Phi cơ mất tích có thể nằm trên núi lửa khổng lồ ở đáy biển
Nhiệm vụ trục vớt phi cơ Boeing 777 và hộp đen sẽ gặp nhiều khó khăn khi các nhà địa chất tin rằng mảnh vỡ máy bay có thể nằm ở khu vực núi lửa thường xuyên hoạt động dưới biển.
Robin Beaman, một nhà địa chất hàng hải tại Đại học James Cook, cho hay vệ tinh DigitalGlobe phát hiện các mảnh vỡ nghi của máy bay mất tích đầu tiên ngày 16/3 tại vị trí cách dãy đông nam Ấn Độ, một khu vực núi lửa thường xuyên hoạt động dưới đáy biển ở tây nam Australia, khoảng 60 km về phía tây nam.
Trong khi đó, một máy bay của Trung Quốc phát hiện các vật thể khác ở địa điểm cách khu vực núi lửa khoảng 180 km về phía tây nam. Ngoài ra, một máy bay Australia hôm 24/3 tìm thấy vật thể khả nghi cách dãy núi lửa khoảng 200 km về phía bắc.
Nam Ấn Độ Dương, nơi hoạt động tìm kiếm MH370 đang diễn ra, được mô tả là vùng biển nguy hiểm nhất thế giới, đặc biệt vào mùa đông như lúc này. Ảnh: The Star.
Tuy nhiên, theo tờ The Sydney Morning Herald, hệ thống núi lửa này có địa hình phức tạp và rất ít thông tin hải đồ. “Chúng ta hầu như không có bản đồ địa hình ở sườn của dãy núi lửa, nơi có thể tìm thấy phi cơ mất tích”, ông Beaman nói với The Sydney Morning Herald.
Để tìm thấy mảnh vỡ máy bay, người ta phải lập hải đồ 3D một khu vực rộng lớn bằng những con tàu sử dụng thiết bị đo sâu đa tia (multibeam echo sounder).
Video đang HOT
Binh sĩ thả phao điện tử đánh dấu khu vực tìm kiếm từ máy bay quân sự. Ảnh: The West Australian.
Hơn nữa, việc tìm kiếm máy bay mất tích sẽ càng khó khăn hơn khi RV Southern Surveyor, con tàu duy nhất của Australia có thể lập hải đồ ở độ sâu 3.000 m, đã ngừng hoạt động từ tháng 12 năm ngoái.
Lần cuối cùng người ta vẽ bản đồ khu vực tìm kiếm là cách đây 20 năm và sử dụng công nghệ lạc hậu. “Đây là thời điểm rất khó khăn. Australia không có khả năng vẽ hải đồ ở độ sâu như vậy”, ông Beaman cho hay. Beaman nói thêm vào lúc này, con tàu thay thế RV Southern Surveyor đang ở Singapore và chờ trải qua các đợt thử nghiệm trên biển.
Trong khi đó, hãng tin Bloomberg cho hay, Công ước Montreal 1999 xác định các hãng hàng không sẽ phải bồi thường cho mọi hành khách chết hoặc chấn thương trong các vụ tai nạn, kể cả nếu nhà chức trách không xác định được nguyên nhân tai nạn.
Như vậy, Malaysia Airlines sẽ phải bồi thường cho gia đình mỗi hành khách trên chuyến bay MH370 khoảng 175.000 USD. Với 227 hành khách trên chuyến bay, tổng cộng hãng hàng không này sẽ phải bồi thường khoảng 40 triệu USD.
Theo ZingNew
Vị trí cuối cùng của MH370 được xác định ra sao?
Theo báo Telegraph, một công ty vệ tinh tư nhân của Anh đã cung cấp thông tin quan trọng về địa điểm cuối cùng của máy bay mất tích mang số hiệu MH370.Tiếng ping được truyền tự động từ máy bay mỗi giờ, sau khi toàn bộ hệ thống liên lạc trên máy bay ngừng hoạt động.
Công ty vệ tinh Inmarsat của Anh đã dùng hiện tượng sóng được tìm ra vào thế kỷ 19 để phân tích 7 tiếng ping mà vệ tinh của công ty nhận được từ chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines để xác định đích đến cuối cùng của máy bay.
Thông tin mới này đã dẫn tới việc Thủ tướng Malaysia Najib Razak kết luận vào tối 24/3 rằng chiếc Boeing 777, mất tích cách đây hơn 2 tuần, đã rơi ở Ấn Độ Dương, làm toàn bộ 239 người trên máy bay thiệt mạng.
Inmarsat đã tham gia cuộc tìm kiếm máy bay mất tích ngay sau khi máy bay biến mất. Dù hệ thống liên lạc của máy bay (thường xuyên truyền đi vị trí của máy bay) đã bị tắt, xong vệ tinh của Inmarsat vẫn nhận được tiếng ping gửi đi từ máy bay.
Tiếng ping, được truyền tự động từ máy bay mỗi giờ sau khi toàn bộ hệ thống liên lạc trên máy bay ngừng hoạt động, cho thấy, máy bay còn bay vài giờ sau khi biến mất khỏi lộ trình bay từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh.
Từ thời điểm tín hiệu được truyền tới vệ tinh và góc của mặt chiếu, Inmarsat có thể cung cấp 2 hình cung, một phía bắc và một phía nam, mà máy bay có thể bay.
Các nhà khoa học của Inmarsat sau đó đã điều tra tiếng ping yếu ớt bằng một kỹ thuật dựa trên hiệu ứng Doppler, vốn mô tả một dải sóng thay đổi tính thường xuyên của nó như thế nào so với chuyển động của vật quan sát, trong trường hợp này là vệ tinh, một phát ngôn viên của công ty cho hay.
Hiệu ứng Doppler lý giải tại sao âm thanh còi xe cảnh sát thay đổi khi nó tiến gần và bắt kịp vật quan sát.
Tiếng ping từ vệ tinh, cùng với giả định về tốc độ máy bay, đã giúp Australia và cơ quan an toàn giao thông quốc gia Mỹ đã thu hẹp khu vực tìm kiếm xuống còn 3% hàng lang bay phía nam.
Inmarsat cho hay, với chi phí tương đối thấp, vệ tinh của công ty có thể theo dấu các chuyến bay và cung cấp dữ liệu trao đổi giữa trên không và mặt đất nhằm giúp hoạch định lộ trình để tiết kiệm thời gian và nhiên liệu.
Hệ thống của Inmarsat, được dùng rộng rãi trong vận chuyển bằng hàng hải, được gắn với công nghệ giám sát và liên lạc, cho phép các kiểm soát viên không lưu dựng nên một bức tranh về vị trí máy bay và quản lý lộ trình bay tốt hơn.
Ban điều tra tai nạn hàng không Anh cũng tham gia phân tích dữ liệu về vụ máy bay mất tích.
Hoài Linh
Theo_VietNamNet
Những câu hỏi lớn đặt ra sau kết luận về MH370 của Malaysia Hôm (24.3), thân nhân các hành khách trên chuyến bay mất tích MH370 đã phải trải qua một ngày đáng sợ khi Thủ tướng Malaysia tuyên bố rằng, MH370 đã đâm xuống nam Ấn Độ Dương và toàn bộ 239 người đã thiệt mạng. Tuy nhiên, rất nhiều câu hỏi đã được đặt ra sau những phút đau đớn tột đỉnh, tỏ ra...