Phi công máy bay chiến đấu gặp nạn bung dù như thế nào?
Ghế phóng có gắn dù của phi công nhiều khi gây chấn thương cột sống cho phi công vì họ phải chịu gia tốc rất lớn 12-14G. Tuy nhiên, nhìn chung thì ghế phóng dù đã cứu thoát được khá lớn sinh mạng các phi công trên thế giới. Các loại máy bay chiến đấu hiện đại như Su30MK2 của Việt Nam, đều được trang bị hệ thống ghế phóng có gắn dù đặc biệt an toàn.
Ghế phóng gắn dù là một hệ thống được thiết kế để cứu phi công hay thành viên phi hành đoàn máy bay chiến đấu trong tình huống khẩn cấp (máy bay gặp sự cố kĩ thuật hay bị đối phương bắn hạ trong chiến tranh). Hầu hết ghế ngồi của phi công được phóng ra khỏi máy bay chiến đấu nhờ động cơ rocket.
Dù ghế phóng gắn dù nhiều khi gây chấn thương cột sống cho phi công khi mà họ sẽ phải chịu gia tốc rất lớn 12-14G. Tuy nhiên, nhìn chung thì ghế phóng gắn dù đã cứu thoát được khá lớn sinh mạng các phi công trên khắp thế giới. Ảnh: Hai phi công Venezuela được ghế dù đẩy khỏi chiếc K-8W đang chúi xuống đất.
Nếu tính riêng mẫu ghế phóng Martin – Baker được sản xuất ở Anh Quốc từ năm 1946, tính tới tháng 5-2006, loại ghế này đã cứu thoát 7.152 phi công máy bay quân sự. Ảnh: Phi công được cứu mạng bởi ghế lắp động cơ rocket, chỉ vài giây trước khi chiếc F/A-18 lao xuống đất, nổ tung.
Ghế phóng đảm bảo giúp phi công thoát hiểm ở độ cao chỉ từ 0-20.000m. Ảnh: Phi công Mỹ được ghế phóng đưa ra khỏi chiếc F-16 mất điều khiển chuẩn bị lao xuống đất.
Trong tích tắc, phi công phóng khỏi chiếc Su-27UB đã đâm xuống đất
Video đang HOT
Trên các dòng máy bay chiến đấu MiG và Sukhoi hiện đại của Nga hầu hết đều sử dụng mẫu ghế phóng khẩn cấp NPP Zvezda K-36. Ảnh: Phi công Nga phóng khỏi máy bay, khi đuôi chiếc MiG-29 chổng ngược ngay cạnh.
Thử nghiệm ghế phóng khẩn cấp trên tiêm kích MiG-25.
Phi công Mỹ nhảy khỏi chiếc F/A-18
Ghế phóng khẩn cấp gắn dù thử nghiệm trên tiêm kích F-4 của Hải quân Mỹ.
Một phi vụ phóng máy bay thất bại trên tàu sân bay Mỹ, phi công thoát nạn nhờ ghế phóng gắn dù.
Nếu không có loại ghế phóng đặc biệt này, cơ hội sống sót của phi công gần như bằng 0 trên các máy bay chiến đấu phản lực tốc độ lớn.
Trước khi phóng ghế, nắp kính buồng lái sẽ bị bắn ra ngoài nhờ một liều phóng phụ, sau đó ghế mới bật lên.
Một chiếc A-4 đáp thất bại, lao xuống biển, may cho phi công này là ghế phóng đã được phát minh để cứu anh ta.
Ghế phóng giúp phi công thoát ly an toàn ngay cả khi máy bay chạm đất, phát nổ.
Ngay cả máy bay ném bom hạng nặng chiến lược như B-52, Tu-160 cũng đã được trang bị ghế phóng khẩn cấp để phi công thoát hiểm.
Theo_An ninh thủ đô
Phi công Su-30MK2 mang theo gì trên ghế phóng dù?
Để giúp phi công sống sót sau khi nhảy dù, trên chiếc ghế phóng của Su30MK2 được trang bị một thùng chứa đồ ăn, vật dụng để tồn tại trên biển/đất liền...
Để giúp phi công có thể thoát nạn khi máy bay gặp sự cố, hãng PP Zvezda, Nga đã sản xuất ghế phóng K-36DM trang bị cho nhiều dòng tiêm kích, trong đó có Su-30MK2 và nhiều máy bay khác.
Hệ thống ghế phóng K-36DM là biện pháp thoát hiểm khẩn cấp cho các phi công ở nhiều dải vận tốc và độ cao khác nhau trong hành trình bay, và được sử dụng cùng với các thiết bị bảo hộ khác như trang phục kháng áp để cứu mạng phi công.
Trong tình huống buộc phải nhảy dù, lúc này phi công sẽ rơi xuống cùng một thùng chứa các vật dụng và đồ ăn để tồn tại trong môi trường ngoài biển/mặt đất/rừng cho đến khi được cứu.
Mỹ thử nghiệm ghế phóng trên tiêm kích F-35.
Thùng này chứa các thiết bị cứu hộ: xuồng phao, thức ăn, lọc nước ngọt, kính đánh tín hiệu, thuốc lọc nước, súng bắn pháo sáng, thuốc, lương khô... và cả bộ đàm cầm tay để tự phát tín hiệu để lực lượng tìm kiếm. Thùng này được buộc với phi công bằng một sợi dây dài 15m.
Trong trường hợp bay biển áo phi công sẽ có túi chứa chất chống cá mập, khi rơi xuống nước phi công xé túi này ra thì một dung dịch loang ra, lấp lánh, phản quang trên mặt biển vừa để máy bay cứu nạn có thể dễ dàng nhận vừa có tác dụng đuổi cá mập.
Cũng trên áo này có túi chứa thuyền phao đủ để phi công chui vào trú ẩn. Các phi công khi thực hiện các bài bay tùy địa hình mà mang theo trang phục và thiết bị phù hợp.
Về cơ chế hoạt động của không chỉ ghế phóng K-36DM, khi phi công mở chốt an toàn và kéo lẫy ra lệnh phóng ghế ra khỏi buồng lái thì hai chân, tay và người phi công sẽ bị kéo ngược vào thành ghế và các đai lúc này giữ chặt người lái khi bung lên khỏi máy bay, thường sẽ cách máy bay ở độ cao từ 60-90m trong thời gian rất nhanh.
Gần như cùng lúc đó hai dù định vị (nằm ở phía trên vai phi công) sẽ phóng ra để giữ ghế phi công cân bằng và một hệ thống tên lửa nhỏ được lập trình sẽ phóng chiếc ghế này ở tư thế thuận lợi nhất. Sau đó phi công sẽ được tách ra khỏi ghế, kèm theo đó là dù bung ra để đỡ phi công hạn chế tác động khi chạm đất hoặc biển.
Ghế này hiện đại đến mức dù khi máy bay đang ở trạng thái nghiêng hay bay ngửa bụng, sau khi đưa phi công ra ngoài khoang lái sẽ tự động điều chỉnh lực đẩy để ghế luôn ở phương thẳng đứng thay vì đẩy phi công cắm thẳng xuống đất.
Từ những thập niên 70 khi máy bay gặp trục trặc, chưa rời khỏi mặt đất thì ghế cũng đã bung lên cao để cứu phi công. Tuy nhiên, khi phi công kéo lẫy để bật ghế ra sẽ không phát bất cứ tín hiệu nào về mặt đất để biết được họ đã rời máy bay. Tín hiệu chỉ phát ra khi máy bay đập xuống đất/mặt biển khi đó lực tác động cực lớn sẽ kích hoạt hệ thống phát tín hiệu định vị khẩn cấp.
Trong trường hợp ghế bung ra ở độ cao 20.000m, môi trường xung quanh ôxy loãng, nhiệt độ quá lạnh dù sẽ chưa bung ra mà chiếc ghế nặng hơn 150kg này sẽ nhanh chóng rơi xuống độ cao 5.000m rồi mới bung dù ra.
Lúc này phi công sẽ thở bằng ôxy dự trữ có sẵn trong túi để ở dưới ghế ngồi. Khi xuống độ cao 5.000m phi công mới tự động tách khỏi ghế ngồi.
Tuấn Hưng (Tổng hợp TTO, DVO)
Theo_Báo Đất Việt
Nga: Su-27 gặp nạn do phi công đột quỵ Trái với những thông tin ban đầu, Nga vừa đưa ra kết luận cuối cùng về chiếc Su27 gặp nạn hôm 9/6. Hãng TASS ngày13/6 dẫn nguồn từ Ủy ban điều tra cho biết, nguyên nhân cơ bản dẫn tới việc chiếc tiêm kích Su-27 rơi ở ngoại ô Moskva là do phi công bị đột quỵ trong quá trình bay. "Theo điều...