Phi công châu Âu chuyển làm thợ xây, giao hàng để mưu sinh
Khi Patrick Pawelczak điều khiển chiếc máy bay trống rỗng từ Đan Mạch hạ cánh xuống Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 15/3, anh không nghĩ đó sẽ là bước ngoặt trong sự nghiệp của mình.
Bảy năm để thành một phi công
Pawelczak quyết định trở thành phi công sau khi làm tiếp viên hàng không cho hãng Ryanair. Anh mất gần 5 năm để hoàn thành khóa đào tạo phi công và 2 năm để tìm việc làm. Năm 2018, anh là phi công của hãng Go2Sky của Slovakia.
Khi hãng hàng không đóng cửa vào mùa hè, Patrick Pawelczak nằm trong số những người đầu tiên bị sa thải, vì anh làm việc dưới dạng hợp đồng tự do. Pawelczak cho biết, gia đình anh đang lâm vào hoàn cảnh “đếm từng xu” và phải đối mặt với sự thiếu thốn. Hầu hết số tiền tiết kiệm đã được đầu tư vào căn nhà đang xây dở dang từ vài tháng trước khi đại dịch xảy ra, và họ vẫn phải trả một khoản thế chấp. Pawelczak cũng phải trả tiền thuê căn hộ mà gia đình anh đang sống và trả khoản vay tiền đào tạo phi công.
Sau khi bị sa thải, Patrick Pawelczak trải qua rất nhiều công việc khác nhau.
Pawelczak luôn nghĩ rằng, giấy phép huấn luyện bay của mình có thể giúp thoát khỏi mọi tình huống khó khăn trong tương lai. Anh nói: “Nếu có vấn đề gì xảy ra với ngành hàng không, tôi có thể đi dạy. Cho đến năm ngoái, đó là một kế hoạch tốt: bạn có một công việc mơ ước, bạn có một kế hoạch dự phòng”.
Tuy nhiên, mọi nỗ lực của anh ấy để tìm việc tại các trường hàng không ở Tây Ban Nha hoặc cho các hãng vận chuyển hàng không – một trong số ít các loại chuyến bay vẫn cất cánh – đều không thành công.
Video đang HOT
“Tôi đã nộp đơn xin việc làm vườn, thợ máy, giáo viên tiếng Anh, quản lý bán hàng, quản lý dự án và cả các vị trí dọn dẹp” – ông bố 2 con cho biết. Tuy nhiên, hồ sơ xin việc của cựu phi công không nhận được nhiều sự chú ý, dù anh có bằng cử nhân kinh doanh cùng chuyên môn về quản lý dự án và kế toán. Nhà tuyển dụng không muốn tìm một người mà sẽ ngay lập tức quay lại với các chuyến bay khi có thể. Nhiều hồ sơ xin việc của anh bị từ chối chỉ sau vài giây.
Cuối cùng, Pawelczak đã tìm thấy một công việc khả dĩ – người giao hàng cho Amazon. Tuy nhiên, công ty giới hạn thời gian cho những cộng tác viên như anh, tối đa là 15 giờ/tuần, được trả 14EUR một giờ. Sau khi thanh toán tiền thuế và tiền xăng, Pawelczak cho biết lợi nhuận của anh là khoảng 5EUR.
Sau đó, anh làm ca đêm với vai trò một thợ cơ khí, cho một nhà máy sản xuất bánh ngọt cách Barcelona 80 km, đồng thời tiếp tục giao hàng cho Amazon vào ban ngày. Sau đó, một người bạn đã rủ anh ấy thử làm công nhân xây dựng bán thời gian.
Giờ đây, Pawelczak có thể làm bất cứ việc gì, từ xây tường, sơn, đến lắp đặt điện nước, điều hòa. Anh ấy vẫn tiếp tục giao hàng nhưng cho biết công việc ngày càng cạn kiệt vì ngày càng có nhiều người thất nghiệp săn tìm những cơ hội tương tự.
Khó quay lại bầu trời
Theo ước tính của Hiệp hội Buồng lái châu Âu (European Cockpit Association, ECA), khoảng 18.000 công việc phi công ở châu Âu đã không còn hoặc đang trên đà biến mất, trong tổng số 65.000 việc làm.
Maxim De Leeuw, 22 tuổi, đến từ Bỉ, đã hoàn thành ước mơ thời thơ ấu là trở thành phi công, khi anh nhận công việc tại hãng hàng không Corendon (Hà Lan) vào tháng 12/2019; sau hơn hai năm học lý thuyết và thực hành tại Bỉ và Hoa Kỳ. Anh bắt đầu bay vào tháng 3/2020, sau khi hoàn thành một khóa đào tạo nữa về loại máy bay anh sẽ điều khiển. Một tháng sau, hợp đồng của anh ấy kết thúc vì đại dịch. De Leeuw sau đó quay lại công việc trước đây của mình, nhân viên bán hàng cho một cửa hàng nội thất.
Maxim De Leeuw trở về công việc cũ – một nhân viên bán đồ nội thất.
Joe Townshend, 33 tuổi, là một trong những cơ trưởng trẻ nhất của Công ty Thomas Cook, đã làm việc cho công ty trong 11 năm. Anh mất việc khi công ty du lịch 178 năm tuổi sụp đổ vào cuối năm 2019. Vào tháng 1/2020, anh được thuê làm cơ trưởng cho Titan Airways. Ba tháng sau, anh lại mất việc vì đại dịch Covid-19.
Với hai đứa con, bốn tuổi và một tuổi, Townshend đủ điều kiện nhận trợ cấp tại Vương quốc Anh. Anh nhanh chóng bắt đầu công việc tài xế giao hàng cho một siêu thị trực tuyến. Mới đây nhất, anh đã mở xưởng rang cà phê của riêng mình – Altitude Coffee London – sau nhiều tháng chuẩn bị.
Townshend luôn mơ ước trở thành một phi công. Khi còn là một thiếu niên, anh đã làm việc tại sân bay địa phương, với nhiệm vụ rửa và tiếp nhiên liệu cho máy bay hạng nhẹ. “Hàng không sẽ luôn là niềm đam mê chính trong cuộc đời tôi. Tôi rất muốn có cơ hội bay lần nữa” – Townshend nói.
Joe Townshend chuyển sang kinh doanh cà phê.
Tuy nhiên, việc quay trở lại làm việc với các phi công sẽ không đơn giản. Bà Tanja Harter, một chuyên gia kỹ thuật của ECA cho biết: Các phi công có thể sẽ phải chịu thất nghiệp lâu hơn so với các lĩnh vực khác vì ngành hàng không cần nhiều thời gian hơn để phục hồi. Ngoài ra, họ sẽ phải đào tạo bổ sung, tùy vào quãng thời gian không được bay.
Hơn nữa, các phi công tại châu Âu vừa phải đối mặt với thời gian thất nghiệp kéo dài, vừa phải trả các chi phí để duy trì hiệu lực các loại bằng phi công và giấy phép khác. Nhiều người sẽ không đủ khả năng chi trả, nếu không có sự hỗ trợ cụ thể từ chính phủ.
Tổ chức An toàn hàng không châu Âu (Eurocontrol) dự báo, phải tới năm 2026 thì số chuyến bay trong không phận châu Âu mới phục hồi về mức của năm 2019. Trong kịch bản lạc quan nhất, với việc vắc-xin được tung ra vào mùa hè năm 2021, số lượng chuyến bay có thể trở lại bình thường vào năm 2024.
Phớt lờ cảnh báo của Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục hoạt động thăm dò ở Địa Trung Hải,
Ngày 1/11, Thổ Nhĩ Kỳ đã lại một lần nữa gia hạn hoạt động thăm dò của tàu nghiên cứu ở các vùng nước gây tranh cãi thuộc Đông Địa Trung Hải.
Việc gia hạn hoạt động thăm dò của tàu nghiên cứu ở Địa Trung Hải cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ đã phớt lờ những cảnh báo của Hy Lạp rằng những động thái như vậy làm xói mòn những nỗ lực giải quyết tranh chấp song phương.
Tàu nghiên cứu Thổ Nhĩ Kỳ Oruc Reis hướng về phía Tây của Antalya trên Biển Địa Trung Hải vào ngày 12/8. (Nguồn: AFP)
Trong một thông điệp về hệ thống cảnh báo hàng hải quốc tế NAVTEX, Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ cho hay tàu Oruc Reis sẽ ở lại khu vực này cho tới ngày 14/11.
Trước đó, lực lượng này thông báo tàu ở lại khu vực này tới ngày 4/11.
Diễn biến mới nhất này được đưa ra trong bối cảnh hai nước đồng minh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã hạ giọng một số phát ngôn gây chiến sau khi vụ động đất kinh hoàng làm rung chuyển đất liền hai nước.
Airbus biến vận tải cơ thành cường kích Vận tải cơ C-295 bay thử với 4 quả bom dẫn đường dưới cánh, dường như nhằm kiểm tra cấu hình chiến đấu hạng nặng cho khách hàng tiềm năng. Vận tải cơ C-295 số hiệu EC-296 của tập đoàn Airbus hôm 19/2 bay thử tại thành phố Seville, Tây Ban Nha, với 4 quả bom mô hình loại 226 kg được trang...