Phi công Mỹ từ chối lái phi cơ đắt nhất thế giới F-22

Theo dõi VGT trên

Máy bay chiến đấu F-22 Raptor vừa được Lầu Năm góc cho phép bay trở lại nhưng vấn đề an toàn của nó dường như vẫn chưa được giải quyết, khiến nhiều phi công Mỹ e ngại hoặc từ chối lái chiếc máy bay này.

Năm ngoái, F-22 đã bị cấm bay trong 4 tháng khi các phi công báo cáo họ bị chóng mặt và gặp nhiều triệu chứng khác do bị thiếu oxy. Lực lượng Không quân Mỹ đã kiểm tra để tìm những trục trặc có thể xảy ra trong hệ thống tạo oxy, nhưng tháng 9/2011, nó lại được cho phép sử dụng sau khi các kỹ thuật viên vẫn không thể xác định được nguồn gốc của vấn đề.

Hồi tháng 5/2012, Bộ tư lệnh chiến đấu của Không quân đã xác nhận rằng một số phi công yêu cầu không lái F-22.

Phi công Mỹ từ chối lái phi cơ đắt nhất thế giới F-22 - Hình 1

Tiêm kích F-22 Raptor

Cũng trong khoảng thời gian này, General Mike Hostage, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Không quân Mỹ cho biết trong một cuộc họp báo rằng lực lượng Không quân Mỹ đang áp dụng các biện pháp cảnh báo nhưng sẽ tiếp tục sử dụng F-22: “Chúng tôi không có được một câu trả lời mang tính kết luận và đó là lý do tại sao chúng tôi sẽ tiếp tục bay với chiếc máy bay này, vì tôi sẽ không thể tìm ra được vấn đề của nó nếu không bay trên chiếc máy bay đó”.

Kể từ khi bắt đầu được sử dụng lại hồi tháng 9/2011, đã có hơn 12.000 phi vụ và 11 trường hợp được báo về các triệu chứng giống như bị thiếu oxy khi sử dụng F-22. Người phát ngôn của Trung Tâm bộ tư lệnh chiến đấu Không quân cho biết, có một đội lực lượng không quân và các chuyên gia bên ngoài đang giám sát chiếc máy bay và các phi công bị những triệu chứng thiếu oxy khi lái F-22, nhưng vẫn chưa xác định được gốc rễ của vấn đề.

Cuối năm 2010, một phi công trên F-22 đã bị t.hiệt m.ạng khi anh này dường như bị mất kiểm soát với máy bay do hệ thống oxy bị trục trặc, khiến máy bay bị lao xuống. Báo cáo chính thức của Không quân về sự cố đã công nhận hệ thống oxy bị hỏng nhưng lại cho rằng phản ứng sai của phi công đã khiến máy bay bị rơi.

Tổ chức báo chí điều tra phi lợi nhuận ProPublica cho biết, chương trình F-22 có giá trị gần 70 tỷ USD này đã có những thiếu xót hệ thống và chi phí quá lớn. Mỹ đã ngừng sản xuất loại máy bay phản lực này năm 2009 khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates cho rằng khả năng đặc biệt của F-22 không thể áp dụng rộng rãi trong các chiến dịch quân sự của quốc gia này.

Theo Infonet

Các nước châu Á-TBD đua nhau phát triển máy bay chiến đấu tàng hình

Hiện nay, nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu tàng hình tập trung toàn bộ ở các nước châu Á-Thái Bình Dương, đằng sau có ý đồ chiến lược.

Các nước châu Á-TBD đua nhau phát triển máy bay chiến đấu tàng hình - Hình 1

Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 của Mỹ, loại máy bay chiến đấu tàng hình duy nhất hiện nay trên thế giới đã trang bị cho quân đội.

Tân Hoa xã dẫn bài viết từ "Nhật báo Khoa học Kỹ thuật" Trung Quốc cho rằng, gần đây, trên trang mạng của Hàn Quốc lần đầu tiên đã công bố một phương án thiết kế máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm kiểu mới do Hàn Quốc tự nghiên cứu chế tạo. Đây đã là phương án thiết kế máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm được Hàn Quốc đưa ra lần thứ ba.

Trước đó, tháng 1/2011, Trung Quốc công khai máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ tư tự nghiên cứu phát triển J-20, Nga cũng bắt đầu cho bay thử liên tục máy bay chiến đấu tàng hình T-50.

Trước khi chính thức phát triển máy bay chiến đấu tàng hình, Nhật Bản đang nghiên cứu phát triển máy bay thử nghiệm Shinshin, sẽ cho bay thử lần đầu tiên vào năm 2014.

Ngoài ra, máy bay chiến đấu kiểu Hàn Quốc (KFX) đang cùng phát triển với Indonesia, có tính năng ưu việt hơn KF-16, cũng có tính năng tàng hình.

Các nước đua nhau phát triển, trang bị máy bay chiến đấu tàng hình có mục đích và động cơ đáng phải nghiên cứu, đồng thời sự đấu đá khắp nơi trong quan hệ quốc tế và tính toán chiến lược đằng sau cũng đáng phải tiến hành nghiên cứu.

Video đang HOT

Có những máy bay chiến đấu tàng hình nào?

Căn cứ vào sự khác nhau về tiêu chuẩn của các nước khác nhau, máy bay chiến đấu tàng hình có thể gọi là máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư hoặc thứ năm. Máy bay chiến đấu tàng hình chủ yếu có tiêu chuẩn "4S", tức là khả năng tàng hình cao, khả năng tuần tra siêu âm, khả năng tấn công vượt tầm nhìn và khả năng siêu cơ động.

Hiện nay, máy bay chiến đấu tàng hình đang được các nước trên thế giới sử dụng hoặc đang nghiên cứu chủ yếu có máy bay chiến đấu F-22 Raptor và máy bay F-35 Lightning của Mỹ, máy bay T-50 của Nga, máy bay J-20 của Trung Quốc, máy bay Shinshin của Nhật Bản, máy bay FGFA của Ấn Độ và máy bay KF-X của Hàn Quốc.

Các nước châu Á-TBD đua nhau phát triển máy bay chiến đấu tàng hình - Hình 2

Máy bay chiến đấu tàng hình tấn công liên hợp F-35 của Mỹ.

Máy bay chiến đấu F-22 là máy bay chiến đấu tàng hình duy nhất đã trang bị cho quân đội hiện nay, máy bay chiến đấu này là một loại máy bay chiến đấu tàng hình hạng nặng, có tính năng tác chiến vượt trội.

Tương xứng với máy bay này là máy bay chiến đấu F-35 được mệnh danh là "máy bay chiến đấu thế giới", máy bay chiến đấu này do Mỹ liên kết với 8 quốc gia cùng nghiên cứu, phát triển, đã ứng dụng rất nhiều công nghệ hàng không mới tiên tiến, mức độ thông minh hoá bảo trì, sửa chữa cao.

Còn T-50 là máy bay chiến đấu tàng hình của cường quốc hàng không truyền thống Nga, vừa bay thử cách đây không lâu, máy bay chiến đấu này cũng là máy bay chiến đấu hạng nặng trên không, đã đại diện cho trình độ máy bay chiến đấu tàng hình cao nhất của Nga hiện nay, có ưu thế khoảng cách cất cánh ngắn.

FGFA của Ấn Độ là máy bay chiến đấu tàng hình hợp tác với Nga nghiên cứu phát triển trên nền tảng T-50. Máy bay chiến đấu Shinshin của Nhật Bản đang ở trong giai đoạn nghiệm chứng công nghệ, đồng thời máy bay chiến đấu này đã đưa ra khả năng "F3", tức là "phát hiện trước", "tấn công trước" và "tiêu diệt trước".

Hàn Quốc cũng ký với Indonesia một bản ghi nhớ cùng nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu tàng hình, công tác nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu KF-X đã bắt đầu.

Tại sao phải nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình?

Báo Trung Quốc cho rằng, Mỹ nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu tàng hình là để ứng phó với thách thức mới, củng cố ưu thế tuyệt đối trên không.

Mỹ là nước duy nhất trên thế giới hiện nay sở hữu máy bay chiến đấu tàng hình đã đi vào hoạt động, hơn nữa cũng là nước có động cơ và mong muốn trang bị máy bay chiến đấu tàng hình mạnh nhất.

Các nước châu Á-TBD đua nhau phát triển máy bay chiến đấu tàng hình - Hình 3

Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 của Trung Quốc.

Là máy bay chiến đấu tàng hình quý giá trong vũ khí trang bị của không quân hiện nay, Không quân Mỹ thể hiện một phong độ vương giả không nhường ai.

Đồng thời, trong nội bộ Quân đội Mỹ với sự cạnh tranh tương đối kịch liệt giữa các quân chủng, đã đưa ra tư tưởng tác chiến mới và phương án máy bay chiến đấu mới. Đây cũng là thủ đoạn tất yếu để Không quân Mỹ duy trì vị thế vượt trội của họ, tranh thủ nhiều hơn nân sách quốc phòng.

Điều đáng đề cập tới là, việc nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu mới cũng đã được Chính phủ Mỹ quan tâm chặt chẽ, được các tập đoàn sản xuất vũ khí có ảnh hưởng cực lớn trên chính trường thúc đẩy mạnh mẽ.

Theo báo Trung Quốc, Nga không cam chịu lạc hậu, công nghiệp hàng không được tích luỹ rất nhiều. Nga là nước lớn hàng không truyền thống, chiếm vị trí rất quan trọng trong lịch sử hàng không thế giới, nhiều loại máy bay chiến đấu Nga với đại diện là MiG-29 và Su-27 là truyền thuyết kinh điển đã làm nên lịch sử hàng không thế giới.

Máy bay chiến đấu tàng hình của Nga có đề cập tới radar AESA tính năng cao, công nghệ lực đẩy véc-tơ và thiết kế, nước sơn kết cấu tàng hình, những thứ này đều có dự trữ công nghệ rất hùng hậu ở Nga, đồng thời đã tiến hành ứng dụng và nghiệm chứng ở một phận máy bay chiến đấu hiện nay.

Có thể nói, đối với người Nga, máy bay T-50 bay thử là "hợp tình hợp lý", thậm chí là một việc dễ như trở bàn tay. Đồng thời, diện tích lãnh thổ Nga rộng lớn, an toàn trên không rất quan trọng đối với quốc gia vắt ngang hai châu lục lớn này.

Đối với Nga, muốn bảo vệ thành công chủ quyền quốc gia, một loại máy bay chiến đấu tàng hình phù hợp với trào lưu phát triển của máy bay chiến đấu đương đại rõ ràng rất quan trọng và cần thiết.

Các nước châu Á-TBD đua nhau phát triển máy bay chiến đấu tàng hình - Hình 4

Máy bay chiến đấu tàng hình T-50 của Nga.

Báo Trung Quốc nhấn mạnh đến động cơ nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu tàng hình mang tính "chính nghĩa" của Trung Quốc là để "bảo vệ an ninh và lợi ích phát triển của mình, thúc đẩy hoà bình và phát triển của thế giới".

Cùng với công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc không ngừng đi vào chiều sâu, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và lợi ích kinh tế của Trung Quốc ngày càng nặng, độ khó cũng dần dần tăng lên.

Trong tình hình chi tiêu quân sự rất có hạn, Trung Quốc luôn "giỏi" bám theo và lựa chọn vũ khí trang bị có ý nghĩa mang tính chiến lược, bất kể là bom nguyên tử hay tàu ngầm hạt nhân.

Thông qua công nghệ và kinh nghiệm tích luỹ nhiều năm trong thực tiễn chế tạo máy bay chiến đấu và công nghiệp hàng không, Trung Quốc sơ bộ đã có thực lực nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình. Nhưng, Trung Quốc rất "kiềm chế" trong vấn đề nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình.

Điều này cũng cho thấy, Trung Quốc nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình chỉ có động cơ duy nhất, theo báo Trung Quốc, đó là thông qua vũ khí sát thủ có chủng loại và số lượng hạn chế, "bảo vệ an ninh quốc gia và lợi ích phát triển, thúc đẩy hoà bình và phát triển của thế giới".

Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng không cam chịu đứng ngoài, tích cực tìm cách phát triển. Đây là những nước có ảnh hưởng nhất định ở châu Á và trên thế giới, có mối quan tâm rất lớn đối với máy bay chiến đấu tàng hình.

Ấn Độ là nước lớn mang tính khu vực, lòng tự tôn dân tộc mạnh mẽ cùng với tình hình an ninh tiểu lục địa Nam Á thường xuyên không ổn định đều thúc đẩy Ấn Độ rất nhạy cảm với vũ khí trang bị tiên tiến có thể khẳng định được sức mạnh quốc gia.

Các nước châu Á-TBD đua nhau phát triển máy bay chiến đấu tàng hình - Hình 5

Nhật Bản nghiên cứu phát triển máy bay tàng hình Shinshin

Nhật Bản tuy bị "chế ước" trong phát triển trang bị, nhưng dựa vào khả năng chế tạo công nghiệp hùng hậu của họ, và quan hệ đồng minh với Mỹ, khát vọng trở thành nước lớn quân sự mạnh mẽ và quan hệ láng giềng tương đối căng thẳng, đều thúc đẩy Nhật Bản có thái độ kiên quyết trong nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu tàng hình, không thể ngăn cản.

Hàn Quốc tuy hoàn toàn không phải là nước lớn quân sự mang ý nghĩa truyền thống, nhưng tình hình căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên, ý thức dân tộc mạnh mẽ cũng thúc đẩy Hàn Quốc không thoả mãn với sự bảo hộ của quân đồng minh.

Trong nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu tàng hình, thái độ của Hàn Quốc có thể nói là "có điều kiện thì phải tiến lên, không có điều kiện cũng phải tiến lên".

Thẻ bài mới trong cuộc đấu đá chiến lược

Với tư cách là máy bay chiến đấu tàng hình có ý nghĩa cột mốc trong lịch sử hàng không quân sự thế giới, không chỉ sẽ gây ra tác động to lớn đối với hình thức của chiến tranh, đồng thời cũng sẽ gây ảnh hưởng to lớn đối với quan hệ quốc tế và tình hình địa-chiến lược của thế giới, đặc biệt là khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Máy bay chiến đấu tàng hình đã vượt lên cấp độ của vũ khí trang bị, đằng sau hình bóng của nó hàm chứa cuộc đấu đá giữa các nước lớn và sự tính toán chiến lược.

Mỹ là siêu cường duy nhất trên thế giới hiện nay, mục tiêu chiến lược hàng đầu của họ chính là bảo vệ địa vị bá quyền, điều này cũng làm cho vũ khí trang bị được họ nghiên cứu phát triển cũng phải phù hợp với sự định vị chiến lược này.

Đồng thời, Mỹ là nước duy nhất hiện nay công khai thừa nhận nghiên cứu phát triển và sản xuất 2 loại máy bay chiến đấu tàng hình. Sự tính toán chiến lược đằng sau 2 loại máy bay chiến đấu tàng hình này rất rõ ràng, nội hàm phong phú.

F-22 và F-35 cao thấp phối hợp, bổ sung cho nhau, cùng phác hoạ ra trụ cột chính của Không quân Mỹ tương lai.

Các nước châu Á-TBD đua nhau phát triển máy bay chiến đấu tàng hình - Hình 6

Mô hình máy bay chiến đấu KFX Hàn Quốc.

Với tư cách là nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất trên thế giới, Mỹ cấm xuất khẩu máy bay chiến đấu F-22 cho nước khác.

Bởi vì máy bay chiến đấu F-22 đã tích hợp rất nhiều công nghệ mũi nhọn của Mỹ, tính năng tác chiến rất ưu việt, có vai trò rất quan trọng đối với việc củng cố địa vị bá quyền của Mỹ.

Đồng thời, ý nghĩa của máy bay chiến đấu F-35 tỏ ra có ý vị rất sâu xa. Máy bay chiến đấu này được Mỹ đứng đầu, hợp tác với các nước đồng minh nghiên cứu phát triển, điều này không chỉ làm giảm chi phí và rủi ro nghiên cứu chế tạo loại máy bay chiến đấu này, đồng thời phương thức hợp tác nghiên cứu phát triển này có đặc điểm thương mại rất mạnh.

Nhưng, F-35 có sự khác biệt tương đối (trình độ) với F-22 về tính năng, ngược lại, điều này cũng tiếp tục củng cố ưu thế của Mỹ về máy bay chiến đấu tàng hình, và làm cho các nước đồng minh phụ thuộc lâu dài vào Mỹ trong nghiên cứu phát triển công nghệ và duy tu bảo dưỡng máy bay chiến đấu tàng hình.

Đồng thời, điều này cũng đã hạn chế có hiệu quả và tiếp tục kiểm soát lực lượng trên không của các nước đồng minh, đã đạt được mục đích củng cố quan hệ đồng minh, duy trì bá quyền thế giới.

Có thể nói như này, Mỹ dùng 2 loại máy bay chiến đấu tàng hình "nho nhỏ", đã thu được hiệu quả và lợi ích "rất lớn" trên 2 phương diện an ninh và kinh tế.

Hiện nay, các nước có nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu tàng hình hầu như toàn bộ tập trung ở các nước châu Á-Thái Bình Dương, hiện tượng "tập hợp" này hoàn toàn không phải là trùng hợp.

Trước hết, khu vực châu Á-Thái Bình Dương có vị trí quan trọng trên bản đồ chính trị thế giới, khu vực này đã tập trung 3 nước thường trục của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, 3 nước BRIC, và khu vực này không thiếu các vấn đề điểm nóng quốc tế như bán đảo Triều Tiên

Các nước châu Á-TBD đua nhau phát triển máy bay chiến đấu tàng hình - Hình 7

Ấn Độ nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu tàng hình dựa trên nền tảng máy bay T-50 của Nga.

Đồng thời, khu vực này đã tập trung 3 nền kinh tế lớn trên thế giới và các nước mới nổi, có thị trường khổng lồ, triển vọng kinh tế tốt đẹp. "Nhiệt độ" chính trị và kinh tế tăng cao chắc chắn sẽ truyền tới cấp độ quân sự, máy bay chiến đấu tàng hình đã trở thành thẻ bài mới đấu đá giữa các nước chủ yếu ở châu Á-Thái Bình Dương.

Đối với Nga, Putin mở ra thời đại 3.0, chính quyền mới đang coi trọng phát triển khu vực Viễn Đông, mạnh mẽ quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương. Nhưng, ở khu vực này đang tồn tại bán đảo Triều Tiên căng thẳng và tranh chấp quần đảo Nam Kuril giữa Nga-Nhật. Đồng thời, sức ép chiến lược của Mỹ nhằm vào Nga ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng rất lớn.

Cho nên, nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu tàng hình là một trong những thủ đoạn quan trọng để duy trì ưu thế quân sự của Nga ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đồng thời, động thái của Nga cũng có lợi cho sự ổn định của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ở mức độ nhất định đã làm giảm sự phát triển của các hành động bá quyền ở khu vực này, đã bảo vệ sự cân bằng chiến lược ở khu vực này.

Đối với Mỹ, máy bay chiến đấu tàng hình không chỉ đã củng cố địa vị của họ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, mà cũng đã tăng cường quan hệ giữa họ với các nước đồng minh ở khu vực này, đã tăng thêm một thẻ bài mới cho họ can dự tình hình khu vực này.

Khu vực châu Á-Thái Bình Dương không chỉ tồn tại các nước lớn khu vực truyền thống, mà còn tồn tại nước lớn khu vực trỗi dậy nhanh chóng-Ấn Độ và Nhật Bản, Hàn Quốc-những nước có thực lực kinh tế mạnh.

Các nước mới nổi đều khát vọng đóng vai trò ảnh hưởng ngày càng quan trọng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, mở rộng lợi ích quốc gia của mình, tìm kiếm quyền phát ngôn ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương - một "trung tâm mới" của thế giới.

Máy bay chiến đấu tàng hình trở thành giấy thông hành của các nước mới nổi đi lên vũ đài đấu đá giữa cá nước lớn truyền thống, trở thành hy vọng mới cho các nước này sinh tồn, phát triển, tiến bộ trong thế kỷ mới.

Các nước mới nổi ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương rất quan tâm đến nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu tàng hình, chắc chắn sẽ làm cho tình hình châu Á-Thái Bình Dương vốn đã vô cùng phức tạp, càng trở nên không rõ ràng và gay cấn.

Có thể nói, Mỹ nghiên cứu máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư sớm nhất, đã gây ra phản ứng dây chuyền, về khách quan đã tạo ra hiện tượng "tập trung" máy bay chiến đấu tàng hình ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Điều này cũng đã phần nào tạo ra cuộc chạy đua ở toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương, làm gia tăng các nhân tố bất ổn ở khu vực này

Các nước châu Á-TBD đua nhau phát triển máy bay chiến đấu tàng hình - Hình 8

Mô hình máy bay KFX Hàn Quốc.

Theo GDVN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Canada hạn chế sinh viên và người lao động nước ngoài
08:47:00 19/09/2024
Tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp ở Campuchia
20:19:18 18/09/2024
Hàng trăm nhà dân ở huyện miền núi Quảng Bình ngập sâu do mưa lớn
12:25:15 20/09/2024
Đơn vị chiến tranh mạng tối mật của Israel
14:28:41 19/09/2024
Mỹ dần thay đổi lập trường về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine
06:04:01 20/09/2024
Le Figaro: Phương Tây đang xem xét lại lập trường về xung đột Ukraine
21:01:54 18/09/2024
Tranh cãi về động thái tăng t.uổi nghỉ hưu của Trung Quốc
13:36:52 20/09/2024
Máy bay quay đầu vì gặp sự cố áp suất khiến hành khách đau tai
08:36:08 19/09/2024

Tin đang nóng

Lương Mỹ Kỳ bật khóc giữa đêm: "Không biết phải sống vì gì nữa"
15:17:14 20/09/2024
Phim Việt mới chiếu nửa ngày đã đứng top 1 phòng vé, còn lập kỷ lục chưa từng có mới đáng nể
13:45:40 20/09/2024
Nhìn lại tình trường chuyên "lái phi công" của Ngân Sát Thủ, đã từng có một câu chuyện buồn
12:09:12 20/09/2024
Căng: 1 Anh Tài có người yêu nhưng nghi "xào couple" với đồng nghiệp, hội fan thông báo tan rã
13:41:36 20/09/2024
Ông chủ tiệm vàng Bình Dương mỗi ngày phục vụ hơn 600 suất cơm miễn phí: "Ai cần có bữa ăn thì đến đây mình sẽ phục vụ"
11:47:08 20/09/2024
Hoa hậu Kỳ Duyên có phát ngôn giữa ồn ào chưa tốt nghiệp Đại học
16:57:07 20/09/2024
Lộc lên tiếng vụ chèn ép, vu khống nhân viên lấy nhẫn rồi đuổi việc: Nói gì mà netizen bảo xem lại tư duy?
15:29:05 20/09/2024
MC quốc dân Yoo Jae Suk bị điều tra
13:36:29 20/09/2024

Tin mới nhất

Buổi vận động tranh cử đặc biệt của bà Kamala Harris

17:41:02 20/09/2024
Bà Harris cũng đã nhắc lại một số những điểm chính trong chiến dịch tranh cử của mình, từ luật phá thai đến kinh tế, nhập cư và kiểm soát s.úng. Khán giả cũng có cơ hội chia sẻ những câu chuyện liên quan đến các chủ đề được nhắc tới.

Tân Thủ tướng Pháp đệ trình danh sách nội các mới

17:33:54 20/09/2024
Mặc dù không có bất ngờ lớn hay những cái tên nổi bật, thành phần nội các chính phủ mới theo danh sách của ông Michel Barnier được cho là nghiêng về phía cánh hữu so với chính phủ trung dung trước đó.

Type 15 'Báo đen' của Trung Quốc sẽ thay đổi chiến tranh xe tăng?

17:32:06 20/09/2024
Như cuộc chiến ở Ukraine đã cho thấy, cả xe tăng của Mỹ và Nga đều gặp khó khăn trong việc phòng thủ trước các loại tên lửa chống tăng hiện đại.

Israel tăng cường không kích cơ sở hạ tầng của Hezbollah

17:28:57 20/09/2024
Theo một số nguồn tin an ninh Lebanon, đây là một trong những đợt oanh tạc dữ dội nhất của Israel vào Lebanon kể từ đầu đợt giao tranh xuyên biên giới đầu tháng 10/2023 giữa hai bên.

Lý do Ukraine chưa điều F-16 thực hiện những nhiệm vụ nguy hiểm nhất

14:04:02 20/09/2024
Máy bay F-16 của Ukraine đã thực hiện nhiệm vụ chiến đấu lần đầu tiên vào cuối tháng 8, khi đó chúng được điều động để đẩy lùi cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái (UAV) quy mô lớn của Nga.

Brazil tiếp tục cấm mạng xã hội X hoạt động

13:43:50 20/09/2024
Mạng xã hội X có khoảng 22 triệu người dùng tại Brazil. Mặc dù không phổ biến bằng Facebook hay Instagram, nền tảng này vẫn đóng vai trò quan trọng trong các cuộc tranh luận chính trị và tác động lớn đến chính trị gia, nhà báo và dư luậ...

Cộng đồng Việt Nam tại Nga quyên góp hơn 2 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục bão số 3

13:34:53 20/09/2024
Các hoạt động quyên góp chung tay giúp đỡ đồng bào trong nước luôn là truyền thống tốt đẹp của cộng đồng người Việt Nam tại LB Nga trong nhiều năm qua.

Vụ nổ máy nhắn tin và bộ đàm: Chính quyền Liban công bố kết quả điều tra sơ bộ

13:32:58 20/09/2024
Về phần mình, Ngoại trưởng Pháp Sejourne cũng bày tỏ lo ngại về tình hình tại Trung Đông. Ông khẳng định Pháp và Mỹ đang phối hợp gửi thông điệp giảm leo thang tới các bên và cảnh báo Liban sẽ không thể hồi phục sau một cuộc chiến toàn ...

Israel không kích các cứ điểm của Hezbollah ở Liban

13:30:30 20/09/2024
Sau vụ nổ hàng loạt máy nhắn tin và bộ đàm ở Liban, Hezbollah tuyên bố đã tấn công bằng rocket vào các t.iền đồn của Israel ở khu vực biên giới giáp Liban.

EU cấp 10 tỷ euro hỗ trợ các nước bị lũ lụt

12:05:03 20/09/2024
Trong tuần qua, mưa lớn bất thường đã gây lũ quét tàn phá nhiều khu vực rộng lớn tại Áo, Ba Lan, Romania và Cộng hòa Séc. Thảm họa khiến 24 người t.hiệt m.ạng, hàng nghìn ngôi nhà bị ngập và cơ sở hạ tầng bị hư hại nặng nề.

Nga tấn công trung tâm liên lạc tình báo quan trọng của Ukraine

10:54:24 20/09/2024
Hồi tháng 8, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố đã phá hủy một cơ sở chỉ huy và kiểm soát của một trong những lữ đoàn cơ giới của Ukraine bằng tên lửa Iskander-M, khiến ít nhất 10 sĩ quan t.hiệt m.ạng.

Ấn Độ - Mỹ sẽ ký kết thỏa thuận hợp tác mới

10:52:31 20/09/2024
Trong cuộc gặp với Tổng thống Biden, ông Modi dự kiến thông báo về các cuộc hội đàm gần đây với Tổng thống Nga và Ukraine liên quan đến giải pháp hòa bình cho xung đột Nga-Ukraine.

Có thể bạn quan tâm

Han Sara tái xuất làng nhạc, thay đổi gì sau hơn 2 năm ở ẩn?

Nhạc việt

17:16:34 20/09/2024
E.P I Sara You không chỉ là một tập hợp các ca khúc mới mà còn là thông điệp Han Sara muốn gửi gắm đến khán giả trong thời điểm hiện tại.

Muốn nấu thịt bò kho ngon, mềm, thơm khó cưỡng thì chỉ cần thêm 4 loại gia vị này là "bất bại"

Ẩm thực

17:09:07 20/09/2024
Những loại gia vị này không chỉ tạo thêm các tầng lớp mùi vị cho món thịt bò kho mà còn giúp thịt mềm và thơm ngon hơn.

Lộ ảnh Thiều Bảo Trâm và bạn trai kém t.uổi "khóa môi", tình tứ

Sao việt

17:02:03 20/09/2024
Theo đó, Matthis đã đăng tải lên story Instagram bức ảnh ôm bạn gái sát rạt. Dù dùng nhãn dán che đi nhưng qua tư thế chụp ảnh cũng đã rõ ràng cả hai đang khóa môi lãng mạn.

Đi giữa trời rực rỡ - Tập 38: Bảo Anh gặp Như - vỏ quýt dày gặp móng tay nhọn

Phim việt

16:50:25 20/09/2024
Pu có thể gặp khó khăn hơn khi Bảo Anh xuất hiện nhưng hành trình của Bảo Anh cũng không dễ dàng hơn khi có Như.

Riot hé lộ một tính năng đắt giá trên VALORANT Console, game thủ FPS PC liệu có "khóc"?

Mọt game

16:40:18 20/09/2024
Như đã biết, Riot đang rục rịch mở thêm một phiên bản nữa của tựa game VALORANT trên nền tảng Console. Cụ thể, nhân dịp kỷ niệm 4 năm ra mắt VALORANT, Riot đã chia sẻ trong sự kiện Summer Game Fest 2024

Thông điệp Tarot ngày 21/9/2024 cho 12 cung hoàng đạo: Cự Giải bốc lá The Hanged Man, Song Ngư bốc lá The Moon

Trắc nghiệm

16:36:17 20/09/2024
Khám phá những thông điệp từ những lá bài Tarot tới 12 Cung Hoàng Đạo trong ngày 21/9/2024 nhé.Bạch Dương (21/3 - 19/4)Kim Ngưu (20/4 - 20/5)Song Tử

'Đại án' Xuyên Việt Oil: Gây thất thoát 1.463 tỉ, tài khoản chỉ còn hơn 4 tỉ

Pháp luật

15:48:58 20/09/2024
Chuỗi sai phạm của bà Mai Thị Hồng Hạnh, Giám đốc kiêm Chủ tịch Xuyên Việt Oil, gây thất thoát ngân sách hơn 1.463 tỉ đồng

Quảng Bình: Mưa lớn sau bão số 4, ngập nặng ở thượng nguồn sông Gianh

Tin nổi bật

15:45:45 20/09/2024
Hàng chục hộ dân ở huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình) bị ngập sâu do mực nước thượng nguồn sông Gianh dâng cao, phải sơ tán đến nơi an toàn.

"Cạn lời" quần áo ủng hộ từ thiện: Áo ren 2 dây, quần tất lưới, thậm chí có cả... váy cô dâu

Netizen

15:37:25 20/09/2024
Những ngày gần đây, cùng với những món đồ cứu trợ thiết thực được chuyển đến tay bà con vùng lũ thì MXH cũng xôn xao về hình ảnh những bộ trang phục khó hiểu được gửi đi cứu trợ.

Điểm chung của các "em gái BLACKPINK": Nhạc dở nhưng có 1 điểm "cứu cánh"

Nhạc quốc tế

15:29:34 20/09/2024
Dù không debut dưới trướng 1 công ty, nhưng cả hai nhóm đều có gốc gác từ đế chế giải trí YG, được công chúng gọi với danh xưng em gái BLACKPINK .