Phi công NATO gặp khó khi chuyển đổi từ MiG-29 thời Liên Xô sang F-35
Việc các nước châu Âu mua sắm máy bay F-35 đồng nghĩa với việc phi công của họ phải học cách vận hành dòng máy bay hiện đại.
Tuy nhiên, đó sẽ là sự thay đổi không hề dễ dàng đối với các phi công đã quen sử dụng dòng máy bay do Liên Xô sản xuất.
F-35 đang nhanh chóng trở thành dòng máy bay chiến đấu được nhiều nước châu Âu lựa chọn cho lực lượng không quân vì những lợi thế cả về kỹ thuật và vận hành so với các dòng máy bay khác hiện có.
8 nước châu Âu hiện đang vận hành máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm hoặc đã đặt hàng loại máy bay này. Một số nước khác đang thảo luận việc mua F-35 trong tương lai gần.
Máy bay F-35A của Mỹ và Hà Lan bay trên bầu trời Hà Lan trong một cuộc diễn tập ngày 22/2/2022. Ảnh: Không quân Mỹ
Số lượng F-35 ngày càng gia tăng ở châu Âu cũng đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều phi công phải học cách điều khiển dòng may bay mới. Tuy nhiên, sự vượt trội về kỹ thuật của F-35 khiến một số phi công, đặc biệt là những người từng huấn luyện để vận hành các máy bay do Liên Xô sản xuất, sẽ rất khó nắm bắt được sự thay đổi.
Bước chuyển thế hệ
Trong số 30 thành viên NATO, chỉ có Bulgaria, Ba Lan và Slovakia vẫn còn vận hành máy bay từ thời Liên Xô.
Trong số 3 nước kể trên, Ba Lan có nhiều nhất, hiện đang sử dụng 23 máy bay MiG-29 và 12 máy bay Su-22. Phần còn lại trong phi đội chiến đấu của Ba Lan gồm 36 máy bay F-16 do Mỹ sản xuất. Năm 2020, trong một nỗ lực hiện đại hóa không quân, Ba Lan đã đặt hàng 32 máy bay F-35A và đã có kế hoạch mua thêm 16 chiếc khác.
Việc sử dụng cả dòng máy bay do phương Tây sản xuất và các máy bay có nguồn gốc từ thời Liên Xô cho thấy lịch sử chính trị của Ba Lan với tư cách là một thành viên của khối Hiệp ước Warsaw trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh và hiện đã trở thành thành viên của Liên minh châu Âu (EU) cũng như NATO.
Dù vậy, sự kết hợp đó cũng khiến Ba Lan gặp nhiều khó khăn hơn trong việc đưa F-35 vào phi đội máy bay của nước này, theo ông Billie Flynn, trung tá đã nghỉ hưu của Không quân Canada, đồng thời là phi công thử nghiệm cấp cao F-35.
Trong một cuộc phỏng vấn với Aviationist, ông Flynn đã giải thích về sự khó khăn của các phi công Ba Lan khi chuyển đổi giữa 2 dòng máy bay khác biệt này.
Video đang HOT
“Trong Không quân Ba Lan, có rất nhiều khác biệt giữa các phi công lái máy bay của Nga, khối Phương Đông với phi công lái F-16 của phương Tây, và các phi công của mỗi dòng không đảo vị trí cho nhau”, ông Flynn nói.
Theo ông Flynn, bất cứ phi công nào cũng sẽ phải đối mặt với với một “bước nhảy” khi chuyển sang F-35, một trong 4 loại máy bay thế hệ thứ năm đang vận hành trên thế giới.
Các phi công lái F-16, dòng máy bay do phương Tây sản xuất, có thể dễ dàng chuyển đổi sang dòng máy bay mới hơn, nhưng các phi công thuộc “khối Phương Đông” sẽ không may mắn đến thế.
Việc yêu cầu một phi công MiG-29 dù rất có năng lực “chuyển đổi sang ‘phi thuyền vũ trụ’ này là điều quá khó”, ông Flynn nói, đề cập đến F-35.
Khác biệt lớn giữa 2 dòng máy bay
F-16 và MiG-29 có thể sánh tương đương về mặt năng lực.
Mặc dù MiG-29 chủ yếu là máy bay tiêm kích chiếm ưu thế trên không và F-16 là máy bay đa nhiệm, cả 2 đều là máy bay thế hệ thứ tư. Máy bay thời Liên Xô thực tế được chế tạo nhằm đối phó F-16 và F-15 của Mỹ.
Máy bay F-16 của Không quân Mỹ (trái), cùng máy bay MiG-29 và MiG-21 của Không quân Bulgaria, ngày 20/7/2015. Ảnh: Vệ binh quốc gia Mỹ
Tuy nhiên, việc chuyển từ máy bay do Liên Xô sản xuất sang các loại máy bay hiện đại hơn của Mỹ đòi hỏi phải học hỏi các khả năng mới. Nó cũng đòi hỏi phải thay đổi theo một triết lý thiết kế hoàn toàn khác, khiến quá trình chuyển đổi trên thực thế gần như không thể thực hiện, theo ông Flynn.
“Cách chúng ta cơ giới hóa máy bay ở phương Tây khác với cách người Nga thiết kế máy bay của họ, khác biệt triết lý về cách lái máy bay, cách thiết kế buồng lái, cách xử lý thông tin”, ông Flynn nói với Aviationist.
Mặt khác, sẽ dễ dàng hơn khi một phi công F-16 chuyển đổi sang F-35, cả 2 đều do Lockheed Martin thiết kế và chế tạo và do máy bay tàng hình thế hệ thứ năm là một “bước tiến về mặt logic”.
“Điều đó không xảy ra với nhưng phi công lái MiG”, ông Flynn đánh giá.
Sau MiG-29 sẽ không còn dòng máy bay nào khác tương tự
Cả Ba Lan, Bulgaria và Slovakia đều gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì phi đội máy bay MiG-29. Ba Lan đã duy trì số lượng MiG-29 tương đương vớ F-16, nhưng qua thời gian và mối quan hệ ngày càng xấu đi với Nga khiến việc tìm kiếm khung thân thay thế và linh kiện máy móc trở nên khó khăn hơn. Cả 3 nước NATO còn vận hành MiG-29 đang dần loại biên dòng máy bay này.
“Tôi nghĩ đội phi công MiG của Ba Lan sẽ ngày càng thu hẹp dần, họ sẽ dành thời gian của mình với loại máy bay này cho đến khi MiG-29 bị loại bỏ hoàn toàn”, ông Flynn nói./.
Tổn thất của Nga sau khi soái hạm Moskva bị chìm
Tàu tuần dương Moskva bị chìm là vụ tàu quân sự lớn nhất bị chìm trong hàng thập kỷ qua nhưng đây liệu có phải tổn thất cho Nga khi xem xét đến vai trò thực tế của soái hạm này trong cuộc chiến tại Ukraine?
Moskva - tàu chiến mang tên thủ đô nước Nga và là niềm tự hào của Hạm đội Biển Đen đã bị chìm sau một vụ cháy trên tàu. Tàu chiến thời Liên Xô này đã hoạt động trong các cuộc xung đột ở Gruzia, Syria và Ukraine, cũng như hỗ trợ tiến hành nghiên cứu khoa học trong thời bình với Mỹ.
Tàu tuần dương có tên lửa dẫn đường Moskva ở Crimea của Nga. Ảnh: Sputnik
Bộ Quốc phòng Nga cho biết soái hạm Moskva đã bị hư hại nghiêm trọng do hỏa hoạn và bị chìm khi gặp bão trên đường được kéo về cảng. Trước đó, theo Bộ này, một "vụ nổ kho đạn dược" đã dẫn đến hỏa hoạn và buộc các thủy thủ phải sơ tán.
Một quan chức Ukraine nói rằng quân đội nước này đã tấn công tàu chiến Moskva bằng tên lửa hành trình Neptune sau khi chuyển hướng thành công hệ thống radar của tàu. Viện Nghiên cứu Chiến tranh (IOW) cho biết tổ chức này hiện chưa thể xác nhận việc Ukraine đánh chìm tàu chiến trên.
Tàu Moskva có thể chở tới 500 thủy thủ, được cho là đang nằm ở đâu đó trên Biển Đen, ngoài khơi cảng Odessa của Ukraine vào thời điểm vụ cháy xảy ra. Moskva là con tàu lớn thứ ba trong hạm đội của Nga. Đây cũng là con tàu quân sự lớn nhất bị chìm trong hàng thập kỷ qua.
Vai trò của soái hạm Moskva
Moskva, nặng 12.500 tấn được trang bị các tên lửa chống hạm và tên lửa đất đối không, là con tàu duy nhất trong lớp này ở Biển Đen. 2 tàu tuần dương mang tên lửa còn lại là Marshal Ustinov và Varyag được triển khai lần lượt cùng với Hạm đội phương Bắc và Hạm đội Thái Bình Dương của Nga.
Trên thực tế, về mặt quân sự, tổn thất của Nga sau khi mất đi tàu Moskva không phải là quá lớn.
IOW cho biết soái hạm Moskva chủ yếu được sử dụng để tiến hành các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình Kalibr nhằm vào trung tâm hậu cần và sân bay của Ukraine.
"Những cuộc tấn công này có hiệu quả nhưng hạn chế về số lượng so với các cuộc không kích và tấn công tên lửa phóng từ mặt đất", IOW cho hay, đồng thời nhận định, việc Nga mất đi Moskva không phải là một sự kiện mang tính quyết định.
Các chuyên gia quân sự Nga cũng hạ thấp ý nghĩa về mặt quân sự sau khi Moskva bị chìm.
"Con tàu này thực sự đã rất cũ. Hiện có những kế hoạch về việc dừng sử dụng nó trong 5 năm nữa", nhà phân tích quân sự Nga Alexander Khramchikhin nhận định với Reuters.
Theo chuyên gia này, Moskva "có giá trị về mặt biểu tượng nhiều hơn là giá trị chiến đấu và nhìn chung nó không hoạt động gì nhiều trong chiến dịch hiện nay".
Lịch sử của soái hạm Moskva
Moskva nằm trong nhóm tàu Liên Xô được thiết kế vào cuối những năm 1970 nhằm đối phó các các nhóm tàu sân bay của Mỹ và cung cấp khả năng phòng không hiệu quả hơn cho các tàu của Liên Xô hoạt động ở những vùng biển xa bờ.
Vào thời điểm đó, chúng được gọi với biệt danh "sát thủ tàu sân bay".
Tàu tuần dương lớp Slava này ra đời từ xưởng đóng tàu Mykolaiv ở Ukraine vào tháng 7/1979. Đi vào hoạt động vào cuối tháng 12/1982, Moskva dài 186 mét và được thiết kế để chở 476 thủy thủ đoàn cùng 62 sĩ quan khác.
Tàu chiến lớp Slava là soái hạm trong hạm đội của Liên Xô ở Biển Đen, được trang bị đại bác, ngư lôi, súng cối và các vũ khí hạt nhân trong Chiến tranh Lạnh. Tàu chiến này cũng có một sàn đỗ máy bay trực thăng.
Năm 2008, trong cuộc chiến ở Gruzia, Moskva đã tham gia vào các chiến dịch ở Biển Đen. Moskva cũng từng tham gia phong tỏa Hải quân Ukraine vào tháng 3/2014 như một phần trong chiến dịch sáp nhập Crimea của Nga. Một năm sau, tàu chiến này hỗ trợ phòng không cho lực lượng Nga hoạt động ở Syria.
Sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine, tàu chiến này cũng đã tham gia cuộc tấn công ở Zmiinyi - hay Đảo Rắn.
Kế hoạch chuyển tên lửa S-300 cho Ukraine: Sẽ đổ bể như vụ tiêm kích Mig-29? Mỹ có kế hoạch cung cấp cho Ukraine hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa, nhằm hỗ trợ Kiev trong cuộc xung đột với Nga. Nhưng ý tưởng này đang gặp nhiều trở ngại. Bulgaria, Hy Lạp và Slovakia hiện sở hữu hệ thống phòng thủ tên lửa S-300. Ảnh: ZumaPress Tờ Financial Times ngày 24/3 dẫn lời giới chức Mỹ và...