ quốc” – phi công Đỗ Tiến Đức bộc bạch.
Máy bay quân sự mang số hiệu 90, loại Su-22 rơi tại thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) trưa 9/1.
Trưa 9/1, máy bay quân sự số hiệu 90, loại Su22 của Trung đoàn 929 – Sư đoàn 372 thuộc Quân chủng phòng không không quân, do phi công Đỗ Tiến Đức điều khiển, rơi tại khu vực Sa Cát, khối phố Bình Ninh, phường Điện Nam Bắc.
Anh Nguyễn Thanh Quốc, trú khối Bình Ninh, phường Điện Nam Bắc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam bàng hoàng nhớ lại giây phút ngôi nhà của mình đổ sập vì máy bay bất ngờ rơi.
Theo anh Quốc, khoảng 11h15 ngày 9/1, gia đình anh đang ăn cơm thì bất ngờ nghe tiếng nổ chát chúa. Liền sau âm thanh vang dội là mái ngói cùng mái tôn nhà anh bất ngờ rơi loảng xoảng.
“Tôi và cả nhà đang ăn ở nhà trên. Nghe tiếng nổ ai nấy cũng khiếp vía, chứng kiến nhà sau đổ sập và mái tôn bị cuốn phăng, tôi như chết điếng” - anh Quốc kể.
Trong khi đó, anh Bùi Văn Hiệp (28 tuổi) – sinh sống đối diện nhà anh Quốc – vẫn lộ vẻ hoảng sợ khi nhắc lại vụ việc.
Theo anh Hiệp, thời điểm máy bay phát nổ, anh đang nghỉ trưa trong nhà mình.
“Đang nằm bấm điện thoại, tôi giật bắn người khi nghe tiếng nổ như tiếng bom. Chạy ra nhà hàng xóm xem thì tôi thấy mái nhà đổ sập, nhiều người la hét. Ngoài khu đất trống, chiếc máy bay bốc cháy khói đen nghi ngút” – anh Hiệp nhớ lại và cho biết thêm, gần nơi chiếc máy bay tiếp đất, hàng xóm của anh Hiệp là ông Nguyễn Thanh Hùng (50 tuổi) bị thương ở vùng mặt do dính các mảnh vỡ của máy bay. Ngay sau đó, ông Hùng được người dân đưa đi điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức.
Theo báo cáo của UBND thị xã Điện Bàn, vụ rơi máy bay làm hư hỏng mái ngói, sập tường của một hộ dân. Hiện nay, các lực lượng Quân đội đang phối hợp với thị xã Điện Bàn, Quảng Nam hỗ trợ các hộ dân sửa chữa lại nhà, việc sửa chữa hư hỏng sẽ hoàn thành trước Tết.
Bệnh nhi đột ngột tử vong khi đang điều trị viêm ruột, bệnh viện nói gì?
Ngày 1-11, đại diện Bệnh viện Phụ sản - Nhi Quảng Nam đã thông tin về việc một bệnh nhi 4 tuổi ở Quảng Nam sau khi được truyền nước, tiêm thuốc điều trị viêm ruột thì bất ngờ tử vong.
Cụ thể, vào sáng 30-10, cháu V.V.M.Đ. (sinh năm 2019, trú xã Tam Dân, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam) được phụ huynh đưa đi học tại trường mẫu giáo ở địa phương. Tuy nhiên, đến trưa cùng ngày, cháu có biểu hiện đau bụng nên giáo viên của lớp gọi báo cho phụ huynh đón cháu về để chăm sóc.
Gia đình đã đưa thi thể cháu Đ. về nhà để lo hậu sự
Nghe được tin thì anh Võ Văn Diệu (sinh năm 1985, là cha của cháu M.Đ.) đến trường đưa cháu về nhà, cho uống thuốc và ăn cháo, tuy nhiên cháu M.Đ. không bớt đau. Đến khoảng 19 giờ cùng ngày, anh Diệu cùng vợ là chị Võ Thị Thúy Loan (sinh năm 1989) đưa cháu Đ. đi cấp cứu tại bệnh viện Phụ sản - Nhi Quảng Nam.
Tại đây, các y bác sĩ đã tiến hành siêu âm và chẩn đoán cháu M.Đ. bị bệnh viêm ruột. Sau đó, có tiến hành truyền 2 bình nước, làm thuốc nhưng cháu vẫn không bớt đau. Cả đêm đến sáng hôm sau (31-10), cháu Đ. đau sốt, không ngủ được, luôn quấy khóc.
Chị Võ Thị Thúy Loan đau xót trước sự ra đi đột ngột của con trai
Chị Loan kể, trước đó 1 tuần, cháu Đ. có bị viêm ruột nhưng sau khi uống thuốc thì đã ăn uống, đi học trở lại bình thường. Đến sáng 31-10, mặc dù cháu Đ. còn đau nhưng vẫn tự chơi được ở hành lang phía sau phòng bệnh, được cho ăn cháo nhưng ói ra toàn bộ. Đến khoảng 8 giờ sáng, có bác sĩ có đến thăm khám, làm thuốc, truyền thêm bình nước cho cháu.
"Lúc này, tôi bế con trên tay để bác sĩ làm thuốc. Được khoảng 15 phút sau, cháu có biểu hiện rất mệt nên 2 vợ chồng báo với bác sĩ rồi đưa đi cấp cứu. Nhưng sau đó không lâu, bác sĩ nói rằng cháu đã không qua khỏi và nói gia đình đưa cháu về nhà", chị Loan bật khóc khi kể về con.
Còn anh Diệu nói rằng, khi thăm khám, thấy bác sĩ tiêm 1 mũi thuốc vào bình nước để truyền cho cháu, anh có thắc mắc đây là loại gì. Sau khi tiêm tầm 15 phút, cháu có phản ứng, nôn ói, nói năng mất kiểm soát. Khi đưa đi cấp cứu 30 phút thì cháu mất. Lúc đưa thi thể cháu Đ. về nhà, gia đình thấy bị tím tái từ vùng thái dương đến sau gáy và môi.
"Nhưng vì sao trước khi làm thuốc, con tôi vẫn còn chơi đùa được? Sau khi làm thuốc xong thì cháu mất quá nhanh. Phía bệnh viện cũng không giải thích rõ ràng nguyên nhân vì sao con tôi lại mất, khiến gia đình chúng tôi rất bức xúc", anh Diệu nói.
Chiều 1-11, bác sĩ Huỳnh Thị Thanh Thúy, Trưởng khoa Sơ sinh, cấp cứu, hồi sức tích cực và bệnh lý (Bệnh viện Phụ sản - Nhi Quảng Nam), là người phụ trách ca bệnh đã thông tin về vụ việc.
Theo đó, bệnh viện tiếp nhận bệnh nhi Đ. vào tối 30-10 trong tình trạng đau bụng, nôn mửa. Bệnh viện tiến hành siêu âm, chẩn đoán cận lâm sàng rằng cháu Đ. bị viêm ruột. Do cháu Đ. không ăn uống được nên đã truyền dịch.
Bác sĩ Huỳnh Thị Thanh Thúy thông tin về trường hợp của cháu Đ.
Đến khoảng 2 giờ sáng 31-10, cháu trở đau, được bác sĩ thăm khám, siêu âm về vấn đề đường ruột nhưng chưa phải can thiệp cơ thể. Đến khoảng 8 giờ 50, bệnh nhi chuyển biến mệt, lơ mơ rồi được chuyển lên khoa hồi sức tích cực. Khi can thiệp hồi sức, bệnh nhi bắt đầu ngưng tim, ngưng thở và mất lúc 10 giờ 10 cùng ngày.
"Trong giới hạn của y khoa, có những bệnh không điều trị được, đặc biệt là những bệnh virus. Những bệnh virus qua đường ruột thì có khoảng 5% sẽ tấn công lên tim. Và chẩn đoán cuối cùng nguyên nhân tử vong của bệnh nhi Đ. là do viêm cơ tim thể tối cấp tính. Bệnh nhi nhiễm virus, biểu hiện từ đường ruột, sau đó tấn công lên gây tổn thương cơ tim. Đây là trường hợp rất hiếm gặp, chuyển biến rất nhanh", bác sĩ Thúy lý giải.
Về việc người nhà thấy nhân viên y tế có tiêm thuốc, bác sĩ Thúy giải thích rằng trong quá trình truyền dịch thì có thao tác dùng kim tiêm để kiểm tra ven. Và bệnh viện chỉ mới truyền 1 bình dịch, đến bình dịch thứ 2 vào sáng 31-10 thì gia đình thấy dùng kim tiêm là để kiểm tra bình dịch này. Trong lúc bệnh nhi Đ. ngưng tim, ngưng phổi, các y bác sĩ có thực hiện động tác hồi sức, nên sau khi đem thi thể bệnh nhi về sẽ bị hoen tử thi ở những vùng trên.
"Bệnh viện cũng đã giải thích với người nhà bệnh nhân khi làm thủ tục nhưng có lẽ gia đình không hiểu hết ý được giải thích. Chúng tôi cũng rất lấy làm tiếc và chia buồn với gia đình cháu Đ.", bác sĩ Thúy chia sẻ.
Tài xế ô tô dùng ma túy, tông chết người phụ nữ dắt xe đạp bên đường Công an huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng vừa bắt tạm giam nam tài xế ô tô dùng ma túy, tông chết người phụ nữ dắt xe đạp bên đường để tiếp tục điều tra. Ngày 25-10, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng vừa bắt tạm giam Trần Quang Lợi (SN 1993, trú huyện Hiệp...