Phí bảo trì đường bộ, 5 tháng thu gần 1.700 tỷ đồng
Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng báo cáo, so với kế hoạch thu 4.000 tỷ đồng phí bảo trì đường bộ trong năm 2013, đến thời điểm này, đã thực hiện thu được 1.666 tỷ đồng về cho quỹ.
Báo cáo về tình hình quản lý, sử dụng quỹ bảo trì đường bộ của Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết, hoạt động từ ngày 1/1/2013, kế hoạch của quỹ TƯ năm nay là thu từ phí sử dụng đường bộ 4.000 tỷ đồng (trong đó chi cho Quỹ Trung ương 65% là 2.600 tỷ đồng, chi cho quỹ địa phương 35% là 1.400 tỷ đồng). Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là 1.500 tỷ đồng.
Kết quả thực hiện thu đến ngày 15/5/2013 được 1.666 tỷ đồng (đạt 41,65% dự toán giao cả năm); ngân sách nhà nước đã cấp cho quỹ là 375 tỷ đồng (đạt 25% dự toán cả năm), báo cáo cho biết.
Việc thu phí bảo trì đường bộ trên đầu phương tiện thời gian qua vẫn bị “phàn nàn” là chồng lên phí thu tại các trạm thu phí.
Kết quả giải ngân đến ngày 15/5/ 2013 được gân 1.300 tỷ đồng; gồm cấp sửa chữa thường xuyên gân 600 tỷ đồng, cấp sửa chữa định kỳ gân 700 tỷ đồng.
Bộ trưởng Thăng cũng nêu con số, đến thời điểm này, đã có 25 tỉnh thành lập quỹ, 10 tỉnh đã phê duyệt danh sách hội đồng quản lý quỹ, 17 tỉnh ban hành mức thu xe mô tô và 2 tỉnh đã mở tài khoản quỹ địa phương để tiếp nhận nguồn hỗ trợ từ quỹ TƯ.
Đề cập việc sắp xếp các trạm thu phí sử dụng đường bộ, Chính phủ cho biết, đến nay, trên hệ thống quốc lộ còn 37 trạm thu phí, trong đó, 33 trạm thu phí BOT và 4 trạm thu phí đã nhượng quyền thu phí cho các doanh nghiệp để lấy tiền đầu tư, sửa chữa đường bộ (trạm Phù Đổng, trạm Hoàng Mai, trạm Bàn Thạch trên quốc lộ 1 và trạm Bãi Cháy trên quốc lộ 18).
Hiện nay, Bộ GTVT đang chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tiến hành đàm phán với các nhà đầu tư để mua lại. Tuy nhiên, do chưa có tiền lệ và quy định cụ thể về việc mua lại quyền thu phí, nên việc đàm phán với các nhà đầu tư cũng cần có thời gian nhất định để đảm bảo sự công bằng và thống nhất với các nhà đầu tư. Hai bộ đang nỗ lực để hoàn thành việc đàm phán với các nhà đầu tư trong năm 2013.
Video đang HOT
Đánh giá việc duy trì trạm thu phí BOT, ông Thăng khẳng định, việc này hoàn toàn phù hợp với quy định tại khoản 1 điều 49 Luật Giao thông đường bộ, vì phí sử dụng đường bộ thu trên đầu phương tiện dùng để chi cho công tác quản lý, bảo trì đường bộ do ngân sách nhà nước đầu tư, còn phí sử dụng đường bộ thu trực tiếp tại các trạm BOT dùng để chi cho công tác quản lý, bảo trì và hoàn vốn đầu tư đường bộ do các nhà đầu tư BOT đã đầu tư.
“Không có hiện tượng phí chồng phí” – đây là khẳng định chốt lại của người đứng đầu Bộ GTVT.
Thay mặt Chính phủ báo cáo, Bộ trưởng Thăng cũng cho biết, việc triển khai quỹ bảo trì đường bộ nhìn chung là thuận lợi. Công tác thu phí sử dụng đường bộ trên đầu phương tiện là xe ô tô, về cơ bản đến nay đã được các chủ phương tiện chấp hành tốt, cơ quan thu phí đã tạo điều kiện thuận lợi cho chủ phương tiện tham gia nộp phí.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện có phát sinh một số vướng mắc, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải đã xử lý kịp thời. Như cho phép nộp phí theo năm dương lịch, cho phép nộp phí theo tháng, không thu đối với xe không đăng ký lưu hành (xe chuyên dùng tại các cảng hàng không, sân bay, bến cảng, hầm mỏ…).
Riêng kiến nghị về thu phí đối với xe dùng cho công tác sát hạch, đào tạo lái xe, rơ-moóc, hiện Bộ Tài chính, Bộ GTVT đang tiếp tục nghiên cứu để sớm sửa đổi Thông tư 197 cho phù hợp, nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, báo cáo nêu rõ.
Theo Dantri
Dự án giao thông về đích sớm giúp Hà Nội, TPHCM "gỡ" tắc
Bên cạnh các thành tích về "thúc" tiến độ cầu, đường, cắt giảm tiền đầu tư, giảm tai nạn.... Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng thừa nhận với Quốc hội nhiều điểm khuyết như tai nạn chết người nghiêm trọng vẫn tăng, trạm thu phí tràn lan, bất hợp lý.
Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 (tháng 11/2012), Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng khẳng định "thành tích" từng bước khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải trong lĩnh vực giao thông theo Nghị quyết 11 cắt giảm đầu tư để tập trung kiềm chế lạm phát của Chính phủ.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng nhân định việc các dự án phải tạm dừng, giãn tiến độ để thực hiện các chủ trương trên đã dẫn đến thi công dở dang, giao thông đi lại của nhân dân khó khăn, nguy cơ mất an toàn giao thông cao, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường, đời sống của nhân dân và việc bảo đảm các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của các địa phương nơi có dự án đi qua. Bộ GTVT đã báo cáo những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ.
Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng bên hành lang Quốc hội (ảnh: Việt Hưng).
Bên cạnh đó, Bộ GTVT phối hợp với các địa phương xem xét cụ thể từng dự án, xây dựng kế hoạch triển khai tiếp hoặc nghiên cứu các hình thức huy động vốn khác như BOT, BT và chỉ đạo các đơn vị tính toán thi công đến điểm dừng kỹ thuật để bảo đảm an toàn, tránh lãng phí phần vốn đã đầu tư.
Đối với các dự án được bố trí vốn, Bộ GTVT đã chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành, đưa công trình vào khai thác để phát huy hiệu quả. Đối với các dự án cải tạo, nâng cấp đường bộ tạm đình hoãn, Bộ GTVT đã chỉ đạo tổ chức sửa chữa và bảo đảm giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.
Bộ trưởng Đinh La Thăng điểm qua một số dự án đã cắt giảm, phân kỳ đầu tư như đường cao tốc Bến Lức - Long Thành đã giảm tổng mức đầu tư hơn 8.400 tỷ đồng; cầu Cổ Chiên giảm gân 660 tỷ đồng; đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (giảm một số nút giao, điều chỉnh kết cấu mặt đường...) nên trong giai đoạn I đã giảm 3.300 tỷ đồng; đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi cũng giảm hơn 3.000 tỷ đồng ngay trong giai đoạn I...
Những thành tích khác được người đứng đầu ngành GTVT báo cáo là việc thi công, hoàn thành, đưa vào khai thác đúng và vượt tiến độ nhiều dự án lớn như đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, đường trên cao vành đai 3 Hà Nội, cầu Phù Đổng 2, cầu Đầm Cùng, cầu Bến Thủy 2, cầu Rạch Chiếc, cảng biển Cái Mép - Thị Vải, cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, cảng hàng không quốc tế Phú Quốc mới, đường sắt Hạ Long - Cái Lân, các dự án an toàn giao thông, các cầu vượt trong nội đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh...
"Việc sớm hoàn thành và đưa các dự án này vào khai thác đã phát huy hiệu quả kinh tế - xã hội, giảm rõ rệt tình trạng ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời góp phần kiềm chế tai nạn giao thông" - ông Thăng đánh giá.
Những việc này góp phần trực tiếp vào kết quả xử lý tình trạng tắc đường tại 2 thành phố lớn nhất cả nước năm 2012. Cụ thể, so với năm 2011, Hà Nội đã giảm được 46% số điểm thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông, TPHCM giảm được 36,6%. Số vụ ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút, Bộ trưởng Thăn quả quyết là hầu như không xảy ra.
Kết quả tai nạn ít khả quan hơn dù trong 4 tháng đầu năm 2013, số vụ và số người bị thương do tai nạn giao thông tiếp tục giảm nhưng số người chết vì tai nạn giao thông lại tăng. Cụ thể, trong khoảng thời gian này, cả nước để xảy ra hơn 9.600 vụ tai nạn (giảm 17,2%) nhưng lại làm chết hơn 3.300 người (tăng 0,36%) so với cùng kỳ năm 2012.
Đầu năm 2013, dư luận nổi lên vấn đề bức xúc về việc phí chồng phí ở các trạm thu phí đường bộ.
Một nội dung khác được tập trung làm rõ trong báo cáo là sắp xếp lại các trạm thu phí đường bộ.
Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết, trong vòng 4 tháng đầu năm, số tiền thu phí sử dụng đường bộ chuyển về Quỹ Bảo trì đạt 1.400 tỷ đồng. Việc tổ chức thu phí được khẳng định là bảo đảm minh bạch, rõ ràng, nguồn vốn phân bổ công khai cho từng tuyến đường, hạng mục công việc.
Sau khi xin ý kiến Thủ tướng, Bộ GTVT đã thống nhất phương án xử lý 4 trạm bán quyền thu phí. Đối với trạm thu phí số 2 (Phù Đổng) - Quốc lộ 1 và trạm thu phí Bãi Cháy - Quốc lộ 18, Thủ tướng đồng ý yêu cầu bố trí nguồn vốn mua lại, xác định thời điểm dừng thu phí.
Đối với trạm thu phí Hoàng Mai và trạm thu phí Bàn Thạch - Quốc lộ 1 sẽ chuyển giao hai nhà đầu tư BOT để hoàn vốn và sẽ đàm phán, thống nhất với nhà đầu tư để mua lại, quyết định thời gian chuyển giao.
Bộ trưởng Thăng cho biết, hiện Bộ GTVT đang khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng.
"Riêng đối với các trạm thu phí BOT, các trạm thu phí hoàn vốn đường cao tốc vẫn phải tiếp tục tổ chức thu phí theo hợp đồng đã cam kết với nhà đầu tư" - ông Thăng thông tin. Tuy nhiên, Bộ cũng đang rà soát lại vị trí đặt trạm thu phí hoàn vốn dự án BOT để di chuyển sang vị trí hợp lý.
Trạm thu phí Tào Xuyên (Dự án BOT tuyến tránh Thanh Hóa) đã được di dời. Thời gian tới, một số trạm chưa hợp lý sẽ được di dời tiếp như trạm Bắc Thăng Long - Nội Bài (Dự án BOT Quốc lộ 2 tuyến tránh Vĩnh Yên) dự kiến chuyển đến vị trí mới trên quốc lộ 2.
Chốt lại bản báo cáo, Bộ trưởng Đinh La Thăng khái quát: "Bộ GTVT đã hết sức nghiêm túc, cầu thị trong việc thực hiện yêu cầu sau chất vấn. Mặc dù đã đạt được những kết quả bước đầu, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề mà ngành GTVT cần tiếp tục nỗ lực giải quyết trong thời gian tới".
Theo Dantri
Vụ hành hung nữ nhân viên soát vé: Trạm thu phí chưa ngày nào yên Sau khi phải đi cấp cứu do bị đánh hội đồng ngay tại trạm thu phí cầu Bãi Cháy (Quảng Ninh), chị Nguyễn Thị Thoa đã đi làm trở lại. Vụ việc chưa kịp nguôi thì mới đây, ngày 5/5, thêm một tài xế đã gây náo loạn khi phải mua vé qua cầu. Vì 10 nghìn đồng mà bị đánh gần chết...