Phí BOT nhiều tuyến đường có xu hướng giảm
Không chỉ dừng tăng phí các dự án BOT theo chỉ đạo của Chính phủ, nhiều nhà đầu tư đã đệ trình phương án giảm phí đối với một số phương tiện do tính toán lại chi phí đầu tư.
Công ty BOT Thiên Tân – Thành An mới đề xuất mức giảm 20.000 đồng/lượt đối với xe có trọng tải từ 10 tấn trở lên; xe chở container 20 feet trở lên khi qua trạm thu phí hoàn vốn cho dự án mở rộng quốc lộ 1 đoạn qua Quảng Ngãi.
Mức giảm tương tự cũng được Công ty BOT Phú Gia – Phước Tượng đưa ra cho các phương tiện như trên khi qua trạm thu phí hoàn vốn cho dự án hầm đường bộ Phú Gia – Phước Tượng.
Vào tháng 4, nhà đầu tư cao tốc Hà Nội – Hải Phòng đã giảm 35% mức phí xe có tải trọng từ 18 tấn trở lên; xe chở hàng bằng container loại 40 feet, áp dụng trong năm 2016. Theo đại diện chủ đầu tư, mức phí giảm để thu hút xe tải, xe container đi trên tuyến này, giảm khó khăn cho các doanh nghiệp vận tải hàng hóa.
Dự án mở rộng, nâng cấp quốc lộ 1 có nhiều nhà đầu tư BOT tham gia. Ảnh:Đ.Loan.
Tại hội nghị tổng kết hạ tầng giao thông theo hình thức BOT mới đây, Thứ trưởng Tài chính Vũ Thị Mai cho biết sẽ còn nhiều cơ hội để giảm phí BOT đường bộ bởi hiện tại nhiều dự án BOT triển khai thời gian qua vẫn còn nhiều khoản dư chưa sử dụng so với dự toán ban đầu và đây là cơ sở cho việc tính toán giảm phí hoặc giảm thời gian hoàn vốn.
Video đang HOT
Các nhà đầu tư sẽ tính toán lại mức phí trên cơ sở khoản dự phòng khối lượng, lãi vay không sử dụng hết do tiết kiệm và rút ngắn được thời gian thi công tại các dự án BOT.
Theo Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường, một số dự án BOT không sử dụng đến chi phí dự phòng do một phần nhờ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ đã ổn định được nền kinh tế vĩ mô như lãi vay giảm, chỉ số CPI ở mức thấp và chỉ số giá vật liệu xây dựng thấp. Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo nhà thầu lựa chọn giải pháp kỹ thuật hợp lý, tiết kiệm… nên tổng chi phí đầu tư thực tế giảm so với tổng mức đầu tư được duyệt ban đầu.
“Thời gian thu phí hoàn vốn dự án sẽ được điều chỉnh trên cơ sở giá trị quyết toán được Bộ Giao thông Vận tải thỏa thuận theo đúng quy định của Hợp đồng BOT đã ký. Giá trị quyết toán dự án này phải được xác nhận bởi kiểm toán độc lập và Kiểm toán Nhà nước để tránh thất thoát”, Thứ trưởng Trường cho biết.
Đoàn Loan
Theo VNE
Có không thất thoát, thiếu minh bạch thu phí BOT?
Hệ thống công khai giám sát hiện mới chỉ dừng ở 2 mối quan hệ là cơ quan quản lý Nhà nước - chủ đầu tư. Còn liên quan đến chủ thể thứ ba - người sử dụng dự án BOT, lại chưa được tiếp cận thông tin minh bạch, công khai.
Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh nêu quan điểm tại cuộc tọa đàm về phí BOT diễn ra hôm nay (2.6).
Ông Ánh nói: "Câu chuyện dự án Pháp Vân - Cầu Giẽ, kết quả thu phí theo báo cáo là 35 tỷ đồng/tháng, tức cỡ 1 tỷ đồng/ngày, nhưng có thông tin nói trạm thu phí này đạt 4 tỷ đồng/ngày". Theo ông Ánh, tất nhiên người ta cứ đưa ra thông tin như thế, còn thành viên đối tác không tin. Họ yêu cầu đặt camera để xem kết quả thu phí theo báo cáo đó sai hay đúng, nhưng ông thu phí lắc đầu. "Thế mới nói rằng, đây là thông tin tôi nghe lâu rồi, mà vấn đề chúng ta có thất thoát hay không, có minh bạch hay không, thì vẫn lơ lửng mà không có bằng chứng. Vậy chúng ta giải thích với xã hội, với người tham gia giao thông như thế nào? Đây là vấn đề cần lưu tâm, làm rõ", ông Ánh phân tích.
Ở vai người sử dụng dự án BOT và nộp phí BOT, theo chuyên gia này, nghi vấn tiêu cực của BOT, vị trí đặt trạm BOT đã hợp lý chưa là điều người dân kêu nhiều nhất.
Ông Ánh nói: "Về hợp đồng BOT, đây là loại hợp đồng kinh tế đặc thù, tồn tại rất dài trên dưới 20 năm, thay đổi liên tục, có những biến số như mức phí thay đổi, thời gian co giãn, đặc biệt có vấn đề chúng tôi cho rằng chưa rõ ràng trong hợp đồng là lưu lượng xe gắn với mức phí. Mức phí khi giảm xuống có thể tăng lưu lượng giao thông lên".
Ông Ánh dẫn: "Vừa rồi có hai tỉnh Quảng Bình và Hải Dương kêu do thu phí cao nên chủ phương tiện tránh sang đường khác, làm hỏng cơ sở hạ tầng đường địa phương. Các địa phương đang đề xuất giảm phí BOT trên tuyến đường đó, để các phương tiện quay về với đường BOT. Khi các phương tiện dồn về đường BOT, thì lại làm thay đổi biến số lưu lượng phương tiện, vậy trong hợp đồng BOT có điều này không?".
Thực ra, ông Ánh phát biểu với tư cách không phải nhà quản lý, không phải chủ đầu tư, cũng không phải người sử dụng dự án BOT (vì ông nói ông không đi ô tô). Góc nhìn của ông Ánh không ở vai nào mà là khách quan. Với quy trình như vậy, chủ đầu tư nói đầu tư thu phí BOT đúng như vậy, hóa ra dư luận hình như đang sai? Chủ đầu tư nói lợi suất đầu tư (ROE) của dự án BOT trung bình chỉ 11-12%, như thế là lợi nhuận doanh nghiệp BOT không cao, tính hấp dẫn của dự án BOT cũng không cao.
"Vậy chủ đầu tư muốn gì khi đầu tư dự án BOT?". Chuyên gia này đặt câu hỏi và tự trả lời: "Nếu tỷ suất lợi nhuận BOT như các doanh nghiệp BOT nói, thì họ làm BOT chẳng qua là do thời điểm đó không có dự án nào cho tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Như anh Dũng Tasco (ông Phạm Quang Dũng - Chủ tịch HĐQT Tasco-PV) nói "cực chẳng đã tôi mới làm BOT" này. Vậy khi có dự án cho tỷ suất lợi nhuận cao hơn, đương nhiên doanh nghiệp bỏ BOT, thì ngành GTVT lại phải loay hoay tìm chủ đầu tư cho BOT. Đây là chủ đầu tư trong nước, chưa nói các nhà đầu tư nước ngoài, chưa nói tới TPP là câu chuyện phức tạp hơn. Do đó, tôi cho rằng nên có cơ chế đảm bảo lợi ích hài hòa giữa cả ba vai. Lúc đó, những lình xình, bức xúc về việc thu phí của các dự án BOT có lẽ mới được giải quyết".
Tại cuộc tọa đàm này, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cũng cho rằng, cần minh bạch trong đầu tư các dự án BOT.
"Đầu tiên là minh bạch suất đầu tư. Suất đầu tu BOT tương tự suất đầu tư dự án Nhà nước, từ thiết kế, lập dự toán đều được các cơ quan thẩm định, phê duyệt. Nhà đầu tư chỉ việc thực hiện nên không có chuyện đội vốn. Còn vì sao cao suất đầu tư BOT thường cao hơn 80 - 90% vốn các dự án ngân sách vì các dự án BOT phải sử dụng vốn vay tín dụng nên chi phí lãi suất ngân hàng lớn. Còn phương thức đầu tư, xây dựng đều như nhau", ông Trường giải thích.
Ông Trường khẳng định, việc lựa chọn nhà đầu tư đều rất minh bạch, tự nguyện. Bộ GTVT không thể bắt các nhà đầu tư làm BOT được, mà họ phải có lợi ích thì họ mới làm.
Một vấn đề nữa là công tác minh bạch trong thu phí. Nếu nói về hoạt động kinh tế, doanh nghiệp bao giờ cũng muốn doanh thu cao nhất có thể, nhưng trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước là phải kiểm soát chặt vấn đề này. Thời gian qua, Bộ GTVT đã áp dụng thu phí 1 dừng thông qua phần mềm có thể biết được có bao nhiều xe đi qua, thậm chí loại xe gì và thu bao nhiều tiền đều có thể kiểm soát được. Vé không xé chỉ giúp cho nhà xe chứ không thể quay vòng được. Công nghệ một dừng đã kiểm soát khá chặt xe vào xe ra.
Tới đây, ông Trường cho biết, Bộ GTVT triển khai thu phí không dừng, khi đó không có sự can thiệp của con người nên không thể thất thoát một xu nào khi xe qua trạm. Chúng tôi đang chỉ đạo đến 2020, tất cả các dự án BOT chuyển sang thu phí không dừng.
Tới đây, trong tháng 6, Bộ GTVT cũng sẽ tiến hành tổng kết 5 năm hình thức đầu tư BOT, sẽ mời nhiều chuyên gia kinh tế, đại diện các tổ chức, cá nhân để đánh giá việc thực hiện để trình Chính phủ các giải pháp quản lý cụ thể, rõ ràng hơn.
Theo Danviet
Bức xúc với phí đường bộ, doanh nghiệp "cầu cứu" Thủ tướng "Các doanh nghiệp (DN) mong muốn cần có sự minh bạch: Công khai làm bao nhiêu tiền 1 km? Được thu phí bao nhiêu năm? Giá cước thu phí cụ thể bao nhiêu năm sẽ thu hồi đủ vốn của nhà đầu tư?" - đây là một trong những băn khoăn mà cộng đồng DN trình lên Thủ tướng Chính phủ liên quan...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Y bác sĩ khóc khi điều dưỡng quỳ gối trước 'món quà' từ người chồng vắn số

Xe chở hơn 30 người bất ngờ cháy ngùn ngụt, khách hoảng loạn la hét, thoát ra ngoài

Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị tước danh hiệu Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu

Phát hiện hơn 2.500 đôi giày, áo thun giả nhãn hiệu MLB, North Face...

TikToker Võ Hà Linh bị 'tố' bán hàng phá giá, quản lý thị trường TP.HCM nói gì?

Tìm thấy thêm 1 thi thể nạn nhân vụ 7 học sinh bị lũ cuốn ở Quảng Ninh

Tiếng kêu thất thanh sau khi ô tô lao xuống ao, lật ngửa khiến người phụ nữ tử vong

Vì sao thực phẩm giả, kém chất lượng bán tràn lan tại TP.HCM?

TP.HCM: Xe đạp điện dựng trước kho hàng chuyển phát nhanh phát nổ, cháy ngùn ngụt

Thông tin mới vụ dầu gội, kem chống nắng của công ty chồng Đoàn Di Băng

Vụ sụt lún đường dẫn cầu Hòa Bình: Khảo sát không phát hiện túi bùn?

Đoàn kiểm tra bị 'nhốt' khi kiểm tra cơ sở chữa bệnh bằng nước
Có thể bạn quan tâm

Giải nhiệt ngày hè với nộm tai sụn rong biển giòn ngon, thanh mát, ăn vào là mê
Ẩm thực
11:09:48 23/05/2025
Sau khi "chia tay" 6 món vô dụng trong nhà, tôi thấy cuộc sống dễ thở hơn
Sáng tạo
11:05:27 23/05/2025
Tiết lộ phí chuyển nhượng của Lamine Yamal
Sao thể thao
10:54:53 23/05/2025
Cô gái lần đầu đi tàu hoả ở Ấn Độ một mình, phải thốt lên: "Đây là trải nghiệm tồi tệ nhất cuộc đời tôi!"
Netizen
10:44:40 23/05/2025
Chuyên gia chỉ ra những hiểu lầm tai hại khi nghi mắc Covid-19
Sức khỏe
10:43:48 23/05/2025
Đang ở cữ nhưng cứ bật điều hòa là em chồng lại lén tắt đi, tôi đề nghị một câu xong không thấy cô em bén mảng vào phòng nữa
Góc tâm tình
10:38:02 23/05/2025
Ngân 98 thông báo diễn biến mới nhất liên quan vụ bán thuốc giảm cân nghi có chứa chất cấm
Sao việt
10:35:50 23/05/2025
3 bộ vỏ máy tính nhìn xuyên thấu vừa xuất hiện tại Computex 2025
Đồ 2-tek
10:35:13 23/05/2025
Du lịch Trung Quốc 'nóng' lên với những điểm đến tránh nắng hè 2025
Du lịch
10:34:35 23/05/2025
Bắt giam tài xế say xỉn lái ô tô lao lên vỉa hè khiến 3 người thương vong
Pháp luật
10:32:54 23/05/2025