Phi công Đài Loan đình công, 45 khách Vietnam Airlines bị ảnh hưởng
Có 3 chuyến bay với 45 hành khách nối chuyến qua Đài Bắc của Vietnam Airlines bị ảnh hưởng do phi công và tiếp viên của China Airlines – hãng hàng không lớn nhất Đài Loan (Trung Quốc) – đình công. Vietnam Airlines đang lên phương án giải tỏa khách.
Có 3 chuyến bay nối chuyến qua Đài Loan của Vietnam Airlines bị ảnh hưởng
Tổng công ty HKVN – CTCP (Vietnam Airlines) cho biết, từ hôm qua (24/6), Hiệp hội Phi công và tiếp viên China Airlines thông báo đình công, dẫn đến việc China Airlines điều chỉnh kế hoạch của một số chuyến bay trong giai đoạn này.
Theo Vietnam Airlines, tình trạng này ảnh hưởng đến hanh khach đã mua vé của Vietnam Airlines đi trên các chuyến bay hợp tác liên danh (code-share)nôi chuyến qua Đài Bắc trên các chặng bay do China Airlines khai thác.
Cụ thể, tính đến thời điểm hiện tại, China Airlines đã quyết định không thực hiện 3 chuyến bay trong ngày 24/6, bao gồm: VN2032 (Đài Bắc – Los Angeles), VN2030 (Đài Bắc – San Francisco), VN2034 (Đài Bắc – Vancouver).
“Vietnam Airlines đang xây dựng phương án giải tỏa đối với khoảng 45 hành khách bị ảnh hưởng trên 3 chuyến bay trên. Vietnam Airlines mong nhận được sự thông cảm của hành khách trong trường hợp bất khả kháng này. Hãng đang liên hệ chặt chẽ với China Airlines để có thêm thông tin chi tiết về tình trạng đình công và kế hoạch khai thác trong thời gian tới nhằm triển khai phương án hô trơ hành khách phù hợp” – đại diện Vietnam Airlines cho biết.
Video đang HOT
Hãng hàng không quốc gia Việt Nam đề nghị hành khách có kế hoạch nôi chuyên qua Đài Bắc trong thời gian này thường xuyên cập nhật thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng, website chính thức của China Airlinesvà Vietnam Airlines.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Đình công tại Pháp đe dọa Euro 2016
Giải vô địch bóng đá châu Âu Euro 2016 (10.6-10.7 ) chỉ còn 10 ngày nữa là khai mạc tại Pháp song nước chủ nhà vẫn tiếp tục rơi vào hỗn loạn do phong trào đình công, biểu tình phản đối dự luật lao động đã kéo dài từ 3 tháng qua.
Một cuộc đình công phản đối dự luật cải cách lao động mới ở Donges, Pháp ngày 27.5.2016.
Kể từ tối 31.5.2016, nhân viên các phương tiện vận chuyển công cộng tại Pháp bắt đầu tiến hành cuộc đình công mới, lần này là đình công vô thời hạn.
Các nhân viên đường sắt Pháp bắt đầu đình công sớm nhất. Đây là cuộc đình công thứ 8 kể từ đầu tháng 3 trong Công ty đường sắt quốc gia Pháp (SNCF) nhằm đòi thỏa mãn những yêu sách liên quan đến thời gian làm việc. Tuy nhiên, cuộc đình công vô thời hạn lần này còn nhằm phản đối dự luật lao động cải cách mới mang tên El Khomri (theo tên Bộ trưởng Lao động Myriam El Khomri).
Trong khi đó, dự kiến thứ Năm (2.6) nhân viên hệ thống tàu điện ngầm Paris sẽ đình công. Ngoài ra, nhân viên hãng hàng không Air France cũng đe dọa đình công kéo dài nhiều tuần ngay trong thời điểm giải bóng đá Euro 2016 diễn ra. Thậm chí, các tài xế taxi cũng đe dọa đình công để bảo vệ quyền lợi của họ.
Báo chí Pháp đã đồng loạt lên tiếng báo động rằng, các nhà chức trách cần phải đưa nước Pháp ra khỏi tình trạng gần như tê liệt hiện nay.
Tuy nhiên, bất chấp áp lực từ các cuộc đình công và biểu tình, chính phủ cánh tả của Tổng thống Pháp Francois Hollande vẫn dứt khoát không rút lại dự luật lao động El Khomri, được cho là sẽ giúp đẩy lùi nạn thất nghiệp, hiện vẫn chiếm tỷ lệ 10% ở Pháp.
"Dự luật đảm bảo hiệu suất tốt nhất cho các doanh nghiệp và cung cấp thêm các quyền mới cho người lao động. Mặc dù dự kiến sẽ xảy ra tình trạng hỗn loạn giao thông song mối đe dọa lớn nhất đối với Euro 2016 vẫn là mối đe dọa khủng bố", ông Hollande tuyên bố.
Xe cảnh sát bị tấn công, đốt cháy trong một cuộc biểu tình.
Giới quan sát quan ngại, tình trạng đình công kéo dài sẽ gây ra những hậu quả khó lường trước ngay trước thềm giải bóng đá Euro 2016.
Theo đó, ban tổ chức Euro 2016 sẽ đối mặt với nhiều khó khăn trong việc vận chuyển các đội tuyển và các cổ động viên bóng đá từ khắp nơi trên thế giới đổ đến Pháp.
Đặc biệt, phần lớn các đội tuyển cũng như các cổ động viên sẽ sử dụng các phương tiện chuyên chở công cộng.
Hồi năm 1998, khi Pháp đăng cai Cúp bóng đá thế giới, các phi công hãng hàng không Air France cũng từng đình công ngay trước khi khai mạc sự kiện này, khiến 3/4 số chuyến bay trong khoảng thời gian này đã bị hủy. Nhiều người quan ngại, kịch bản năm 1998 có thể sẽ lặp lại với Euro 2016.
Ngành du lịch ở Pháp cũng đã lên tiếng báo động về những hậu quả của phong trào đình công, biểu tình kéo dài khi hình ảnh nước Pháp trên thế giới có thể vì thế mà bị hoen ố.
Những hình ảnh về các vụ đụng độ dữ dội giữa người biểu tình với cảnh sát ở thủ đô Paris đã khiến nhiều du khách ngoại quốc e ngại đặt chân đến nước Pháp tại thời điểm này, đặc biệt là trong bối cảnh nguy cơ khủng bố vẫn còn đó.
Ngành du lịch ở Pháp, hiện vẫn chưa phục hồi hoàn toàn sau vụ khủng bố đẫm máu ở Paris tháng 11 năm ngoái, đang trông chờ rất nhiều vào sự kiện Euro 2016. Theo ước tính của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OCDE), giải Euro 2016 có thể mang lại cho nền kinh tế Pháp 1,2 tỷ euro.
Do tình hình đình công, biểu tình căng thẳng, Thủ tướng Manuel Valls đã phải hủy chuyến thăm Canada theo dự kiến từ ngày 15 đến 19.6 cho tới mùa Thu.
Theo Danviet
Tù nhân cũng được "nghỉ phép" do nhân viên nhà tù đình công Theo thông báo mới đây của Bộ Tư pháp Liên bang Bỉ, khoảng 150-200 tù nhân sẽ được "nghỉ phép dài hạn" do các nhân viên nhà tù đình công. Ảnh minh họa. (Nguồn: thehigherlearning.com) Quyết định này được coi như một biện pháp "bơm thêm dưỡng khí" cho lãnh đạo các nhà tù hiện đang phải đối mặt với cuộc đình công...