Phi công Mỹ kể khoảnh khắc đối mặt tên lửa trong Bão táp sa mạc
“Phi công, chúng ta bị khóa mục tiêu”, sĩ quan tác chiến điện tử trên “pháo đài bay” B-52 ngỡ ngàng thông báo cho cơ trưởng, khi họ tham gia trận chiến ở Iraq năm 1991.
Jim Bowles tại căn cứ không quân Barksdale ngày 20/1. Ảnh: US Air Force
Jim Bowles, phi công điều khiển máy bay ném bom chiếc lược B-52, nghiến răng và nhìn xuống khi nghe thông báo. Ông thấy một tên lửa đất đối không SA-6 đang phóng về phía mình.
Đối với hầu hết mọi người, bị bắn hạ bởi tên lửa trên lãnh thổ đối phương có thể chỉ là một viễn cảnh khó thành sự thật. Nhưng đối với Bowles và phi hành đoàn, “viễn cảnh” đó đang bay về phía họ trong màn đêm Iraq.
Vài phút trôi qua, mỗi phút tưởng như kéo dài vô tận. Bowles nín thở.
“Thôi xong rồi”, Bowles nhớ lại suy nghĩ của mình lúc đó, ông hiện là một nhà phân tích của không quân Mỹ.
Bowles nhìn thấy tên lửa. Nhưng điều ông không thể thấy là hệ thống gây nhiễu đã phát huy tác dụng, làm chệch hướng tên lửa để cứu ông và tổ bay.
Theo Military, trước khi được triển khai đến vịnh Persia để hỗ trợ Chiến dịch Bão táp Sa mạc hay Chiến tranh vùng Vịnh, Bowles, vợ và con cái đang trong một kỳ nghỉ gia đình và đến thăm người thân. Mỗi buổi chiều, vào lúc 14h, ông phải gọi điện về cho đơn vị tại căn cứ không quân Barksdale, Louisiana. Thời điểm đó, ông đang chuẩn bị chuyển địa điểm đồn trú về Castle AFB, California.
Khi vừa trở về từ kỳ nghỉ, một cuộc điện đã thay đổi hoàn toàn kế hoạch của Bowles. “Chuông điện thoại reo lúc 23h30″, ông kể. “Vợ tôi và tôi nhìn nhau và nói ‘ôi không’. Tôi nghe điện và được yêu cầu báo cáo với Barksdale”.
Video đang HOT
Chiến dịch Bão táp Sa mạc là cuộc xung đột giữa Iraq và liên minh gần 30quốc gia do Mỹ dẫn đầu. Sự kiện dẫn tới chiến tranh là Iraq xâm chiếmKuwait ngày 2/8/1990, sau khi Iraq cho rằng Kuwait đã “khoan nghiêng” giếng dầu của họ vào biên giới Iraq. Iraq ngay lập tức bị Liên Hiệp Quốcáp đặt trừng phạt kinh tế. Tình hình ở vịnh Persia đã leo thang vào tháng 12/1990, khiến liên quân bắt đầu can thiệp quân sự, và đó là khi Bowles nhận được thông báo điều động.
“Trong khi trang trí cho dịp Giáng sinh, tôi cũng đồng thời đóng gói đồ đạc để chuẩn bị đến nơi chiến đấu”, ông nói. “Đó là một trải nghiệm độc đáo. Vào dịp mọi người nghĩ về hòa bình và thiện chí, thì tôi phải đi chiến đấu”.
Sau khi đến căn cứ không quân Barksdale vào tháng một, Bowles được điều đến Nellis AFB, Nevada, để tham gia một cuộc diễn tập hai tuần gọi là Cờ Sa mạc.
“Bãi đậu chứa đầy các loại máy bay”, ông nói. “Đến ngày thứ 4 trong cuộc diễn tập, chúng tôi nhìn thấy nhiều máy bay rời khỏi căn cứ, và đến thứ 5, một phần tư sân bay đã trống rỗng. Tất cả mọi người đã đi đâu? Chúng tôi đều tự hiểu”.
Sau cuộc diễn tập, Bowles lên một chiếc xe buýt để tiêm phòng lần cuối và ngay lập tức được đưa tới Arab Saudi để chiến đấu chống lại lực lượng của Saddam Hussein.
“Tuy có đôi chút lo ngại về nguy cơ bỏ mạng trên chiến trường, chúng tôi vẫn tự tin vì biết rằng chúng tôi có thể hoàn thành nhiệm vụ”, Bowles nói. Hai nhiệm vụ đầu tiên được tiến hành suôn sẻ, vũ khí được nhắm vào các mục tiêu quan trọng.
“Có những nhiệm vụ phá mìn, trong đó, chúng tôi thả bom từ điểm chỉ cách biên giới Arab Saudi – Kuwait vài km, và vì độ cao và thời gian rơi, những vũ khí đó sẽ rơi vào bãi mìn mà lực lượng của ông Saddam Hussein đã gài”, Bowles kể.
Có lần lực lượng của Hussein điều ba đơn vị thiết giáp vào thị trấn Khafji. Tất cả những gì Bowles và tổ bay của ông có là một tờ giấy ghi tọa độ.
“Vào thời điểm đó, đoàn xe bọc thép của Hussein đã bị lộ. Chúng tôi tấn công với hai máy bay đầy bom MK-82 và một phi cơ chứa đầy bom chùm”, Bowles cho biết. “Sau khi hạ cánh, chúng tôi nhận được báo cáo nói rằng chúng tôi đã chặn đường đi của họ”.
Bowles, người đã thực hiện 25 nhiệm vụ chiến đấu trong 10 tuần, coi Chiến dịch Bão táp Sa mạc là dấu mốc đáng nhớ nhất trong sự nghiệp.
“Khi tôi nhìn lại Bão táp Sa mạc, mọi chuyện như thể vừa mới xảy ra hôm qua. Những ký ức đã in sâu vào trong tâm trí tôi cùng gia đình”, Bowles nói. “Đó đã là chuyện từ 25 năm trước, nhưng chúng ta không thể chiến đấu cho trận cuối cùng. Chúng ta phải chiến đấu cho trận đánh của ngày mai”.
Phương Vũ
Theo VNE
Tham vọng biến Boeing-747 thành oanh tạc cơ
Hãng Boeing từng đề xuất kế hoạch thay thế pháo đài bay B-52 bằng một loại máy bay có thể chở tới 100 tên lửa hành trình.
Hình ảnh phác họa thiết kế máy bay CMCA của Boeing - Ảnh: Foxtrot Alpha
Oanh tạc cơ khét tiếng B-52 từ lâu đã là một trong những vũ khí chủ lực của Lực lượng không quân chiến lược Mỹ nhờ uy lực ném bom rải thảm tàn phá ghê gớm. Tuy nhiên, trong hơn 2 thập niên qua, một nửa số B-52 của quân đội Mỹ đã bị cho "về hưu sớm" do ngân sách eo hẹp. Trước tình hình này, nhiều tập đoàn quốc phòng hàng đầu của nước này đang cấp tập đưa ra hàng loạt giải pháp thay thế hiệu quả hơn và tiết kiệm chi phí.
Theo tài liệu giải mật vừa được Lầu Năm Góc công bố, đáng lẽ Boeing đã "giành được cờ" trong cuộc đua tìm kiếm người kế nhiệm B-52 nhờ ý tưởng được các chuyên gia đánh giá là "đi trước thời đại".
Kho tên lửa di động
Theo tờ Daily Mail, ngay từ thập niên 1980, Boeing đã đề xuất sáng kiến cải biến máy bay 747 nổi tiếng của hãng thành một bệ phóng di động có khả năng mang khoảng 50 - 100 tên lửa hành trình AGM-86 ALCM có tầm hoạt động từ 900 - 2.400 km. Boeing gọi kế hoạch này là chương trình Máy bay tên lửa hành trình (CMCA).
Mục đích của CMCA là chế tạo một loại oanh tạc cơ chi phí thấp nhưng có thể mang nhiều hơn 50 tên lửa. Một điểm mạnh khác của kế hoạch này là dù không có năng lực tàng hình nhưng Boeing-747 cải biến vẫn sở hữu khả năng ngụy trang, ẩn nấp cực kỳ lợi hại, mang lại lợi thế lớn cho quân đội Mỹ. Lý do là đối phương sẽ rất khó phân biệt được oanh tạc cơ CMCA với máy bay dân dụng thông thường. Điều này giúp nó có thể "lặng lẽ" đáp xuống tại các sân bay dân sự, trà trộn vào các máy bay khác mà không đánh động hệ thống phòng không của địch.
Daily Mail dẫn lời các chuyên gia nhận định với tầm hoạt động cực rộng của tên lửa AGM-86 ALCM, máy bay có thể "đóng đô" an toàn ngay trong các sân bay dân sự và không cần tiếp cận quá gần khu vực chiến sự khi được triển khai.
Theo giới lãnh đạo Boeing, CMCA được thiết kế dựa trên phiên bản chở hàng 747-200C, tốc độ 918 km/giờ (Mach 0,85, tức bằng 0,85 lần vận tốc âm thanh) với hơn 10 bệ phóng được gắn dọc theo đường đi bên trong khoang và phần rìa của máy bay. Mỗi bệ phóng có thể triển khai khoảng 8 tên lửa một lần và có thể phóng từng phát lẫn liên thanh. Khu vực khoang hạng nhất sẽ được thiết kế thành trung tâm chỉ huy và kiểm soát.
Kế hoạch dang dở
Tuy nhiên, sau một thời gian cân nhắc, không quân Mỹ đã quyết định không đặt hàng CMCA, khiến Boeing phải ngưng theo đuổi dự án khi tất cả vẫn còn nằm trên giấy. Lý do là Lầu Năm Góc lo ngại sự nhập nhằng sẽ gây nguy hiểm cho hàng không dân sự, đồng thời cho rằng Boeing-747 sẽ không thể tương thích với hệ thống chỉ huy, liên lạc quân sự. Vì thế, chính phủ của Tổng thống Ronald Reagan quyết định đổ tiền vào dự án chế tạo oanh tạc cơ B-1 cũng của Boeing và rót thêm tiền nâng cấp phi đội B-52.
"Nhìn lại thì có thể thấy việc xếp xó kế hoạch CMCA là lựa chọn khá đáng tiếc. Một chiếc máy bay như vậy, đặc biệt là khi được nâng cấp để chở theo tên lửa dẫn đường bằng hệ thống GPS, sẽ trở thành một hệ thống vũ khí cực kỳ hiệu quả để triển khai trên bầu trời Afghanistan và Iraq hay các vùng biển", chuyên trangFoxtrot Alpha dẫn lời nhà báo chuyên mảng quân sự Tyler Rogoway nhận định. "Khi nói đến các sứ mệnh triển khai kho vũ khí di động, máy bay CMCA có thể hoạt động với chi phí thấp hơn nhiều so với các oanh tạc cơ B-1 và B-52 được điều động trong cả hai cuộc chiến Afghanistan và Iraq", ông nói.
Tương tự, diễn đàn công nghệ quốc phòng Above Top Secret chỉ ra rằng CMCA hơn hẳn B-1 và B-52 về khả năng chở vũ khí tối đa lẫn tầm bay, không thua kém mấy về tốc độ và thậm chí ngang ngửa về nhiều mặt với B-2, oanh tạc cơ mạnh nhất của Mỹ hiện nay. Theo trang này, với sự phát triển vượt bậc của hệ thống liên lạc trao đổi thông tin, CMCA sẽ là đồng đội rất tin cậy và hiệu quả cho các chiến đấu cơ F-22, F-35 lẫn các thế hệ máy bay ném bom tương lai.
Boeing-747 là máy bay chở khách thân rộng đầu tiên được sản xuất. Từ chuyến bay thương mại đầu tiên năm 1970, Boeing-747 giữ kỷ lục về sức chứa hành khách lớn nhất trong 37 năm cho đến khi bị Airbus A380 qua mặt. Theo BBC, một chiếc 747 có sức chứa 380 - 560 người, tùy theo cách bố trí của hãng hàng không; còn A380 là từ 525 - 853 người. Tuy dòng máy bay này ngày nay không còn phổ biến nhưng Boeing vẫn duy trì sản xuất hạn chế để đáp ứng các đơn hàng đặc thù.
Ngoài dự án CMCA, máy bay 747 cũng từng được Lầu Năm Góc chọn cải biến thành chiếc Boeing YAL-1 gắn vũ khí laser để đánh chặn tên lửa đạn đạo vào thập niên 2000. Các cuộc thử nghiệm diễn ra tốt đẹp nhưng Mỹ cuối cùng quyết định ngừng chương trình vì chi phí cao, tầm bắn của laser quá ngắn và đòi hỏi phải tiếp liệu thường xuyên, theo chuyên trang Defense One.
Danh Toại
Theo Thanhnien
'Pháo đài bay' B-52 - kẻ thống trị trường kỳ của không quân Mỹ "Pháo đài bay" B-52 ra đời cách đây hơn 60 năm nhưng hiện chúng vẫn giữ vị trí thống trị trong dàn máy bay ném bom tầm xa của không quân Mỹ. Pháo đài bay B-52. Ảnh: United States Air Force Bị lên kế hoạch cho "về hưu" cách đây vài thập kỷ song B-52 vẫn tiếp tục được trọng dụng từ cuộc...