Phi công Mỹ được lệnh ‘nhịn’ máy bay Nga hết cỡ ở Syria
Tất cả các phi công của Mỹ ở Syria đã được lệnh hết sức kiềm chế, không được manh động trong bối cảnh máy bay Nga ngày càng có khuynh hướng “áp sát” máy bay Mỹ.
Máy bay tiêm kích – bom Su-34 của Nga xuất kích ở Syria. Phi công Mỹ được lệnh ‘nhịn’ máy bay Nga hết cỡ – Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Thông tin trên do hãng truyền thông Mỹ CNN đăng tải, dẫn nguồn từ một quan chức Mỹ. Theo đó, các phi công Mỹ được lệnh phải đặt an toàn bay lên trên hết trong bối cảnh 2 đối thủ sừng sỏ nhất thuở nào nay cùng tung máy bay chiến đấu lên bầu trời Syria, lại không hề bắt tay nhau.
Thật ra thì an toàn bay là vấn đề duy nhất 2 bên tỏ ra có “nói chuyện” với nhau, có điều Mỹ luôn tuyên bố không hợp tác với Nga, bảo rằng chỉ bàn bạc vấn đề thuần túy kỹ thuật, cố tránh viễn cảnh máy bay 2 nước đụng nhau mà thôi. Tuy nhiên vẫn chưa có một thỏa thuận nào được ký kết.
Video đang HOT
Ít nhất, phi công Nga đã 2 lần bay rất gần máy bay chiến đấu Mỹ ở Syria, gần đây nhất là hôm 15.10 vừa qua, chỉ cách máy bay Mỹ chừng 450 m. Còn cách đây 2 tuần, máy bay Nga, Mỹ chỉ cách nhau 150 m. Trong cả 2 trường hợp đều không xảy ra gây hấn gì. Ở lần suýt chạm mặt nhau cách đây 2 tuần, Mỹ sau đó thông báo máy bay chiến đấu nước này đã “né”, thay đổi hướng bay, chấp nhận hủy bỏ kế hoạch của mình.
Trong một diễn biến khác, CNN cũng đưa tin tại thành phố Aleppo của Syria hiện có khoảng 2.000 lính Iran. Mỹ cho rằng lực lượng này đang hỗ trợ cho máy bay Nga không kích, tuy nhiên cũng không loại trừ khả năng họ có thể được tung ra tuyền tuyến.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Mỹ dùng tin tình báo về máy bay Nga từ 30 năm trước
Quân đội Mỹ hiện vẫn sử dụng thông tin tình báo về các máy bay Nga do điệp viên đứng đầu một phòng nghiên cứu radar quân sự từ thời Liên Xô cung cấp.
Một chiến đấu cơ Su-27 của Nga được sản xuất từ những năm 80. Ảnh: Myzone59
Theo Business Insider, nhiều chiến đấu cơ hiện đại của Nga được chế tạo và phát triển trên cơ sở các thành tựu công nghệ quân sự từ thập niên 80 của thế kỷ trước. Do đó những thông tin do điệp viên Adolf Tolkatchev cung cấp trong giai đoạn này vẫn còn hữu dụng với quân đội Mỹ.
David Hoffman, tác giả cuốn sách về Tolkachev có tựa đề "Điệp viên tỷ đô", cho biết những thông tin do điệp viên phản bội này cung cấp liên quan đến hầu hết các chiến đấu cơ của Nga được sản xuất trong giai đoạn những năm 1980 và đầu những năm 1990.
"Mặc dù vụ việc xảy ra cách đây 30 năm nhưng dường như những thông tin do Adolf Tolkachev cung cấp vẫn rất quan trọng đối với các chuyên gia công nghệ quân sự Mỹ", David Hoffman cho hay.
Thông tin do điệp viên Tolkachev cung cấp có thể giúp cho các chiến đấu cơ của Mỹ giành lợi thế trước các máy bay Nga trong trường hợp xảy ra đụng độ trên vùng trời Syria.
Adolf Tolkachev đứng đầu đơn vị thiết kế radar Phazotron của Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Năm 1977, Adolf Tolkachev đã phản bội tổ quốc, bí mật hợp tác với CIA, và trở thành một trong những điệp viên quan trọng nhất trong lịch sử Mỹ.
Trong 8 năm hoạt động gián điệp giữa lòng thủ đô Moscow, Adolf Tolkachev đã trở thành một nguồn tin quan trọng giúp Mỹ nắm được nhiều bí mật về công nghệ quân sự của Liên Xô, đồng thời tiết kiệm được hàng tỷ đô la để nghiên cứu phát triển vũ khí.
Adolf Tolkatchev, điệp viên tỷ đô của Mỹ. Ảnh: Stimulatedboredom
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Đại sứ Syria: Nhờ Nga, Mỹ bắt đầu không kích hiệu quả Sau hơn một năm chiến dịch không kích của Mỹ và liên quân được triển khai nhắm vào lực lượng khủng bố IS, Syria lên tiếng khen các cuộc không kích của Mỹ bắt đầu có hiệu quả. Đại sứ Syria ở Moscow, ông Riad Haddad khen Mỹ "bắt đầu không kích có hiệu quả" - Ảnh minh họa: Reuters Đây là lần...