Phí cao ngất ngưởng, dân nức nở, doanh nghiệp khóc ròng
Từ đầu năm đến nay, tại một số trạm thu phí BOT, người dân liên tiếp tụ tập, đòi giảm phí. Cơ quan chức năng cũng liên tục phải vào cuộc trấn an người dân. Thế nhưng, câu chuyện sâu xa vẫn là việc đặt trạm quá gần, và phí quá cao.
Vậy để giải quyết căn nguyên này, Bộ GTVT có nên tiếp tục rà soát lại khoảng cách đặt trạm, cũng như đề xuất lại vấn đề tính phí?
Dân làm găng, doanh nghiệp đua nhau “kêu cứu”
Từ 0h ngày 21-8, các loại xe ôtô con chở người từ 7 chỗ trở xuống, xe máy và xe thô sơ sẽ được lưu thông qua cầu Việt Trì cũ. Còn các phương tiện khác lưu thông qua cầu Hạc Trì.
Để có được sự thỏa thuận này, trước đó, đã có không biết bao lần người dân sống gần khu vực cầu Hạc Trì, cầu Việt Trì cũ đã “quây” trạm thu phí, bởi một lẽ, hàng ngày họ đi qua đây chỉ một đoạn, mà phải đóng phí cao. Còn về đơn vị thu phí, vì sự phản ứng của người dân mà cũng bị thất thu phí, không còn cách nào khác là phải gửi đơn kêu cứu lên các đơn vị cấp cao.
Cũng trong tình trạng “dùng dằng” thu phí hơn 1 năm nay, ngày 17-8, Công ty TNHH BOT QL6-Hòa Lạc-Hòa Bình đã có văn bản gửi tới UBND tỉnh Hòa Bình và Bộ GTVT “than khó” về vấn đề không được điều chỉnh giá vé, cũng như việc một số phương tiện không chịu mua vé mà cứ thế vượt trạm, dẫn đến doanh thu kém, chỉ bằng 48% phương án tài chính đã đề ra.
Không chỉ thâm hụt tài chính, trong văn bản ký gửi UBND tỉnh Hòa Bình, ông Bùi Quang Bát, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn BOT QL6 Hòa Lạc-Hòa Bình cho rằng, tình hình an ninh trật tự tại trạm phí này đang có diễn biến phức tạp. Các đối tượng không thuộc diện tạm miễn phí khi qua Trạm đã không chấp hành việc mua vé, chửi bới, gây gổ với nhân viên thu phí, cố tình đâm gãy barie gây hư hỏng tài sản, nhiều lần làm ùn tắc giao thông.
Mà điển hình gần đây là ngày 6, 7-8, khoảng 40 người đã tập trung tại trạm thu phí phản đối việc thu phí yêu cầu phải mở rộng đối tượng được miễn giảm. Cùng đó, một số lái xe cố tình khi qua trạm chạy với tốc độ cao không tuân thủ các quy định về tốc độ, các chỉ dẫn tổ chức giao thông gây nguy hiểm tới tính mạng của nhân viên thu phí, phá hỏng tài sản, ảnh hưởng tới doanh thu thu phí…
Video đang HOT
Từ những ngày đầu tiên, trạm thu phí QL6 đã gặp sự phản đối của người dân.
Câu chuyện thu phí tại QL6 chưa bớt “ nóng”, thì mới đây, sau khi biết tin có đoàn thanh tra từ Tổng cục Đường bộ xuống giám sát trạm thu phí trên QL5, nhiều người dân tại các xã Lê Thiện, Đại Bản (huyện An Dương, Hải Phòng) sinh sống quanh khu vực trạm thu phí số 2 trên Quốc lộ 5 đã tập hợp, quây trạm phí và đề nghị cần có chính sách miễn, giảm thu phí cho dân tại đây.
Ông Trần Văn Đoàn, thôn Dụ Nghĩa, xã Lê Thiện (An Dương, Hải Phòng) cho rằng, một số hộ dân sinh sống quanh khu vực trạm thu phí số 2 trên Quốc lộ 5 (Hà Nội-Hải Phòng) thường xuyên phải đi qua trạm phí này để đến các địa bàn lân cận.
Những tháng trước kia, người dân chủ yếu mua vé xe theo tháng, quý với mức giá hợp lý, phù hợp thu nhập. Tuy nhiên, kể từ khi mức phí trạm này tăng từ ngày 1-4 vừa qua, mọi nhu cầu đi lại của người dân đã bị xáo trộn, bởi mức phí quá cao, trạm phí này lại “trấn thủ” ngay đầu xã Lê Thiện.
Vì vậy, các xe của xã đều phải mua vé qua trạm này để đến các xã lân cận. Trước thời điểm ngày 1-4, mức phí chỉ 10.000 đồng/xe thì hiện nay đã tăng tới 45.000 đồng/xe tiêu chuẩn (gấp 4,5 lần).
Đa số các hộ dân trong xã, thậm chí cả chính quyền địa phương đã nhiều lần có đơn kiến nghị đơn vị quản lý khai thác thu phí là Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) giảm hoặc miễn phí cho người dân quanh trạm phí này. Tuy nhiên, đại diện đơn vị quản lý thu phí không giải quyết.
Nhùng nhằng thu phí, lỗi thuộc về Bộ GTVT?!
Quay trở lại câu chuyện cầu Việt Trì, để có thể cho xe 7 chỗ chở người lưu thông (trước đó đã từng cấm), đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp thu phí, sau nhiều cuộc họp, Bộ GTVT đã chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam trích gần 1 tỷ đồng từ Quỹ bảo trì đường bộ để sửa chữa cầu Việt Trì cũ.
Còn với trạm thu phí trên QL6, bản thân đơn vị quản lý cũng kiến nghị Bộ GTVT có ý kiến với UBND tỉnh Hòa Bình về việc có lực lượng Công an hỗ trợ cho trạm để chống thất thu, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật.
Thống nhất với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án về các đối tượng được phép giảm giá vé (trước mắt là tạm miễn chưa thu phí) khi qua trạm đảm bảo việc giảm giá của trạm thu phí QL6 không làm ảnh hưởng đến việc giảm giá các trạm BOT trên toàn quốc.
Đặc biệt, đơn vị này cũng kiến nghị Bộ GTVT xem xét việc điều chỉnh giá vé đối với các phương tiện qua trạm thu phí QL6 từ ngày 1-9-2016. Trường hợp chưa được điều chỉnh giá vé theo quy định trong hợp đồng BOT đã ký thì Bộ GTVT cần có ý kiến với ngân hàng tài trợ vốn để đảm bảo nguồn vốn cho dự án.
Là đơn vị quản lý Nhà nước, ông Nguyễn Xuân Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng thừa nhận, không chỉ trạm phí số 2 trên Quốc lộ 5 mà một số trạm phí BOT khác trên hệ thống Quốc lộ người dân xung quanh trạm phí cũng có tâm tư, nguyện vọng miễn, giảm phí.
Theo ông Cường, Thông tư 159 của Bộ Tài chính quy định xem xét người dân tham gia giao thông qua trạm bán vé tháng, quý và bình quân một ngày đi nhiều lần qua trạm nhưng cũng chỉ tính bằng 1 lần mệnh giá phí.
Hiện nay, Tổng cục và Bộ Giao thông Vận tải tiếp nhận, tập hợp các ý kiến, nguyện vọng nhân dân để cùng với các Bộ, ban ngành có kiến nghị lên Chính phủ cho sửa đổi Thông tư 159 đối với cá nhân, tổ chức sinh sống gần trạm thu phí để xây dựng mức phí phù hợp với thực tiễn cuộc sống.
“Đến thời điểm này vẫn chưa sửa đổi được Thông tư 159 nên người dân cần thực hiện nghiêm các quy định pháp luật của Nhà nước,” vị Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ nhấn mạnh.
Trên thực tế, câu chuyện thu phí qua trạm BOT đã nảy sinh nhiều bất cập từ lâu. Đến thời điểm này, tại nhiều địa phương, giữa doanh nghiệp đầu tư, thu phí và người dân vẫn chưa thể tìm được tiếng nói chung. Trong mâu thuẫn này, trách nhiệm phải chăng thuộc về Bộ GTVT, khi chính cơ quan quản lý nhà nước chưa tính toán chu đáo, thực hiện chính xác các khoảng cách đặt trạm cũng như phương án tính phí?
Theo_Hà Nội Mới
Bộ Giao thông đề nghị bỏ thu phí xe dưới 7 chỗ qua cầu Hạc Trì
Theo chủ đầu tư BOT, phương án tài chính yêu cầu thu phí cầu Hạc Trì phải đạt 11,5 tỷ/tháng, thực tế hiện nay chỉ đạt 7-8 tỷ/tháng.
Ngày 12/8, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Hồng Trường chủ trì cuộc họp giải quyết việc thu phí BOT cầu Hạc Trì.
Theo đại diện Công ty CP BOT cầu Việt Trì, sau khi cầu Hạc Trì đưa vào sử dụng ngày 7/12/2015 để thay thế cầu Việt Trì, nhà đầu tư được Bộ GTVT cho phép thu phí theo phương án tài chính đã được Chính phủ phê duyệt. Tuy nhiên, nhiều xe ô tô vẫn đi qua cầu Việt Trì để trốn phí, bất chấp cầu này được đặt biển cấm.
Theo chủ đầu tư BOT, phương án tài chính yêu cầu thu phí cầu Hạc Trì phải đạt 11,5 tỷ/tháng, thực tế hiện nay chỉ đạt 7-8 tỷ/tháng.
Các phương tiện đi lên cầu Việt Trì để trốn phí mặc dù có biển cấm xe đầu cấu. Ảnh: Phương Linh
Trước tình hình trên, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết, Bộ Giao thông sẽ trình Chính phủ phương án theo hướng giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam sửa chữa cầu Việt Trì, tiến hành phân luồng, cho phép xe máy, xe thô sơ và xe dưới 7 chỗ được lưu thông miễn phí qua cầu này. Ôtô trên 7 chỗ và xe tải sẽ phân luồng đi theo cầu Hạc Trì.
Thứ trưởng cũng yêu cầu Ban Quản lý dự án Thăng Long và các đơn vị chức năng tính toán lại phương án tài chính cho nhà đầu tư trên cơ sở bỏ thu phí xe dưới 7 chỗ qua cầu Hạc Trì.
Đoàn Loan
Theo VNE
Chủ đầu tư muốn dừng hoạt động cầu Hạc Trì vì thua lỗ Tổng cục Đường bộ sẽ vào cuộc theo hướng không để nhà đầu tư tự ý dừng hoạt động cầu Hạc Trì (Phú Thọ). Công ty cổ phần BOT cầu Việt Trì vừa có văn bản kiến nghị các cơ quan chức năng việc thua lỗ liên quan đến thu phí cầu Hạc Trì (cầu Việt Trì mới). Theo đó, từ 1/8, lượng...