Phi công QZ8501 không biết có bão trước khi cất cánh
Hãng hàng không AirAsia Indonesia vừa bị tố vi phạm quy trình khi không cung cấp bản dự báo thời tiết cho phi công máy bay QZ8501 trước khi cất cánh. Thời tiết được cho là nguyên nhân “khởi phát” vụ tai nạn khiến QZ8501 rơi xuống biển làm chết 162 người hôm 28.12.2014.
Một chiếc máy bay của hãng hàng không AirAsia
Tờ Jakarta Post đưa tin, văn bản được Cơ quan Khí tượng Indonesia (BMKG) chính thức trình lên Bộ trưởng Giao thông Vận tải nước này, ông Ignatius Jonan hôm 31.12.2014 cho hay, phi công máy bay QZ8501 đã không nhận được bản dự báo thời tiết trước khi cất cánh.
Cụ thể, hãng AirAsia đã nhận được bản dự báo thời tiết của BMKG vào lúc 7 giờ sáng ngày 28.12. Tuy nhiên, chuyến bay QZ8501 khởi hành từ sân bay quốc tế Juanda tại thành phố Surabaya vào lúc 5h35 cùng ngày.
Theo cựu thanh tra Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Indonesia (KNKT) Ruth Hanna Simatupang, theo quy định, các phi công phải nhận được báo cáo thời tiết từ BMKG ít nhất 10 phút trước khi cất cánh.
“Theo quy trình tiêu chuẩn, mỗi khi phi công vạch ra kế hoạch bay, họ phải xem xét báo cáo thời tiết của BMKG. Vậy tại sao phi cơ AirAsia có thể bay mà không đọc báo cáo thời tiết từ cơ quan này?”, bà Ruth Hanna Simatupang đặt nghi vấn.
Video đang HOT
Ngoài ra, bà Simatupang cũng nhận định rằng, khả năng chuyến bay QZ8501 đã cất cánh vào sáng sớm (5h30) nên phi công không nhận được thông tin thời tiết.
Về phần mình, quyết liệt bác bỏ các cáo buộc trên, Giám đốc Điều hành của AirAsia Indonesia Sunu Widyatmoko nhấn mạnh: “AirAsia Indonesia luôn xem xét và rất cẩn thận khi đánh giá báo cáo thời tiết từ BMKG trước mỗi chuyến bay.
Ông Sunu khẳng định, trạm hoạt động của BMKG tại sân bay quốc tế Soekarno-Hatta gửi báo cáo qua thư điện tử đến các trung tâm của AirAsia Indonesia 4 lần một ngày. Chúng được in ra và chuyển cho các phi công
Việc hãng hàng không AirAsia Indonesia bị tố vi phạm quy trình, không cung cấp dự báo thời tiết cho phi công được đưa ra chỉ một hai ngày sau khi Jakarta cáo buộc AirAsia vi phạm lịch trình bay khi để QZ8501 cất cánh từ Surabaya-Singapore vào hôm Chủ nhật (28.12.2014).
Theo quy định, đúng ngày xảy ra thảm kịch, lịch trình bay không hề có tên QZ8501. Chính quyền Indonesia khẳng định, hãng hàng không giá rẻ chỉ được cấp phép bay vào các thứ Hai, thứ ba, thứ Năm, thứ Bảy.
AirAsia đang đối mặt với nguy cơ bị thu hồi giấy phép hoạt động tại Indonesia khi Jakarta tuyên bố sẽ mở cuộc điều tra tất cả lịch bay của hãng hàng không giá rẻ này từ ngày 5.1.
Theo Phương Đăng (Dân Việt)
Đã phát hiện đuôi máy bay, hy vọng thấy hộp đen QZ8501
Tàu tuần tra Hải quân Indonesia vừa phát hiện thấy một bộ phận giống phần đuôi máy bay AirAsia rơi trên biển Java.
Việc phát hiện phần đuôi dấy lên hy vọng có thể thấy được chiếc hộp đen ghi âm thanh buồng lái cũng như dữ liệu về chuyến bay xấu số này.
Thủy thủ của Tàu hải quân USS Fort Worth, Mỹ tham gia chiến dịch tìm kiếm QZ8501 trên biển Java (ảnh: Reuters)
Các tàu tham gia tìm kiếm hoạt động hết tốc lực trong buổi sáng hôm nay, ngày thứ 9 của cuộc tìm kiếm chiếc máy bay mang số hiệu QZ8501.
Yayan Sofyan, chỉ huy tàu tuần tra Indonesia cho biết: "Chúng tôi tìm thấy vật thể lớn và xác xuất rất cao đó là phần đuôi máy bay".
Tuy nhiên, Cơ quan tìm kiếm cứu nạn Indonesia vẫn chưa xác nhận thông tin này.
Cơ quan Khí tượng Indonesia cho rằng, nguyên nhân vụ tai nạn máy bay AirAsia hôm 28/12 có thể do bão, vốn thường xuyên xuất hiện trong mùa này. Đây là khu vực có diễn biến thời tiết xấu nên ảnh hưởng không nhỏ tới công tác tìm kiếm các thi thể, đặc biệt là định vị hộp đen của máy bay. Rất khó có thể nghe được tiếng "ping" của hộp đen phát ra ở vị trí nào dưới đáy biển.
Theo Cơ quan tìm kiếm cứu nạn Indonesia, hôm nay hoạt động tìm kiếm được thực hiện ở độ sâu 30m với phạm vi 90 hải lý quanh khu vực đảo Borneo, đặc biệt ở những vị trí đã tìm thấy 5 mảnh vỡ máy bay.
Các chuyên gia Indonesia nhận định: khả năng hộp đen chỉ ở quanh vị trí đã tìm thấy 5 mảnh vỡ lớn của máy bay những ngày qua.
Peter Marosszeky, chuyên gia hàng không, nghiên cứu sinh Đại học New South Wales, Sydney, Australia nhận định: thời tiết này không dễ dàng cho việc tìm kiếm hộp đen, pin của hộp đen sẽ hoạt động yếu dần và thông thường sẽ cạn kiệt sau 1 tháng kể từ ngày máy bay rơi.
Đến 5 giờ chiều nay, đã có 13/37 thi thể đã được nhận dạng./.
Theo_VOV
Bồi thường 24.000 USD cho mỗi nạn nhân thảm kịch QZ8501 - Hãng hàng không AirAsia đề xuất mức bồi thường sơ bộ 24.000 USD cho các gia đình cho người thân mất tích trên chuyến bay QZ8501 mất tích trên biển Java ngày 28/12. Theo tin tức trên CNN, thân nhân các hành khách xấu số trên chuyến bay QZ8501 của AirAsia vừa nhận được đề xuất của AirAsia về việc sẽ bồi...