Phi công quân sự Bỉ rơi khỏi trực thăng
Phi công rơi ra ngoài từ trực thăng đang bay ở độ cao gần 1.200 m trong khi tham gia một cuộc trình diễn nhảy dù.
Một chiếc trực thăng Agusta A-109 của Bỉ. Ảnh: Military.
Quân đội Bỉ đang mở chiến dịch tìm kiếm một phi công mất tích sau khi anh này rơi khỏi chiếc trực thăng quân sự Agusta A-109 trong lúc tham gia trình diễn nhảy dù tại thị trấn Amay thuộc tỉnh Liege hôm 3/9, theo Independent.
Theo kế hoạch, phi công này và một phi công phụ điều khiển chiếc trực thăng chở ba binh sĩ Bỉ thực hiện màn nhảy dù. Sau khi hỗ trợ ba lính dù nhảy ra ngoài từ độ cao 1.200 m, phi công phụ quay lại và phát hiện ghế lái của phi công chính trống không, trong khi cửa trực thăng mở toang.
Video đang HOT
Đường dây liên lạc giữa phi công chính với các thành viên phi hành đoàn cũng cũng bị cắt đứt. Theo truyền thông Bỉ, cả hai phi công của trực thăng trên đều không được trang bị dù.
Chiếc trực thăng lúc này đang mất độ cao, buộc phi công phụ phải tìm mọi cách điều khiển máy bay hạ cánh an toàn và thông báo về sự biến mất của đồng đội. Quân đội Bỉ đã mở cuộc điều tra về nguyên nhân vụ tai nạn.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Không quân Mỹ phát triển phi công robot
Không quân Mỹ đang phát triển hệ thống lái máy bay tự động nhằm khắc phục tình trạng thiếu hụt phi công nghiêm trọng.
Không quân Mỹ đang nghiên cứu hệ thống phi công robot. Ảnh minh họa: AP.
Viện nghiên cứu kỹ thuật không quân Mỹ vừa đặt hàng nhà máy RE2 Robotics phát triển hệ thống lái máy bay tự động có khả năng triển khai trên tất cả mẫu máy bay quân sự, bao gồm cả tiêm kích và oanh tạc cơ chiến lược, Sputnikngày 27/6 đưa tin.
Theo yêu cầu của không quân Mỹ, mẫu phi công robot này phải được thiết kế như một chủ thể riêng biệt với máy bay, và lắp đặt tại vị trí ghế của phi công truyền thống.
Các robot này cũng phải có cánh tay cơ học và camera quan sát để có thể tương tác và làm chủ hệ thống điều khiển phức tạp trong buồng lái cũng như theo dõi những dữ liệu được cung cấp từ mặt đất.
Hợp đồng giữa hai bên quy định RE2 Robotics phải đưa ra mẫu thử nghiệm trước cuối năm 2018. Không quân Mỹ sẽ kiểm tra khả năng điều khiển cất, hạ cánh cũng như tất cả thao tác trong tình huống thực chiến của hệ thống vào năm 2019.
Theo phát ngôn viên Không quân Mỹ Robert J. Leese, đến cuối năm 2016, lực lượng này thiếu khoảng 700 phi công máy bay chiến đấu và trong hai năm nữa, họ sẽ thiếu khoảng 1.000 người, trong bối cảnh ngày càng nhiều phi công chiến đấu rời quân đội để làm việc trong lĩnh vực dân sự có thu nhập tốt hơn.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Khủng hoảng vùng Vịnh: Iran chĩa laser vào trực thăng Mỹ Một tàu tên lửa Iran được cho là hành động "ngăn cản tầm nhìn" của phi công lái trực thăng Mỹ, trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở vùng Vịnh. Tàu chiến Iran phóng thử tên lửa hành trình ở eo biển Hormuz. Theo Express, trong một động thái nhằm phô trương sức mạnh, tàu tên lửa Iran đã phóng laser vào...