Phi công quên điều chỉnh áp suất cabin, 30 hành khách bị chảy máu tai, mũi
Vụ việc xảy ra vào sáng 20.9 trên chuyến bay nội địa của hãng Jet Airway ở Ấn Độ.
Mặt nạ dưỡng khí bị bung do phi công quên điều chỉnh áp suất khoang hành khách ẢNH CHỤP MÀN HÌNH HINDUSTAN TIMES
Theo Hindustan Times, một máy bay của hãng hàng không Jet Airway (Ấn Độ) từ Mumbai đi Jaipur vào sáng 20.9 đã phải quay lại nơi cất cánh sau 45 phút do phi công quên điều khiển áp suất cabin khiến hàng chục hành khách bị chảy máu tai và mũi.
Chiếc máy bay Boeing 737 chở theo 166 hành khách, trong đó có ít nhất 30 người bị chảy máu và nhiều người bị nhức đầu, theo ông Lalit Gupta, phó tổng giám đốc Tổng cục Hàng không dân dụng Ấn Độ (DGCA).
“Trong khi nâng độ cao, phi hành đoàn đã quên điều chỉnh áp suất khoang hành khách khiến các mặt nạ oxy rơi xuống”, ông Gupta nói.
Máy bay sau đó hạ cánh an toàn tại Mumbai và nhiều hành khách bị thương được điều trị tại chỗ bên cạnh 8 người được đưa đến bệnh viện. Các hành khách sau đó được sắp xếp lên chuyến bay khác để tiếp tục hành trình.
Ngay trong ngày, tất cả các thành viên phi hành đoàn bị đình chỉ để điều tra. Bộ Hàng không dân dụng đã yêu cầu DGCA báo cáo khẩn cấp về vụ việc.
Cùng ngày, hãng Jet Airways ra thông cáo cho hay tất cả hành khách đã hạ cánh an toàn tại Mumbai sau sự cố và bộ phận y tế đã chăm sóc một số người bị đau tai và chảy máu mũi.
Video đang HOT
Theo TNO
Phi công đột tử, ai "cứu" máy bay?
Nhiều trường hợp phi công đột tử trong khi máy bay đang trên hành trình hoặc lúc máy bay cất và hạ cánh vì một số nguyên nhân khác nhau.
Qua đời trên không trung
Ngày 30-3-2017, đài CBS News đưa tin phi công làm việc cho hãng hàng không American Airlines (Mỹ) William "Mike" Grubbs, 58 tuổi, bị đột tử trên chuyến bay mang số hiệu 1353 cất cánh từ sân bay quốc tế Dallas/Fort Worth tới TP Albuquerque, bang New Mexico - Mỹ.
Chiếc Boeing 737 lúc đó chở 136 hành khách và 6 thành viên phi hành đoàn. Máy bay hạ cánh an toàn nhưng nguyên nhân dẫn đến cái chết của ông Grubbs không được tiết lộ.
Một máy bay của hãng hàng không American Airlines. Ảnh: YouTube
Cùng năm này, một phi công của hãng hàng không Etihad Airways (Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất - UAE) bị đột tử trên máy bay hồi cuối tháng 9. Theo trang Gulf News, chuyến bay EY 927 cất cánh từ Abu Dhabi, dự kiến tới Amsterdam - Hà Lan nhưng phải hạ cánh khẩn cấp tại Kuwait. Danh tính và nguyên nhân khiến phi công tử vong không được công bố.
Một phi công cũng của hãng hàng không American Airline tên Michael Johnston, 57 tuổi bị đột tử trên chuyến bay số hiệu 550 xuất phát từ TP Phoenix - Mỹ, đài CBS News cho biết hôm 6-10-2015. Chiếc Airbus A320 chở 147 hành khách và 5 thành viên phi hành đoàn buộc phải chuyển hướng và hạ cánh khẩn cấp.
Phòng khám nghiệm y khoa ở bang New York kết luận cơ trưởng Johnston "chết vì nguyên nhân tự nhiên" và không cung cấp thêm thông tin. Vợ của phi công này cho biết bà được thông báo rằng chồng mình có thể qua đời vì một cơn đau tim.
Xe cứu thương tiếp cận chiếc Airbus A320 khi nó hạ cánh tại TP Syracuse, bang New York - Mỹ ngày 5-10-2015. Ảnh CBS News
Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) cho biết những cái chết như trên "hiếm khi xảy ra". Ít nhất 7 phi công thương mại bị đột tử trên máy bay trong 23 năm qua, theo bài báo đăng tháng 3-2017 của kênh CBS News. Các phi công thương mại dưới 40 tuổi phải kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi năm một lần và những người trên 40 tuổi phải kiểm tra sức khỏe mỗi 6 tháng.
Người hạ cánh máy bay là... bạn gái
Một vụ việc phi công đột tử gây kịch tính khác xảy ra vào tháng 8-2015. Chiếc Pipetrel chở 4 hành khách đâm xuống gần sân bay San Pablo ở Seville - Tây Ban Nha sau khi phi công thiệt mạng vì lên cơn đau tim. Bạn gái người này không biết lái máy bay nhưng được sự hướng dẫn của trạm kiểm soát không lưu đã điều khiển máy bay hạ cánh.
Khi cố gắng đáp xuống sân bay San Pablo, chiếc Pipetrel lao vào lùm cây và bốc cháy trên đường băng. May mắn là cô gái kịp thoát ra ngoài trước khi máy bay bốc cháy và sau đó hồi phục tại bệnh viện.
Mảnh vỡ máy bay gần sân bay San Pablo. Ảnh EPA
Thông thường, hành khách trên khoang không được thông báo về cái chết của cơ trưởng và người chịu trách nhiệm điều khiển máy bay tiếp tục là cơ phó.
Đó là chuyện xảy ra hồi tháng 10-2010, khi một phi công Ấn Độ 43 tuổi tên Ajay Kukreja của hãng hàng không Qatar Airways (Qatar) đột tử vì lên cơn đau tim sau khi máy bay cất cánh từ sân bay quốc tế Ninoy Aquino, thủ đô Manila - Philippines.
Chuyến bay số hiệu QR645 chở 260 hành khách đã được cơ phó cho hạ cánh khẩn cấp tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur. Trong một tuyên bố ngắn gọn sau đó, Qatar Airways thông báo chuyến bay QR645 đã được chuyển hướng đến sân bay quốc tế Kuala Lumpur sau khi phi công tử vong nhưng từ chối cung cấp chi tiết.
Một máy bay của hãng hàng không Qatar Airways. Ảnh: Opão Turismo
Tương tự, một phi công 61 tuổi của hãng hàng không Continental Airlines (Mỹ) từ Brussels - Bỉ đến TP Newark, bang New Jersey - Mỹ đột tử "vì nguyên nhân tự nhiên" trên Đại Tây Dương nhưng máy bay vẫn hạ cánh an toàn với sự hỗ trợ của 2 cơ phó.
Chiếc Boeing 777 số hiệu 61 chở 247 hành khách hạ cánh an toàn tại sân bay quốc tế Newark Liberty. Trong khi cơ trưởng gặp sự cố, phi hành đoàn hỏi có hành khách nào là bác sĩ hay không và một số người sau đó tiếp cận buồng lái.
Theo Phạm Nghĩa
Người Lao Động
Nga: Tiêm kích MiG-31 phát nổ, bốc cháy dữ dội Một máy bay chiến đấu MiG-31 đã gặp nạn và rơi ở vùng Nizhny Novgorod (miền Trung nước Nga). May mắn thay, hai phi công thoát ra ngoài an toàn. Máy bay MiG-31. Ảnh: RT RT hôm nay, 19/9, cho biết chiếc MiG-31 gặp nạn không lâu sau khi cất cánh và rơi ở vùng rừng núi Nizhny Novgorod (miền Trung nước Nga),...