Phi công Mỹ phản đối gia hạn miễn trừ lắp đặt hệ thống cảnh báo mới đối với 2 dòng máy bay Boeing 737 MAX
Ngày 5/10, Hiệp hội phi công liên minh (APA), đại diện cho 15.000 phi công thuộc hãng hàng không American Airlines, đã phản đối mạnh mẽ nỗ lực của Quốc hội nước này nhằm gia hạn miễn trừ việc lắp đặt hệ thống cảnh báo hiện đại đối với các máy bay Boeing 737 MAX 7 và MAX 10.
Máy bay 737 MAX của Boeing tại nhà máy ở Renton, Washington, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Tháng 12 tới là thời hạn chót để hãng sản xuất máy bay Boeing giành được cấp phép sử dụng của Cơ quan Hàng không Dân dụng Liên bang Mỹ (FAA) đối với 2 mẫu máy bay 737 MAX 7 và MAX 10 hoặc hãng phải đáp ứng các tiêu chuẩn cảnh báo phi công hiện đại mới có thể đưa 2 mẫu máy bay này vào hoạt động.
Edward Sicher, Chủ tịch APA nêu rõ: “Boeing cần tiến hành lắp đặt hệ thống cảnh báo hiện đại đối với phi công trên những chiếc máy bay này để giảm thiểu hiệu ứng giật mình và nhầm lẫn của phi công trong quá trình xử lý trục trặc hệ thống phức tạp trong buồng lái”. Theo ông Sicher, APA không đồng tình với tuyên bố của hãng Boeing cho rằng các phi công có thể bị nhầm lẫn khi chuyển sang máy bay có lắp đặt hệ thống mới nhất này.
Video đang HOT
Tuần trước, Thượng nghị sĩ Roger Wicker, lãnh đạo của đảng Cộng hòa trong Ủy ban Thương mại của Quốc hội, đã đề xuất kéo dài hạn chót đến tháng 9/2024 để Boeing giành được sự cấp phép sử dụng 2 mẫu máy bay trên, đồng thời bày tỏ hy vọng sẽ gắn đề xuất này vào một dự luật quốc phòng thường niên của Mỹ.
Hiện chưa có dấu hiệu cho thấy đề xuất của nghị sĩ Wicker nhận được sự ủng hộ của các nghị sĩ chủ chốt khác trong Quốc hội Mỹ, trong đó có Chủ tịch Ủy ban Thương mại Maria Cantwell của đảng Dân chủ.
Năm 2020, Quốc hội Mỹ đã thông qua các tiêu chuẩn mới về hệ thống cảnh báo phi công theo Luật Cải cách chứng nhận và an toàn hàng không sau khi xảy ra 2 vụ tai nạn thảm khốc của dòng máy bay 737 MAX khiến 346 người thiệt mạng và dòng máy bay bán chạy nhất này của Boeing bị ngừng khai thác trong 20 tháng.
Boeing ước tính Trung Đông cần gần 3.000 máy bay mới vào năm 2041
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, hãng sản xuất máy bay Boeing của Mỹ ước tính khu vực này sẽ cần 2.980 máy bay mới, trị giá 765 tỷ USD, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng từ lưu lượng hành khách và việc mở rộng đội tàu bay thương mại vào năm 2041.
Máy bay Boeing 737 MAX thưc hiện chuyến bay kiểm tra tại nhà máy của Boeing ở Seattle, Washington, Mỹ, ngày 30/9/2020. Ảnh (tư liệu): AFP/TTXVN
Trong báo cáo tiêu đề "Triển vọng thị trường thương mại của Boeing", hãng này cho biết lưu lượng hành khách trong khu vực Trung Đông dự kiến sẽ tăng với tốc độ hằng năm là 4% đến năm 2041.
Giám đốc quản lý tiếp thị thương mại khu vực Trung Đông, châu Phi, Nga và khu vực Trung Á của Boeing Randy Heisey khẳng định khu vực Trung Đông là trạm trung chuyển các chuyến bay phổ biến đối với du khách quốc tế và thương mại. Hiện khu vực này cũng đang phát triển như một điểm đến cho các hành khách kinh doanh và giải trí.
Ông Heisey nói thêm khu vực Trung Đông sẽ tiếp tục đòi hỏi một đội bay đa năng nhằm đáp ứng nhu cầu của các mô hình kinh doanh và vận tải hàng không.
Boeing dự báo đội bay của khu vực sẽ mở rộng lên 3.400 máy bay để phục vụ lưu lượng hành khách đang tăng nhanh, cũng như nhu cầu vận chuyển hàng hóa trong hai thập kỷ tới.
Boeing tiết lộ hơn 2/3 số lượng máy bay mới này sẽ giúp phục vụ mục tiêu tăng trưởng của khu vực Trung Đông, trong khi 1/3 còn lại sẽ thay thế các máy bay cũ bằng các mẫu tiết kiệm nhiên liệu hơn như Boeing 737 MAX, 787 Dreamliner và 777X.
Báo cáo lưu ý rằng các hãng vận tải ở Trung Đông đã thành công trong việc đối phó với những tác động tiêu cực do đại dịch COVID-19 gây ra, bằng cách điều chỉnh mô hình kinh doanh và tăng cường sử dụng các máy bay vận tải để tối đa hóa doanh thu.
Theo Boeing, số lượng các máy bay vận tải hàng hóa của khu vực Trung Đông dự kiến sẽ đạt 170 chiếc vào năm 2041, cao hơn gấp đôi so với với trước đại dịch.
Báo cáo cho biết thêm rằng lưu lượng hành khách và đội tàu thương mại dự kiến sẽ tăng hơn gấp đôi vào năm 2041 và lĩnh vực này cũng sẽ cần thêm 202.000 nhân viên hàng không mới, bao gồm 53.000 phi công, 50.000 kỹ thuật viên và 99.000 tiếp viên trong 20 năm tới.
Boeing cảnh báo dừng chế tạo dòng máy bay 737 MAX 10 Theo một báo cáo công bố ngày 7/7, Giám đốc điều hành (CEO) của Boeing cho biết tập đoàn chế tạo máy bay của Mỹ có thể buộc phải dừng việc chế tạo dòng máy bay 737 MAX 10 nếu cơ quan chức năng không cấp phép cho máy bay này trước khi các tiêu chuẩn mới về hệ thống cảnh báo phi...