Phi công Mỹ nhảy khỏi máy bay, bắn hạ chiến đấu cơ Nhật
Trong Thế chiến 2, một phi công Mỹ đã làm được điều không tưởng khi nhảy dù khỏi máy bay, rút súng ngắn bắn trúng đầu phi công lái chiến đấu cơ Nhật khiến máy bay này đâm xuống đất.
Khoảnh khắc Baggett dùng súng ngắn bắn vào buồng lái máy bay Nhật. Một phi công Nhật trên máy bay khác chụp lại bức ảnh này.
Theo War History Online, Owen John Baggett sinh ngày 29.8.1920 tại Graham, Texas. Tốt nghiệp Đại học năm 1941, Baggett chuyển đến sống ở New York, làm việc cho một công ty đầu tư chứng khoán ở phố Wall.
Cảm thấy buồn chán với công việc của mình, Baggett lựa chọn gia nhập không quân Mỹ vào tháng 2.1942. Baggett sớm tốt nghiệp khóa huấn luyện phi công sau chưa đầy nửa năm.
Năm 1943, Baggett được điều đến Ấn Độ, tham gia Thế chiến 2 trong phi đội máy bay ném bom B-24, chống lại phát xít Nhật đóng quân ở Myanmar.
Phi đội của Baggett có quy mô nhỏ nhất nhưng lại đóng nhiều vai trò quan trọng, như bảo vệ tuyến đường tiếp tế của quân Đồng minh ở khu vực Ấn Độ-Trung Quốc hay phá hủy mạng lưới liên lạc của Nhật ở Myanmar.
Người hùng Owen John Baggett trong bức ảnh chụp năm 1943.
Nhiệm vụ ngày 31.3.1943 đã đưa Baggett vào lịch sử. Khi đó, đơn vị của Baggett nhận lệnh ném bom phá hủy một cây cầu tại thành phố Pyinmana, Myanmar. Đây là tuyến đường sống còn giúp vận chuyển hàng tiếp tế của Nhật.
Phát xít Nhật điều lực lượng hùng hậu bảo vệ khu vực này với hai sân bay quân sự. Trước khi tiếp cận được mục tiêu, máy bay ném bom B-24 Mỹ bất ngờ bị các tiêm kích Mitsubishi A6M “Zero” của phát xít Nhật bao vây và bắn hạ.
Máy bay do Baggett điều khiển cùng cơ trưởng Lloyd Jensen cũng chịu chung số phận. Phần đuôi máy bay trúng đạn và bốc cháy. Các phi công Mỹ khi đó chỉ có hai lựa chọn, ở lại chết cháy hoặc nhảy dù xuống vùng đất do đối phương kiểm soát.
Baggett nhảy dù ra ngoài không do dự. Khi chiếc chiến đấu cơ Zero Nhật tiến gần đến vị trí của Baggett, vốn đang giả chết, viên phi công mở khoang lái để quan sát rõ hơn. Tận dụng khoảnh khắc này, Baggett bất ngờ rút khẩu súng ngắn M1911 và bắn 4 phát đạn vào buồng lái máy bay địch.
Video đang HOT
Tiêm kích Mitsubishi A6M “Zero” của Nhật trong Thế chiến 2.
Baggett hiểu rằng nếu không bắn trúng mục tiêu thì sớm muộn anh cũng sẽ bị kẻ địch tiêu diệt. Nhưng may mắn thay, chiếc Zero mà Baggett ngắm bắn bỗng nhiên chao đảo rồi rơi xuống đất. Phi công Nhật sau đó được xác định chết do trúng đạn vào đầu, từ khẩu súng ngắn của Baggett.
Ba người sống sót sau khi nhảy dù, trong đó có Baggett đều bị phát xít Nhật bắt giữ và dẫn giải tới nhà tù ở Singapore.
Không giống như các tù binh khác, các chỉ huy Nhật biết được câu chuyện của Baggett và tỏ ra tôn trọng người lính gan dạ. Thiếu tướng Nhật Arimina còn vui vẻ hướng dẫn cho Baggett cách mổ bụng tự sát theo phong cách của các samurai Nhật Bản thời xưa. Nhưng Baggett không nghĩ rằng đây là một vinh dự và từ chối làm điều này.
Máy bay ném bom B-24 của Mỹ.
Đại tá Harry R Melton Jr bị quân Nhật bắn rơi và bắt sống ngày 25.11.1943 cũng nghe được câu chuyện tương tự. Binh lính Nhật kể rằng một người lính Mỹ điên rồ nào đó đã nhảy dù ra khỏi máy bay, dùng súng ngắn bắn trúng đầu phi công đối phương. Máy bay Nhật lao xuống mặt đất với khoang lái vẫn còn mở.
Melton muốn gửi bản báo cáo chính thức về vu việc này nhưng đã qua đời trong nhà giam. Trong khi đó, Baggett và 37 tù binh khác được đặc nhiệm Mỹ giải cứu sau khi chiến tranh kết thúc.
Baggett nghỉ hưu với hàm Đại tá. Người phi công anh hùng Mỹ qua đời ở tuổi 86 vào năm 2006.
Các tài liệu thời chiến của cả Mỹ và Nhật sau này đều xác nhận rằng, Baggett thực sự đã bắn hạ phi cơ Nhật trong khoảnh khắc hiếm hoi như vậy.
Theo Danviet
Những đóa hồng lái chiến đấu cơ Trung Quốc
Vượt qua hàng chục nghìn người, 16 cô gái tốt nghiệp xuất sắc và trở thành những nữ phi công lái chiến đấu cơ đầu tiên của Trung Quốc.
Theo Huanqiu, năm 2005, sau khi được ủy ban quân vụ trung ương Trung Quốc phê chuẩn, không quân nước này lần đầu tuyển sinh nữ phi công lái chiến đấu cơ. Tháng 9/2005, 35 người từ hơn 20.000 nữ sinh vừa tốt nghiệp cấp ba trên toàn quốc trúng tuyển. 4 năm sau, chỉ có 16 người tốt nghiệp với thành tích xuất sắc. Ảnh: Sina
Nữ phi công Trung Quốc được huấn luyện các khóa đào tạo sức chịu cực hạn. Họ có thể bay với trọng lực 5G gây ra khi tăng tốc, chịu sức ép gấp 5 lần trọng lượng cơ thể. Mỗi ngày, họ phải luyện tập ít nhất 5 giờ. Một ngày luyện tập thường bắt đầu từ 5h sáng. Ảnh: Không quân Trung Quốc
Ngoài giờ học và luyện tập, họ cũng như bao cô gái bình thường khác, thích ca hát để giải trí. Ảnh: Không quân Trung Quốc
Sau khi tốt nghiệp, các nữ phi công sẽ có cả bằng cơ khí máy bay và bằng lái máy bay. Ảnh: Không quân Trung Quốc
Trung Quốc hiện có 52 nữ phi công, bao gồm cả phi công dân sự và quân sự, trong đó 16 nữ phi công lái chiến đấu cơ. Ảnh: Xinhua
Trung Quốc là một trong 16 quốc gia có nữ phi công lái chiến đấu cơ.
Một nữ phi công chuẩn bị cho màn bay trình diễn nhân kỷ niệm 60 năm quốc khánh Trung Quốc hôm 1/10/2009. Ảnh: Xinhua
Đội 5 người cầm mô hình máy bay mô phỏng đường bay sẽ trình diễn trên quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh. Ảnh: Xinhua
Đại đội bay trình diễn 1/8 của không quân Trung Quốc. Đại đội thành lập năm 1962, được đặt tên theo ngày thành lập quân đội Trung Quốc 1/8/1927. Hạm đội được trang bị máy bay huấn luyện chiến đấu JJ-5, J-7EB, J-7Gb, tiêm kích đa nhiệm vụ J-10 và gần đây nhất là máy bay ném bom JH-7. Ảnh: People
Để được vào đội bay 1/8, phi công phải có ít nhất 1.000 kinh nghiệm giờ bay. Ảnh: Không quân Trung Quốc
Nữ phi công Trung Quốc tốt nghiệp với hàm trung úy, như các đồng nghiệp nam. Mức lương phi công được cho là khoảng 4.000 nhân dân tệ (hơn 583 USD) mỗi tháng. Ngoài ra, phi công còn được hưởng trợ cấp tính theo giờ bay. Ảnh: People
Một nữ phi công lái máy bay ném bom JH-7 của Trung Quốc. Ảnh: Không quân Trung Quốc
Hồng Hạnh
Theo VNE
Chiến dịch oanh tạc Mỹ bằng 9.000 khí cầu mang thuốc nổ Phát xít Nhật từng có một cuộc tấn công kỳ lạ chưa từng thấy: Dùng 9.000 kinh khí cầu mang theo chất cháy và những khối thuốc nổ lớn tấn công lãnh thổ Mỹ từ khoảng cách hơn 8.000 km. Một quả bom khí cầu của Nhật bị quân đội Mỹ thu giữ. Ngày 5.5.1945 là một ngày xuân ấm áp và Thế...