Phi công bị rơi tay giả trong lúc máy bay hạ cánh
Một phi công tàn tật của Anh đã mất kiểm soát máy bay trong một thời gian ngắn do cánh tay giả của ông rơi ra trong lúc máy bay hạ cánh. Rất may là phi cơ vẫn hạ cánh an toàn.
Một máy bay của hãng hàng không Flybe.
Vụ việc xảy ra hồi tháng 2 nhưng chỉ được tiết lộ mới đây trong một báo cáo tai nạn hàng không của Anh.
Chiếc máy bay của hãng hàng không giá rẻ Flybe đang hạ cánh xuống sân bay thành phố Belfast sau hành trình từ Birmingham hôm 12/2 thì cánh tay giả của phi công bỗng dưng bị rơi ra.
Báo cáo từ Cơ quan điều tra tai nạn hàng không Anh cho biết cơ trưởng 46 tuổi đã kiểm tra cẩn thận cánh tay giả trước khi hạ cánh.
Video đang HOT
Phi công đã tắt chế độ lái tự động và đang hạ cánh bằng tay thì cánh tay giả bên trái rơi ra, khiến ông bị mất kiểm soát máy bay trong chốc lát. Phi công sau đó đã phải cố gắng điều khiển máy bay bằng tay phải.
Sự cố đã khiến máy bay hạ cánh với một cú nảy lên, nhưng may mắn không ai bị thương và máy bay không bị hư hỏng.
Trong một tuyên bố, Flybe cho biết cơ trưởng là “một trong những phi công giàu kinh nghiệm nhất và được tin tưởng nhất của hãng”.
Hãng hàng không Anh cũng khẳng định sự an toàn của các hành khách và phi hành đoàn không bị ảnh hưởng trong bất kỳ trường hợp nào.
Còn người phi công tàn tật cho biết ông sẽ thận trọng hơn trong việc kiểm tra cánh tay giả trong tương lai.
An Bình
Theo dantri/AFP
Máy bay Singapore bay cách MH17 chỉ vài phút
Một máy bay thương mại của hãng hàng không Singapore Airlines (SIA) đã bay cách chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines chỉ vài phút khi nó bị bắn rơi trên bầu trởi ở miền đông Ukraine hôm 17/7, chính phủ Singapore hôm nay xác nhận.
Một máy bay thương mại của Singapore Airlines.
Bộ trưởng giao thông Singapore Lui Tuck Yew cho biết trước quốc hội rằng chuyến bay mang số hiệu SQ351, đang trên đường từ Copenhagen (Đan Mạch) về Singapore, ở cách MH17 chỉ 90 km vào thời điểm máy bay Malaysia bị bắn rơi. Các máy bay chở khách có thể đuổi kịp khoảng cách này chỉ trong vài phút.
"Vì không có giới hạn nào đối với các chuyến bay ở độ cao trên 9.800 m và cũng không có thông tin nào cho thấy có các mối đe dọa đối với các máy bay ở độ cao như vậy, SIA - cũng giống các hãng hàng không khác hoạt động trên lộ trình Á-Âu - đã tiếp tục sử dụng không phận đó", ông Lui cho biết.
"Ngay khi SIA nhận được thông tin về vụ việc, họ đã lập tức thay đổi toàn bộ lộ trình để tránh hoàn toàn không phận Ukraine", Bộ trưởng Lui nói thêm.
Vài giờ sau thảm họa MH17, trang web theo dõi giao thông hàng khôngFlightradar24 đã đăng tải các bức ảnh trên mạng xã hội Twitter cho thấy vị trí cuối cùng của MH17 là ở giữa SQ351 và chuyến bay mang số hiệu AI113 của hãng hàng không Air Indina, vốn đang trên đường từ New Delhi tới thành phố lớn thứ 2 của Anh, Birmingham.
Ông Liu đã bảo vệ SIA vì sử dụng lộ trình bay qua đông Ukraine, bất chấp các sự thật rằng vài máy bay quân sự của Ukraine đã bị bắn rơi trong khu vực chỉ vài tuần trước thảm họa MH17.
Bộ trưởng Liu cho biết thêm, Cơ quan hàng không dân sự Singapore đã chỉ đạo SIA kiểm tra độ an toàn của các lộ trình bay qua các khu vực xung đột sau thảm họa MH17.
Chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines đã bị rơi ở miền đông Ukraine hôm 17/7, làm toàn bộ 298 người trên khoang thiệt mạng. Máy bay được cho là đã bị trúng tên lửa đất đối không, nhưng không rõ ai đã bắn tên lửa.
An Bình
Theo Dantri/AFP
Ấn Độ phát hiện nhiều cơ trưởng uống rượu trước khi bay Kể từ năm 2011 đến nay, Ấn Độ đã phát hiện gần 100 cơ trưởng có nồng độ cồn trong máu trước khi thực hiện chuyến bay. Bộ trưởng Hàng không Dân dụng Ấn Độ Ashok Gajapathi Raju mới đây cho biết, kể từ năm 2011 đến nay, Ấn Độ đã phát hiện gần 100 cơ trưởng có nồng độ cồn trong máu...