Phi công quân sự Afghanistan nếm thảm cảnh tị nạn
Các phi công quân sự Afghanistan trong trại tị nạn Uzbekistan nơm nớp lo sợ cho tính mạng của mình nếu bị trả về đất nước do Taliban kiểm soát.
“Các anh không thể ở đây mãi được”, một lính canh nói với các phi công quân sự Afghanistan trong trại tị nạn ở Uzbekistan.
Lời cảnh báo càng làm tăng nỗi lo lắng đã xuất hiện ở trại tị nạn sát biên giới phía bắc Afghanistan, nơi các phi công quân sự Afghanistan do Mỹ huấn luyện đã nương náu suốt 3 tuần qua, sau khi họ lái máy bay sang Uzbekistan để chạy trốn Taliban.
Trại tị nạn của quân nhân Afghanistan tại Uzbekistan trong ảnh vệ tinh hôm 29/8. Ảnh: Maxar .
“Chắc chắn 100% chúng tôi sẽ mất mạng nếu bị trả về nước”, một phi công giấu tên cho biết hôm 3/9. Người này cho hay các phi công cảm thấy như tù nhân vì bị hạn chế di chuyển, phải phơi nắng nhiều giờ mỗi ngày, không có đủ thức ăn và thuốc men, đồng thời phải giấu kỹ những thiết bị liên lạc như điện thoại di động. Một số người đã sụt cân đáng kể.
“Chúng tôi giống như đang ở tù, không có chút tự do nào”, phi công này nói thêm, cho biết có khoảng 465 quân nhân Afghanistan đang ở trong trại tị nạn.
Ảnh vệ tinh cuối tháng 8 cho thấy những bức tường cao bao kín doanh trại gần thành phố Termez, nơi các quân nhân Afghanistan tị nạn sống trong những khu nhà từng dùng để điều trị bệnh nhân Covid-19. Ảnh chụp bên trong cho thấy những căn phòng gần như trống hoác, chỉ được lắp giường tầng, do phần lớn lính Afghanistan đến đây không mang theo hành lý hay tư trang.
“Lính canh Uzbekistan được trang bị vũ khí, một số người mang súng ngắn, số khác sử dụng súng trường bán tự động”, phi công giấu tên nói thêm.
Trại tị nạn này có nguy cơ trở thành cuộc khủng hoảng mới cho Tổng thống Mỹ Joe Biden, người bị chỉ trích nặng nề vì chiến dịch sơ tán vội vàng nhằm kết thúc cuộc chiến dài nhất trong lịch sử Mỹ ở Afghanistan.
Nhiều quan chức và cựu quan chức Mỹ đã phê phán chính phủ vì không thể sơ tán nhân lực và khí tài Afghanistan ở Uzbekistan, cảnh báo rằng Taliban có thể gây áp lực để buộc giới chức Uzbekistan trao trả phi công lưu vong và máy bay trên lãnh thổ nước này.
Video đang HOT
Thượng nghị sĩ Jack Reed, chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, bày tỏ lo ngại sâu sắc về số phận của các phi công và binh sĩ Afghanistan. “Điều quan trọng là không để họ rơi vào tay Taliban, nhằm bảo vệ tính mạng cũng như kiến thức quý giá của họ”, ông nói.
Một phi công cường kích A-29 của không quân Afghanistan, trước khi Taliban tiếp quản. Ảnh: Reuters .
John Herbst, cựu đại sứ Mỹ ở Uzbekistan, cho rằng giới chức nước này đang đối mặt với áp lực không nhỏ từ Taliban. “Họ muốn có quan hệ tốt với Taliban, họ không muốn chọc tức Mỹ hay Taliban”, ông nêu quan điểm.
Tướng Mỹ về hưu David Hicks, chỉ huy hoạt động huấn luyện không quân Afghanistan giai đoạn 2016-2017, cho rằng Bộ Ngoại giao Mỹ không hành động đủ nhanh sau khi nhận thông tin về những quân nhân Afghanistan đang ở trại tị nạn Uzbekistan. “Thực sự tôi không biết họ đang làm gì”, Hicks nói, cho biết ông và nhiều người đang tìm cách hỗ trợ các phi công và gia đình.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết nước này đang phối hợp với Uzbekistan, nhấn mạnh quân nhân và máy bay Afghanistan vẫn an toàn, đồng thời kêu gọi các nước láng giềng của Afghanistan cho phép công dân nhập cảnh và không trao trả người tị nạn về quốc gia họ vừa rời bỏ.
Chính phủ Uzbekistan không bình luận về thông tin.
Các phi công quân sự Afghanistan đã trở thành mục tiêu ám sát hàng đầu của Taliban từ trước khi nhóm này giành quyền kiểm soát toàn bộ Afghanistan. Nhiều người bị sát hại khi rời căn cứ hay nhà riêng.
Trong những giờ cuối cùng trước khi Taliban tiến vào thủ đô Kabul, hàng loạt phi công Afghanistan đã chạy trốn sang Uzbekistan trên 46 máy bay các loại, chiếm hơn một phần tư lực lượng 160 phi cơ còn khả năng vận hành của không quân nước này.
Phần lớn xuất phát từ Kabul, một số bay từ căn cứ ở thành phố miền bắc Mazar-i-Sharif trong lúc những tay súng Taliban tiến vào sân bay sau khi đè bẹp lực lượng phòng thủ bên ngoài.
Khi tìm cách hạ cánh xuống sân bay Termez của Uzbekistan, một cường kích A-29 Super Tucano đã va chạm với tiêm kích MiG-29 Uzbekistan, khiến cả hai phi công phải phóng ghế thoát hiểm.
Các máy bay quân sự Afghanistan xếp kín một góc sân bay Termez hôm 16/8. Ảnh: Planet Labs .
Nguồn tin giấu tên ước tính có khoảng 15 phi công cường kích A-29, 11 phi công trực thăng UH-60 Black Hawk, 12 phi công trực thăng vũ trang MD-530 và nhiều tổ bay trực thăng Mi-17 đang trong trại tị nạn ở Uzbekistan.
Nhiều kỹ thuật viên và binh sĩ Afghanistan cũng chạy trốn tới Uzbekistan. Một số người kịp mang theo gia đình, nhưng phần lớn đều lo sợ cho tính mạng của người thân ở bên kia biên giới. “Không còn lực lượng mặt đất nào lúc đó. Chúng tôi đã chiến đấu đến giây phút cuối cùng”, phi công giấu tên nói.
Một quan chức Mỹ giấu tên ca ngợi những phi công Afghanistan đã lái máy bay chạy sang Uzbekistan. “Điều duy nhất họ biết là đưa tất cả máy bay tránh xa bàn tay của Taliban. Họ tin vào chúng tôi”, người này nói.
Giới chức Taliban không bình luận về những quân nhân Afghanistan trong trại tị nạn ở Uzbekistan. Tuy nhiên, một quan chức cấp cao Taliban trước đó tuyên bố lực lượng này đã thu được nhiều trực thăng và máy bay không người lái, đồng thời tỏ ý mong chờ Uzbekistan trao trả những phi cơ Afghanistan đang nằm ở nước này.
Taliban cho biết sẽ mời các cựu quân nhân, bao gồm cả phi công, gia nhập lực lượng an ninh mới và hứa không trả thù họ.
Taliban gặp khó trong vận hành hàng loạt máy bay Mỹ bỏ lại
Giành quyền lãnh đạo tại Afghanistan, Taliban hiện nắm trong tay hàng chục máy bay do Mỹ cung cấp cho chính quyền cũ.
Câu hỏi đặt ra là liệu Taliban có khả năng sử dụng, vận hành tác chiến số máy bay này?
Các tay súng Taliban chụp ảnh trước cường kích Embraer Super Tucano A-29 ở Mazar-i-Sharif hôm 15/8. Ảnh: Worldonalert
Sau khi chính quyền Tổng thống Ashraf Ghani sụp đổ nhanh chóng trước Taliban, hàng loạt vũ khí, thiết bị trị giá nhiều tỉ USD do Mỹ viện trợ cho Afghanistan cũng rơi vào tay lực lượng này. Nổi bật trong số này là máy bay chiến đấu. Vậy liệu Taliban có thể xây dựng lực lượng không quân cho riêng mình và sử dụng thành thạo số máy bay chiến đấu và trực thăng vũ trang của Mỹ để lại?
Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Mỹ, Taliban đang nắm trong tay ít nhất 34 máy bay các loại thuộc nguồn do Mỹ cung ứng, trong số này có cả trực thăng Mi-17 được mua, trang bị cho quân đội Afghanistan từ một số nước Đông Âu. Ngoài ra, Taliban cũng sở hữu nhiều máy bay cường kích Embraer Super Tucano A-29 hạng nhẹ chuyên về tấn công mặt đất, cùng với một số máy bay Cessna 208.
Tuy nhiên, vận hành và làm chủ kho vũ khí này là một câu chuyện khác. Máy bay quân sự đòi hỏi nguồn nhân lực và vật lực kĩ thuật cao, không chỉ là các phi công được đào tạo bài bản, mà còn lực lượng điều hành, thợ sửa chữa mặt đất có tay nghề cùng kho phụ tùng, thiết bị, vũ khí thay thế. Đây là điều mà Taliban đang thiếu.
Ngay cả Taliban có đọc được các bản hướng dẫn sử dụng, việc để các tay súng của lực lượng này lái máy bay sẽ tiềm ẩn mối nguy cơ lớn. Có rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành khi dịch sang tiếng Dari - ngôn ngữ chính thức tại Afghanistan, không tìm được nghĩa tương ứng sát nhất. Chuyển ngữ không chính xác tài liệu hướng dẫn sử dụng vì thế có thể sẽ gây ra hệ quả chết người trong sử dụng thực tế.
Các phi công quân sự dưới chế độ cũ đang là mục tiêu được Taliban nhắm tới. Số này có thể bị thủ tiêu vì những việc làm chống lại Taliban trong quá khứ. Họ cũng thuộc nhóm không có ý định ra quy hàng Taliban. Nhưng vì mục tiêu tạo dựng không quân, Taliban có thể bắt cóc, ép buộc số này phải hợp tác để sử dụng số máy bay thu giữ được.
Một tay súng Taliban đứng bên cạnh trực thăng UH-60 Mỹ để lại cho quân đội Afghanistan. Ảnh: ToI
Trong trường hợp đó, Taliban trông đợi nhiều nhất vào số lái máy bay Mi-17, loại máy bay quen thuộc với lực lượng không quân Afghanistan. Nếu Taliban có ý định gây dựng lực lượng không quân, Mi-17 sẽ là nòng cốt, do đây là loại dễ bảo hành, nguồn phụ tùng thay thế dồi dào...
Với máy bay của Mỹ để lại, mọi chuyện phức tạp hơn. Mỹ cung cấp viện trợ cho Afghanistan hai loại máy bay chủ chốt là vận tải cơ hạng trung C-130 và trực thăng tấn công UH-60, phù hợp với mô hình không quân thiên về không vận chống nổi dậy. Tuy nhiên, đây cũng là hai loại máy bay có cấu tạo phức tạp nhất trong vận hành, sử dụng. Các nước tiếp nhận thường phải phụ thuộc rất lớn vào hỗ trợ từ bên ngoài, cụ thể là từ Mỹ, trong khâu bảo dưỡng, duy trì hoạt động.
Dưới thời chính quyền Tổng thống Ashraf Ghani, công tác duy tu, bảo dưỡng máy bay trong không quân Afghanistan chủ yếu do các nhà thầu quân sự Mỹ đảm trách. Ngay cả với số trực thăng Mi-17, phía Mỹ cũng đảm nhận khoảng 20% phần việc này. Với UH-60, C-130 hay cường kích Embraer Super Tucano A-29, trực thăng MD-530, tỉ lệ này còn lớn hơn nhiều.
Giới phân tích nhận định việc Taliban theo đuổi sức mạnh không quân đến đâu sẽ phụ thuộc vào yếu tố Afghanistan dưới thời Taliban có được các cường quốc khu vực, quốc gia láng giềng công nhận hay không. Trong những năm 1990, Taliban từng rất quan tâm đến việc tạo dựng lực lượng không quân khi lên nắm quyền. Nếu nhận thấy có mối nguy hiểm thực sự từ phong trào phản kháng, nổi dậy ở trong nội địa, Taliban sẽ có thể mở rộng xây dựng không quân, mua sắm từ nước ngoài, hoặc là đẩy nhanh nỗ lực làm chủ, khai thác số máy bay, trực thăng đang nắm giữ.
Máy bay quân sự Afghanistan xếp kín góc sân bay Uzbekistan Ảnh vệ tinh cho thấy hàng chục máy bay quân sự các loại của không quân Afghanistan đậu tại căn cứ Termez sau khi bỏ chạy sang Uzbekistan. Ảnh vệ tinh thương mại của hãng Planet Labs chụp ngày 16/8 tại sân bay Termez, miền nam Uzbekistan, cho thấy sự xuất hiện đột ngột của 22 máy bay cánh bằng và 26 trực...