Phi công hầu toà vì đỗ trực thăng mua bánh ngọt
Cơn thèm đồ ngọt của nam phi công 34 tuổi phải trả giá bằng trát hầu toà khi hạ cánh trực thăng xuống trung tâm thị trấn chỉ để mua một chiếc bánh kem.
Khoảng 17h ngày 31/7, cảnh sát nhận được cuộc gọi của người dân thị trấn Tisdale, tỉnh Saskatchewan thông báo một chiếc máy bay trực thăng màu đỏ đã hạ cánh xuống bãi đậu xe đông đúc trên đường 101, thổi tung bụi và các mảnh vỡ nguy hiểm ra khu vực bao quanh.
Bãi đậu xe thuộc trường trung học của thị trấn, may mắn khá trống khi phi công hạ cánh. Hôm đó là thứ bảy, trùng dịp nghỉ hè của học sinh.
Ban đầu, thấy chiếc trực thăng sơn cùng màu với xe cứu thương của tỉnh, một số người dân cho rằng nó đang đáp gấp xuống hiện trường để cấp cứu y tế. Nhưng khi thấy người trên trực thăng vào cửa hàng đồ ngọt và đi ra với một chiếc bánh kem, họ nhận ra không phải vậy, và đã báo cảnh sát
Cảnh sát cáo buộc chiếc trực thăng (màu đỏ) đã hạ cánh xuống một bãi đậu xe có mật độ giao thông rất cao ở thị trấn Tisdale, tỉnh Saskatchewan. Ảnh: Saskatchewan RCMP
Kết quả điều tra xác định, người điều khiển trực thăng là phi công 34 tuổi đến từ thị trấn Leroy, tỉnh Saskatchewan, cách hiện trường sự việc khoảng 97 km. Anh ta đã được cấp phép lái máy bay nhưng vẫn phải ra tòa vì việc hạ cánh trong trường hợp này được xác định là “không khẩn cấp” và “hạ cánh ở địa điểm bất hợp pháp”.
Ngày 11/ 8, anh ta bị cảnh sát chính thức truy cứu về tội V ận hành máy bay nguy hiểm và sẽ hầu toà vào ngày 7/9 tới.
Nhiều trường hợp trực thăng công vụ từng bị người dân quay lại clip đăng Twitter. Năm 2009, một phi công đã đặt chiếc trực thăng CH-146 Griffon thuộc sở hữu quân sự xuống sân bóng chày ở Ontario để đặt bánh mì kẹp thịt từ một cửa hàng thức ăn nhanh.
Video đang HOT
Bên trong nhà máy trực thăng lớn nhất Nga
Nhà máy Ulan-Ude được thành lập từ năm 1939, là nơi chế tạo các dòng trực thăng đa dụng chủ lực của Nga với hơn 8.000 sản phẩm xuất xưởng.
Nhà máy Hàng không Ulan-Ude (UUAZ) nằm tại nước Cộng hòa Buryatia thuộc Nga, được thành lập vào năm 1939. UUAZ ban đầu có nhiệm vụ bảo dưỡng tiêm kích I-16 và oanh tạc cơ SB, sau đó là sản xuất tiêm kích La-5 và La-7 trong Thế chiến II. Đến năm 1956, nhà máy bắt đầu chuyển sang chế tạo trực thăng.
Đây là một trong những cơ sở sản xuất dây chuyền lớn và nổi tiếng nhất của Nga, được trang bị nhiều thiết bị hiện đại để chế tạo hàng loạt mẫu trực thăng hiện đại nhất cho nước này và thị trường xuất khẩu.
Bộ gá cánh quạt trực thăng sau khi được gia công trong phân xưởng ở nhà máy UUAZ.
Máy kiểm tra mẫu và đánh giá độ chính xác trong gia công. Đầu dò của máy liên tục chạm vào các điểm chuẩn trên mẫu để tạo mô hình 3D trên máy tính, giúp kỹ thuật viên so sánh với tham số yêu cầu.
Khu vực chế tạo thân vỏ trực thăng.
Ngoài sản phẩm chủ lực là trực thăng họ Mil, nhà máy UUAZ từng nhận trách nhiệm chế tạo cường kích huấn luyện Su-25UB và hoán cải nhiều chiếc thành biến thể Su-25UTG dùng để phi công làm quen với hoạt động cất hạ cánh trên tàu sân bay.
Phần đuôi trực thăng Mi-17 sau quá trình gia công, đang chờ lắp ráp.
UUAZ bắt đầu sản xuất trực thăng Mi-8/17 từ năm 1970. Đến nay đã có hơn 4.000 chiếc Mi-8/17 được chế tạo ở nhà máy này, trong tổng số hơn 8.000 máy bay các loại được xuất xưởng.
Phần mũi và khoang lái trực thăng Mi-8/17 trong nhà máy.
Mi-8/17 là trực thăng hạng trung do Liên Xô thiết kế năm 1961, đưa vào biên chế năm 1967 và liên tục được hiện đại hóa, trong đó phiên bản Mi-171A3 mới nhất được Nga ra mắt tại triển lãm hàng không MAKS 2021. Đây cũng là dòng trực thăng được sản xuất nhiều nhất thế giới với hơn 17.000 chiếc, có mặt trong biên chế của 50 quốc gia.
Khu vực hoàn thiện khung thân trực thăng. Nhiệm vụ chính của Mi-8/17 là vận tải, nhưng Liên Xô và Nga đã phát triển nhiều biến thể làm nhiệm vụ tấn công mặt đất, yểm trợ bộ binh, trinh sát và chỉ huy trên không.
Những trực thăng hoàn thiện khung thân sẽ được đưa sang khu vực lắp ráp động cơ và các hệ thống cánh quạt.
Trực thăng Mi-171 bay biểu diễn trong chuyến thăm của đoàn báo chí hôm 22/7.
Phi công cấp 1 Genadi Leonov, phó giám đốc Trung tâm Đào tạo Phi công Nhà máy UUAZ, bên cạnh hệ thống mô phỏng bay của trực thăng. Ông cho biết mình từng theo học trường không quân cùng phi công Phạm Tuân.
Trực thăng Mi-171E (trắng) và Mi-8AMT bên ngoài nhà máy. Ảnh: Xuân Hoàn
Trực thăng nhanh nhất thế giới khoe tốc độ Nguyên mẫu trực thăng S-97 Raider trình diễn khả năng bay với tốc độ hơn 400 km/h và độ cơ động linh hoạt trên thao trường lục quân Mỹ. Nguyên mẫu trực thăng S-97 Raider của tập đoàn Sikorsky thực hiện hai chuyến bay thử nghiệm tại thao trường Redstone ở Huntsville, bang Alabama, vào ngày 13/4 và 15/4. Mẫu trực thăng này...