Phi công của máy bay Nga gặp nạn bị nợ lương
Hãng hàng không giá rẻ của Nga, Kogalymavia đã nợ lương các nhân viên 2 tháng nay, và riêng phi công trên chuyến bay định mệnh đã làm 3 tháng mà chưa được nhận lương.
Thêm nhiều chi tiết được hé lộ xung quanh vụ máy bay Nga rơi ở Ai Cập làm chết 224 người hôm 31.10 – Ảnh: Reuters
Những khoảnh khắc cuối cùng của chuyến bay định mệnh từ Sharm el-Shekh (Ai Cập) về St. Petersburg (Nga) làm chết 224 người tại bán đảo Sinai vừa qua đã được tiết lộ, The Telegraph hôm 2.11 dẫn báo cáo từ các phương tiện truyền thông Nga cho hay.
Giữa những tranh cãi và phân tích xung quanh nguyên nhân máy bay gặp nạn, một chi tiết đáng chú ý đã nổi lên: Nhân viên của Metrojet, công ty con của Kogalymavia, đơn vị quản lý trực tiếp chiếc Airbus A321 gặp nạn vừa qua, đã nợ lương nhân viên suốt 2 tháng gần đây.
Kogalymavia cũng đã nợ lương hơn 1 triệu USD, theo lời giám đốc điều hành Alexander Snagovsky.
Trong khi đó riêng phi công Sergey Trukhachov trên chiếc máy bay bị rơi ở Ai Cập ngày 31.10, đã bị nợ lương 3 tháng, The Telegraph dẫn lời vợ của ông cho biết. Trước đó, người vợ của Trukhachov cũng tiết lộ phi công này đã than phiền về máy bay trước khi vụ thảm họa xảy ra.
Video đang HOT
Kogalymavia cũng có một lịch sử không tốt với ít nhất 2 vụ tai nạn nghiêm trọng trong các năm 2010, 2011 trước khi chấm dứt sử dụng am1y bay loại Tupolev và đổi thương hiệu thành Metrojet như ngày nay, theo The Telegraph.
Hãng Kogalymavia, công ty mẹ của Metrojet, có một lịch sử làm ăn không mấy yên ả – Ảnh: Reuters
Phía Metrojet vừa qua cũng khẳng định nguyên nhân vụ máy bay rơi ở bán đảo Sinai này là “tác động từ bên ngoài”, mặc dù Điện Kremlin nhấn mạnh rằng họ “không loại trừ bất kỳ khả năng nào”.
Cho đến nay các phân tích từ dữ liệu hộp đen tìm thấy vẫn chưa được công bố đầy đủ và nguyên nhân tai nạn vẫn còn là điều bí ẩn.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Mỹ, Đức, Anh từng cảnh báo về không phận Sinai
Mỹ, Đức và Anh là ba nước đã có cảnh báo trước đó do lo sợ về tình hình ở bán đảo Sinai của Ai Cập, trước khi vụ máy bay Nga chở 224 người gặp nạn, theo AP.
Sự nguy hiểm từ các thành phần khủng bố và tình trạng bạo lực ở Sinai đã được Anh, Mỹ và Đức cảnh báo Liên Hiệp Quốc từ trước - Ảnh: Reuters
Các cuộc điều tra nguyên nhân xung quanh việc chiếc máy bay Airbus A321 của hãng hàng không Nga Kogalymavia gặp nạn vẫn chưa đến hồi kết. Tuy nhiên, liên tục xuất hiện những thông tin khiến nhiều người nghĩ đây không phải là một tai nạn đơn thuần.
AP ngày 2.11 dẫn một số báo cáo cho thấy, rõ ràng một số nước lớn đã lường trước hiểm họa máy bay có thể gặp phải nếu bay qua không phận thuộc bán đảo Sinai của Ai Cập, nơi máy bay Nga gặp nạn hôm 31.10 qua.
Đức đã gửi cảnh báo hàng không cho Tổ chức Hàng không dân dụng của Liên Hiệp Quốc vào ngày 5.10.2015 (tức chỉ hơn 3 tuần trước thảm họa), với thời gian cảnh báo đến năm 2016. Tương tự, Anh và Mỹ cũng đã gửi tài liệu yêu cầu cảnh báo.
Cụ thể, cảnh báo của các nước trên nói rằng các hãng hàng không không nên cho máy bay di chuyển ở khu vực Sinai ở độ cao dưới 26.000 feet (tương đương 7.900 m). Ngoài ra, họ khuyên không nên sử dụng sân bay ở thành phố Sharm el-Sheikh - nơi máy bay Nga gặp nạn khởi hành vừa qua, vì nơi đây tồn tại tình trạng bạo lực và các nhóm Hồi giáo cực đoan.
Đáp lại, trong một phản ứng ngày 15.10 vừa qua, phía Ai Cập khẳng định "tất cả các biện pháp cần thiết để bảo vệ vùng trời (ở Sinai) đã được chúng tôi thực hiện", theo AP.
Sinai vốn là khu vực bất ổn của Ai Cập, nơi có sự hiện diện đáng kể của tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) và các nhóm phiến quân.
IS vừa qua đứng ra nhận trách nhiệm về vụ bắn rơi máy bay chở 224 người của hãng Kolygamavia, tuy nhiên nhà chức trách các nước liên quan như Nga và Ai Cập bác bỏ khả năng này.
Chuyến bay của hãng này từ sân bay Sharm el-Sheikh của Ai Cập về St. Petersburg (Nga) vào ngày 31.10 đã bị rơi ở bán đảo Sinai, làm chết toàn bộ 224 hành khách và thành viên phi hành đoàn.
Các cuộc điều tra về nguyên nhân vụ việc vẫn tiếp diễn với rất nhiều lời đồn đoán, trong lúc chuyên gia vẫn chưa công bố dữ liệu phân tích từ hộp đen được tìm thấy.
Hôm 2.11, thi thể của 162 hành khách đã được đưa về St. Petersburg, và danh tính những nạn nhân đầu tiên đã được xác định, theo hãng tin TASS của Nga.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
'Máy bay Nga rơi ở Ai Cập không phải bị tấn công từ bên ngoài' Chiếc máy bay A321 của Nga gặp nạn ở Ai Cập không phải bị tấn công từ bên ngoài, theo một nguồn tin trong ủy ban phụ trách phân tích dữ liệu hộp đen. Nguyên nhân vụ rơi máy bay Nga tại Ai Cập vẫn chưa xác định được - Ảnh: Reuters Reuters ngày 2.11 dẫn một nguồn tin từ ủy ban phụ...