Phi công phụ cầm lái QZ8501 không thể cứu nổi máy bay?
Tờ Wall Street Journal ngày 29.1 đưa tin, phi công phụ Remi-Emmanuel Plesel được cho là đã lái chiếc máy bay QZ8501 tránh bão trước khi phi cơ chết máy và rơi xuống biển Java khiến toàn bộ 162 người thiệt mạng.
Một mảnh vỡ máy bay QZ8501 vừa được trục vớt lên tàu từ dưới đáy biển.
Theo Wall Street Journal, các nhà điều tra Indonesia về thảm kịch QZ8501 cho rằng, phi công phụ Remi-Emmanuel Plesel vốn có ít kinh nghiệm hơn cơ trưởng Iriyanto, đã lái chiếc máy bay tại thời điểm trời đang có bão trong hành trình từ thành phố Surabaya của Indonesia đến Singapore vào ngày 28.12.
Các nhà điều tra dẫn dữ liệu phân tích từ hộp đen cho thấy phi công phụ đã cố gắng điều khiển QZ8501 tránh bão nhưng không thành công và sau đó chiếc máy bay đột ngột tăng độ cao trước khi chết máy giữa không trung rồi rơi xuống biển Java.
Trong khi đó, hãng tin Reuters ngày 29.1 cũng đưa tin, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Indonesia (NTSC) đã khẳng định rằng, QZ8501 được phi công phụ Remi-Emmanuel Plesel điều khiển trước khi máy bay tăng độ cao đột ngột rồi gặp nạn.
Trước đó, theo các nhà điều tra Indonesia, dữ liệu từ thiết bị ghi âm buồng lái cho thấy, trước khi máy bay gặp nạn, âm thanh cảnh báo đã réo liên hồi khi cơ trưởng và phi công phụ cố gắng kiểm soát máy bay.
Tuy nhiên, giới chức Indonesia khẳng định rằng, vẫn còn quá sớm để có thể đưa ra kết luận cuối cùng về nguyên nhân dẫn đến thảm kịch.
Video đang HOT
Quân đội Indonesia đã tuyên bố ngừng trục vớt thi thể và thân máy bay AirAsia QZ8501 trên biển Java sau 4 ngày nỗ lực không thành công.
Quân đội đã rút khỏi khu vực tìm kiếm chiếc máy bay xấu số bị rơi xuống biển Java hôm 28.1 và gửi lời xin lỗi gia đình các nạn nhân vì không thể làm gì hơn.
Trong khi đó, người đứng đầu cơ quan tìm kiếm và cứu hộ Indonesia (BASARNAS) Bambang Soelistyo hôm nay tuyên bố, các hoạt động tìm kiếm nạn nhân sẽ tiếp diễn thêm ít nhất một tuần.
Chiến dịch tìm kiếm đa quốc gia sau thảm kịch QZ8501 đến nay mới vớt được 70 thi thể từ dưới biển Java. Lực lượng cứu hộ kỳ vọng sẽ tìm thấy nhiều thi thể hơn sau khi tìm thấy thân máy bay. Tuy nhiên, thời tiết quá khắc nghiệt, cản trở tầm nhìn dưới nước khiến nỗ lực trục vớt thân máy bay cũng như thi thể các nạn nhân.
Chuyến bay QZ8501 đã rơi xuống biển Java vào ngày 28.12 trong điều kiện thời tiết có bão khiến toàn bộ 162 người có mặt trên khoang thiệt mạng.
Theo Phương Đăng (Danviet.vn)
Vụ QZ8501: Chuông báo động kêu ỉnh ỏi trước khi máy bay rơi
Một điều tra viên thảm kịch QZ8501 của hãng hàng không AirAsia cho hay, chuông báo động của máy bay liên tục kêu inh ỏi trong khi các phi công cố gắng điều khiển máy bay trước khi nó lao xuống biển.
Điều tra viên giấu tên tiết lộ, tiếng ồn từ một số chuông báo động, trong đó có chuông cảnh báo, máy bay đột ngột bị chết máy giữa không trung có thể được nghe thấy từ máy ghi âm buồng lái của máy bay QZ8501.
Các chuông báo động, có thể khẳng định, đã kêu inh ỏi trong khi cơ trưởng và cơ phó cố hết sức để phục hồi hoạt động của chiếc máy bay", điều tra viên khẳng định, đồng thời cho biết thêm rằng, chuông báo động đã kêu suốt một khoảng thời gian khiến giọng nói của phi công bị tiếng át đi.
Điều tra viên giấu tên cung cấp thông tin trên thuộc Ủy ban An toàn giao thông Indonesia.
Một thành viên của đội tìm kiếm và cứu hộ Indonesia đang đi gần mảnh vỡ của máy bay AirAsia QZ8501 đã được trục vớt lên từ dưới đáy biển và được cất giữ trong một nhà kho.
Trước đó một ngày, Bộ trưởng Giao thông Indonsia Ignasius Jonan dẫn số liệu radar cho hay, chiếc phi cơ đã tăng độ cao với tốc độ 6.000 foot (1.828 m) một phút trong buổi điều trần trước Quốc hội nước này.
Không phi cơ chở khách hay thậm chí, máy bay chiến đấu nào dám bay lên cao với tốc độ nhanh như vậy, truyền thông Indonesia trích dẫn lời ông Jonan.
"Chiếc phi cơ của hãng hàng không AirAsia trong những phút cuối đã bay nhanh hơn tốc độ bình thường... rồi sau đó bị chết máy. Tốc độ tăng độ cao trung bình của một phi cơ thương mại thường chỉ là 300 m/phút. Khi tăng gấp đôi tới 600m/phút là đã có dấu hiệu bất thường vì phi cơ thương mại không được thiết kế để tăng độ cao nhanh như vậy. Cả phi cơ chiến đấu có lẽ cũng không tăng độ cao với tốc độ 1828m/phút", Jakarta Post dẫn lời ông Jonan nói tại Quốc hội.
Các nhà phân tích cho hay, việc máy bay QZ8501 tăng độ cao đột ngột, rồi chết máy và lao xuống biển rất tương đồng với vụ máy bay chở khách của hãng Air France đâm xuống Đại Tây Dương vào năm 2009, khiến 228 thiệt mạng.
Chuyến bay 447 của hãng hàng không Air France cũng biến mất trên đường từ Rio đến Paris trong khi đang có bão. Cảm biến tốc độ bị hỏng khiến chiếc phi cơ tăng độ cao đột ngột rồi khựng lại giữa không trung trước khi lao thẳng xuống biển.
Các nhà điều tra kết luận, thảm kịch 447 của Air France bắt nguồn từ lỗi kỹ thuật cũng như sai sót của con người.
Trong khi đó, máy bay QZ8501 của hãng hàng không AirAsia đâm xuống biển Java vào ngày 28.12.2014 khiến 162 người trên khoang tử nạn khi đang trên đường từ Surabaya, Indonesia tới Singapore với chặng bay kéo dài khoảng 2 giờ đồng hồ.
Trước đó, Cơ quan khí tượng của Indonesia đã công bố báo cáo kết luận, thời tiết xấu có thể đã gây ra vụ tai nạn.
iện các hoạt động cứu hộ vẫn đang tiếp tục diễn ra trên biển Java, tuy nhiên, các thợ lặn vẫn chưa thể tiếp cận được với thân chiếc máy bay dù họ đã xác định được vị trí của nó. Những con sóng lớn cao tới 5 mét và dòng hải lưu chảy xiết đã khiến các thợ lặn hoàn toàn bất lực trong việc tới gần thân máy bay, được cho là còn chứa nhiều thi thể nạn nhân bị mắc kẹt.
Cho đến nay, lực lượng cứu hộ mới chỉ trục vớt được hơn 50 thi thể nạn nhân trôi nổi ở gần khu vực máy bay rơi.
Theo Phương Đăng (Dân Việt)
Đã tìm thấy thân máy bay AirAsia QZ8501 Phần thân máy bay QZ8501 rơi xuống biển Java hôm 28.12.2014 khiến 162 người thiệt mạng vừa được một tàu Hải quân của Singapore phát hiện, Bộ trưởng Quốc phòng của "quốc đảo Sư tử" Ng Eng Hen thông báo chiều hôm nay 14.1. Ảnh chụp phần cánh và thân máy bay QZ8501 vừa tìm được dưới đáy biển Java. Tàu MV Swift...