Phi công Nga nghi bị bắn rơi ở Libya
Một phi công nói tiếng Nga quay video cho biết mình nhảy dù sau khi tiêm kích MiG-29 bị bắn rơi và được trực thăng của Libya giải cứu.
Tài khoản Fighter Bomber của một phi công tiêm kích Nga hôm 8/9 đăng trên YouTube video phi công nói tiếng Nga vừa nhảy dù và đang chờ cứu hộ tại một sa mạc ở Libya. Danh tính và quốc tịch người này không được xác định, khuôn mặt phi công trong video cũng bị che kín.
Trong video, người này quay cảnh chiếc dù màu trắng – cam cùng nhiều trang bị sinh tồn nằm trên mặt đất. “Hôm nay tôi phải phóng ghế thoát hiểm. Tôi trúng đạn khi cách sân bay 70 km và phải nhảy dù khi còn cách khoảng 45 km. Vẫn an toàn và đang chờ cứu hộ. Chưa thấy quân địch đâu”, phi công bị bắn rơi nói, thêm rằng anh ta phóng ghế thoát hiểm ở độ cao 700 m và xác máy bay đang nằm cách đó khoảng 200-300 m.
Phi công nói tiếng Nga chờ giải cứu sau khi bị bắn rơi tại Libya. Video: YouTube/Fighter_Bomber.
Người này mặc đồ màu xanh lục, khác các mẫu đồ bay được không quân Nga sử dụng và không gắn biển tên. Một số chuyên gia phương Tây nhận định phi công này có thể là nhân viên một công ty an ninh tư nhân của Nga đang hoạt động ở Libya.
Cuối video, một trực thăng vũ trang Mi-24 của lực lượng Quân đội Quốc gia Libya (LNA) bay ngang qua và phi công bị bắn rơi tỏ ý vui mừng khi được giải cứu.
Libya lâm vào nội chiến sau khi lãnh đạo Muammar al-Gaddafi bị lật đổ năm 2011. Cuộc chiến đẫm máu hiện nay diễn ra giữa Chính phủ Quốc gia Lybia (GNA) được Liên Hợp Quốc công nhận và phe nổi dậy LNA do nguyên soái Khalifa Haftar chỉ huy.
GNA được Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ quân sự, trong khi LNA nhận được sự hậu thuẫn từ Ai Cập, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Nga. Cả hai phe đều có lực lượng không quân riêng, nhưng chủ yếu gồm các tiêm kích đời cũ của Pháp và Liên Xô, vốn đã lạc hậu và được bảo trì kém.
Bộ Tư lệnh châu Phi (AFRICOM) thuộc quân đội Mỹ hồi tháng 5 cho biết nhiều tiêm kích MiG-29 và cường kích Su-24 đã rời Nga với đầy đủ phù hiệu không quân. Sau khi tới căn cứ Hmeymim ở Syria, chúng được xóa sạch mọi dấu hiệu nhận biết quốc tịch. Ít nhất 14 phi cơ không mang phù hiệu Nga đã đến căn cứ không quân Al Jufra ở Libya.
Ảnh vệ tinh chụp hôm 23/5 cho thấy căn cứ Al Jufra có nhiều thay đổi. Một đài radar mới được dựng lên giữa sân bay, hỗ trợ kiểm soát không phận và điều phối hoạt động tại căn cứ. Nhiều khu vực cũng được chỉnh sửa để vận hành phương tiện kỹ thuật hỗ trợ máy bay MiG-29 và Su-24.
Moskva nhiều lần bác bỏ liên quan tới cuộc chiến ở Libya và khẳng định không hậu thuẫn cho các lực lượng lính đánh thuê tư nhân tại chiến trường nước ngoài, cho rằng những công dân Nga tham chiến ngoài lãnh thổ đều là tự nguyện. Lực lượng LNA cũng phủ nhận có sự hỗ trợ từ nước ngoài.
Mỹ tố Nga điều tiêm kích đến Libya
Mỹ cho rằng Nga đã triển khai 14 chiến đấu cơ từ Syria tới Libya hỗ trợ lính đánh thuê, nhưng quân đội Nga bác bỏ cáo buộc.
"Trong nhiều ngày đầu tháng 5, nhiều tiêm kích MiG-29 và cường kích Su-24 đã rời Nga với đầy đủ phù hiệu không quân. Sau khi tới căn cứ Hmeymim ở Syria, chúng được xóa sạch mọi dấu hiệu nhận biết quốc tịch. Ít nhất 14 phi cơ không mang phù hiệu Nga đã đến căn cứ không quân Al Jufra ở Libya", Bộ Tư lệnh châu Phi (AFRICOM) của quân đội Mỹ hôm qua ra thông cáo cho hay.
AFRICOM cho biết số máy bay này được "binh sĩ Nga điều khiển" và bay đến Libya dưới sự hộ tống của tiêm kích Nga đóng quân tại căn cứ Hmeymim, Syria.
Ảnh vệ tinh cho thấy hai tiêm kích MiG-29 xuất hiện ở căn cứ Al Jufra hôm 20/5. Ảnh: AFRICOM.
AFRICOM cũng công bố ảnh vệ tinh chụp hôm 23/5 của công ty ImageSat International cho thấy căn cứ Al Jufra có nhiều thay đổi, dường như liên quan tới sự xuất hiện của phi đội MiG-29. Một đài radar mới được dựng lên giữa sân bay, hỗ trợ kiểm soát không phận và điều phối hoạt động tại căn cứ. Nhiều khu vực cũng được chỉnh sửa để vận hành phương tiện kỹ thuật hỗ trợ máy bay MiG-29 và Su-24.
Quân đội Nga chưa bình luận về thông tin, trong khi Phó chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Hạ viện Nga Andrey Krasov gọi cáo buộc của AFRICOM là "không phản ánh thực tế". "Quan điểm của Nga rất rõ ràng, chúng tôi ủng hộ kết thúc tình trạng đổ máu ở Libya và kêu gọi các bên xung đột ngừng bắn, ngồi vào bàn đàm phán", ông cho hay.
Libya lâm vào nội chiến sau khi lãnh đạo Muammar al-Gaddafi bị lật đổ năm 2011. Cuộc chiến đẫm máu hiện nay diễn ra giữa Chính phủ Quốc gia Lybia (GNA) được Liên Hợp Quốc công nhận và phe nổi dậy Quân đội Quốc gia Libya (LNA) do nguyên soái Khalifa Haftar chỉ huy.
Chiếc MiG-29 được xe tải kéo trên đường lăn ở căn cứ Al Jufra hôm 19/5. Ảnh: AFRICOM.
GNA được Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ quân sự, trong khi LNA nhận được sự hậu thuẫn từ Ai Cập, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Nga. Cả hai phe đều có lực lượng không quân riêng, nhưng chủ yếu gồm các tiêm kích đời cũ của Pháp và Liên Xô, vốn đã lạc hậu và được bảo trì kém.
Moskva nhiều lần bác bỏ liên quan tới cuộc chiến ở Libya và khẳng định không sử dụng lính đánh thuê tư nhân tại chiến trường nước ngoài, cho rằng những công dân Nga tham chiến ngoài lãnh thổ đều là tự nguyện. Lực lượng LNA cũng phủ nhận có sự hỗ trợ từ nước ngoài.
Mỹ cáo buộc Nga đưa vũ khí tới Libya, tình hình "căng như dây đàn" Quân đội Mỹ cáo buộc Nga vi phạm lệnh cấm vận vũ khí khi đưa thiết bị quân sự tới Libya. Tình hình trên thực địa tại Libya đang rất nóng và có nguy cơ bùng phát với sự tham chiến của nhiều nước. Các binh sĩ trung thành với chính phủ được quốc tế công nhận của Libya tập trung tại một...