“Phép vua” thua… “luật xã”
Đó là câu trả lời của ông Đường Trọng Hữu chủ tịch UBND xã Thường Nga (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) khi phóng viên tới làm việc tại xã này.
Khi tới xã này để tìm hiểu một số phản ánh của người dân thì được vị chủ tịch này mời ra khỏi phòng vì lý do “muốn làm việc với xã phải có giấy giới thiệu của huyện”.
Dân bức xúc, xã chưa giải quết
Nhận được phản ánh của nhiều người dân xã Thường Nga (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh), phóng viên báo Công Lý đã về tại các xóm tìm hiểu và thu thập thông tin. Qua nhiều ngày làm việc tại đây, chúng tôi nhận thấy rõ sự bức xúc của người dân về các khoản thu mà theo họ đó là những khoản thu quá cao và chưa hợp lý.
Trước hết phải nói đến khoản đóng góp xây dựng đường bê tông hóa nông thôn. Theo người dân, từ năm 2006 đến nay năm nào UBND xã cũng thu tiền bê tông tính theo nhân khẩu của hộ gia đình (100.000/người).
Nhiều hộ gia đình bị phá dỡ tường rào
Đường vào xã Thường Nga
Khi chính quyền xã đưa máy móc đến tháo dỡ thì người dân cũng “xin” đến khi nào tiến hành làm đường bê tông thì hãy giải tỏa mặt bằng. Nhưng từ tháng 2/2012 nhiều gia đình nằm trên trục đường quy hoạch làm đường đã bị dỡ bỏ một góc nhà và tường rào mà tới nay đường vẫn chưa được thi công. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến an ninh của từng nhà. Bởi cũng theo người dân ” tình trạng trộm cắp ở đây ngày càng gia tăng, kẻ trộm ngang nhiên vào nhà dân bắt trộm vật nuôi hay lấy các vật dụng có giá trị “.
Video đang HOT
Vậy khi chính quyền xã tiến hành giải tỏa mặt bằng thì đã có “kế hoạch và định thời gian thi công hay chưa”? Với số tiền người dân đóng góp trong mấy năm qua chính quyền xã đã sử dụng vào “mục đích gì”? Liệu người dân xã Thường Nga phải đóng tiền bê tông đến bao giờ ???
Thường Nga là một xã thuần nông, thu nhập chính của người dân chủ yếu dựa vào trồng lúa. Chưa kể đến những năm lụt lội mất mùa làm cho người dân càng trở nên khó khăn bội phần. Ngoài khoản thu nhập nói trên thì họ không có khoản thu nào khác mà còn phải gánh chịu thêm nhiều loại quỹ phải đóng góp cho xã cũng như các hoạt động của xóm như: Quỹ địa phương, trong đó thu theo hạng đất ( Thuế nông nghiệp), thu tiền làm đường bê tông, thu hoạt động xóm, thu nội đồng, 3,4 quỹ, quỹ khuyến học…Ngoài ra nếu hộ gia đình nào nộp muộn sau 3 ngày đối với tất cả các khoản quỹ trên thì phải nộp phạt 5%.
Hóa đơn các khoản đóng góp
Muốn làm việc với xã phải có giấy giới thiệu của huyện
Với những thông tin trên nhóm phóng viên đã xin hẹn với UBND xã để xác thực về vấn đề mà người dân đang phản ánh.
Vào 16h chiều ngày 16/10, phóng viên đã có mặt tại trụ sở UBND xã Thường Nga để làm việc. Thay vì thái độ phối hợp làm việc và cung cấp thông tin cho báo chí như luật định thì ông chủ tịch xã này đã ngang nhiên tuyên bố: “muốn làm việc với xã thì phải có giấy giới thiệu của huyện, sau đó ông chủ tịch xã bỏ ra ngoài mặc cho phóng viên đã xuất trình giấy giới thiệu do tòa soạn cấp và giải thích đầy đủ mọi quy định của luật báo chí. Theo đó, khi phóng viên yêu cầu được cung cấp thông tin về một số vấn đề như người dân đã phản ánh thì ông chủ tịch UBND xã Thường Nga đã từ chối thẳng thừng và bảo “đây là quy định mới nhất của huyện về việc trả lời báo chí…”, khi chúng tôi hỏi có một văn bản nào của huyện quy định về vấn đề khi phóng viên tới làm việc với xã phải có giấy giới thiệu của huyện hay không thì ông chủ tịch này đã trả lời đây chỉ là sự thống nhất của huyện trong các buổi giao ban hàng tháng.
Luật Báo chí đã quy định rõ: “Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được nhà nước bảo hộ không được một tổ chức cá nhân nào được dạn chế cản trở báo chí, nhà báo hoạt động…”. Thay vì nghe PV giải thích cụ thể những điều khoản trong Luật báo chí đã quy định ông chủ tịch xã này bỏ ngoài tai mọi điều mà pv nói. Cũng theo điều 7 Luật báo chí đã nêu rõ ” Trong phạm vi, quyền hạn của mình, các tổ chức có quyền và nghĩa vụ cung cấp thông tin cho báo chí, giúp cho báo chí thông tin chính xác và kịp thời và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin”.
Đơn thư của những hộ dân
Khi nhận được phản ánh của nhiều người dân tại xã Thường Nga, PV về tận các thôn của xã này để nắm thông tin. Việc làm đó theo các vị lãnh đạo xã này “phải báo cáo cho chính quyền xã khi phóng viên về lấy thông tin trên địa bàn, đề nghị cho biết ai là người cung cấp thông tin.”
Trao đổi với chúng tôi khi được hỏi huyện Can Lộc có một quyết định nào quy định khi PV tới làm việc với các xã đều phải có giấy giới thiệu của huyện hay không?. Ông Bùi Huy Tam chủ tịch UBND huyện Can Lộc cho biết:”Huyện không có một văn bản nào quy định việc nhà báo phải có giấy giới thiệu của huyện thì mới được đến các xã để làm việc”. Ông Tam còn cho biết “các anh cứ theo luật báo chí mà làm”. Vậy việc làm của cán bộ xã Thường Nga như vậy liệu có đúng với luật Báo chí đã quy định?. Một câu hỏi được đặt ra ở đây là liệu rằng những cán bộ ở xã Thường Nga thiếu hiểu biết hay cố tình không hiểu gì về luật báo chí.
Theo xahoi
Chia sẻ gánh nặng với phụ huynh, trường học "kìm" giá
Thay vì bị "áp đặt" như trước, năm nay nhiều khoản thu ở trường học tại TPHCM dựa trên nguyên tắc thỏa thuận. Có những trường "tận thu" thì cũng không ít nơi chọn mức thu thấp trong khung thỏa thuận để cùng chia sẻ gánh nặng với phụ huynh.
Năm học này, Trường Tiểu học Kim Đồng (Q.Gò Vấp. TPHCM) thu tiền ăn đối với học sinh (HS) bán trú là 22.000 đồng, mức thấp nhất trong khung cho phép của quận (trong mức 22 - 25.000 đồng). Không chỉ tiền ăn, với tiền vệ sinh, trường cũng chỉ thu 15.000 đồng/tháng trong khung được phép là 20.000 đồng.
Bà Phan Thúy Trang - Hiệu trưởng nhà trường cho hay, nhờ năm nay được thỏa thuận một số khoản thu nên trường không bị áp lực trong công tác bán trú như các năm học trước. Ngoài khoản thu cơ sở vật chất bán trú và phục vụ bán trú theo khung để đảm bảo chất lượng bán trú và nâng cao đời sống nhân viên phục vụ, các khoản khác trường đều cố gắng chọn mức thu thấp nhất có thể.
Nhiều trường học cố "kìm" trong mức thu thấp nhất có thể.
"Với mức thu mới, trường đã bớt rất nhiều gánh nặng, không phải "ngửa tay" xin phụ huynh như mọi năm là điều rất may mắn. Một số khoản khác tuy thu thấp hơn khung nhưng nếu mình có kế hoạch chi phù hợp vẫn đảm bảo chất lượng phục vụ các em", bà Trang cho hay.
Ngoài các khoản thu theo quy định, đến nay Trường Kim Đồng không thu bất kỳ một khoản nào khác từ phụ huynh (PH). Các khoản tiền khuyến học, tang gia hiếu hỉ do PH đóng trường cũng đang chờ ý kiến từ phòng.
"Nếu PH muốn xây dựng, hỗ trợ các công trình, cơ sở vật chất ở trường học thì xin phép phòng. Trường thấy hợp lý sẽ cho phép thực hiện chứ không can thiệp, trường chỉ nhận công trình bàn giao và vào sổ sách. Còn trường làm rất mang tiếng, PH không hài lòng mà lãnh đạo nhà trường cũng không có thời gian", bà Trang thẳng thắn.
Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Phó phòng GD-ĐT Q.3, phụ trách bậc học mầm non cho hay, không ít trường mầm non trên địa bàn đưa ra mức thu thấp hơn khung cho phép. Cụ thể như tiền ăn vệ sinh, quận cho phép thu không quá 20.000 đồng/tháng thì nhiều trường chỉ thu 15.000 đồng/tháng.
Với tiền ăn bán trú khung quy định là 25.000 đồng/ngày, trong khi năm trước có trường ở quận đã thu 28.000 đồng. "Có trường chấp nhận mức thu tiền ăn thấp hơn năm ngoái. Nhưng cũng có trường vì trước đây đã được PH đồng ý mức thu vậy rồi, không muốn hạ tiền ăn thì viết văn bản xin thu theo mức của của mình.
Bà Nguyệt cũng khẳng định, nhiều khoản thỏa thuận như năm nay rất phù hợp, đảm bảo cho công tác chăm dạy trẻ của trường. Một số trường tùy điều kiện của PH chọn mức thu dưới khung cũng không quá khó khăn như mọi năm.
"Trước đây các khoản thu theo quy định quá thấp thì các trường phải xin thêm PH mà chắc gì PH đã cho. Hoặc cho rồi đi kiện các trường rất cực. Năm nay với khoản thu thỏa thuận rất cụ thể, các trường mà còn xin thêm này nọ thì không ổn", bà Nguyệt cho hay.
Thu thấp hơn năm ngoái
Tại Q.8, nhiều khoản thu áp dụng ở trường học trong năm học này làm nhiều người ngỡ ngàng vì thấp hơn cả năm ngoái. Bà Phạm Thị Ánh Tuyết, Phó phòng GD-ĐT Q.8 cho hay năm ngoái, các trường đã thu 23 - 25.000 đồng tiền ăn cho bữa trưa và bữa xế thì năm nay mức thu mới của quận đưa ra không tăng mà còn giảm với khung 20 - 25.000 đồng. Tiền ăn sáng 7.000 - 9.000 đồng chỉ du di lên 7.000 - 10.000 đồng/bữa.
Đại diện nhiều trường cho biết, với mức thu thấp hơn năm ngoái quả thật sẽ có nhiều khó khăn, cần kiểm soát việc chi tiêu hợp lý, tránh lãng phí mức thấp nhất có thể. Nhưng với địa bàn còn nhiều khó khăn như Q.8 thì quyết định thu chi này như bớt rất nhiều gánh nặng để PH khi cho con đến trường. Theo bà Tuyết, các trường công có thể thực hiện được chỉ e ngại đưa ra mức thu này đến các trường tư rất khó làm việc và khó kiểm soát. Vì hầu hết các trường tư thục ở bậc mầm non không thu cụ thể tiền ăn theo bữa mà thu gom tổng học phí cả tháng.
Thu chi ở trường học luôn là vấn đề PH quan tâm.
Tuy vào năm học đã hơn hai tháng, các trường ở Q.2 vẫn đang phải tạm thu vì chưa có văn bản thu chi do quận vẫn đang tiếp tục lấy ý kiến từ PH để đưa ra mức thỏa thuận phù hợp nhất. Phòng GD quận đang đề xuất mức thu rất dễ thở như tiền vệ sinh không quá 15.000 đồng, tiền ăn bán trú không quá 25.000 đồng, tiền nước 10.000 đồng, tiền phục vụ bán trú không quá 100.000 đồng (đối với bậc THCS là 80.000 đồng), tiền học phẩm ở mẫu giáo 100.000 đồng và với lớp trẻ là 50.000 đồng.
Nếu mức thu này được thông qua thì đây là điều rất đáng mừng. Dù được "đeo mác" thỏa thuận nhưng không vì thế mà nhiều nơi tranh thủ "tận thu", vẫn cố gắng đưa ra mức thu phù hợp, còn PH bớt được phần nào áp lực.
Trong tình hình lạm thu gây bức xúc như hiện như hiện nay, nhiều nơi chọn mức thu thấp góp phần giảm gánh nặng cho PH là một điều rất đáng ghi nhận. Nhưng với nhiều PH thu cao - thấp chỉ là mới là hình thức không phải là vấn đề họ quá chú trọng, điều họ quan tâm nhất là đồng tiền đóng góp được sử dụng đúng mục đích và sao cho đảm bảo chất lượng nuôi dạy trẻ ở trường học. Như Phó hiệu trưởng một trường THCS ở Q. Thủ Đức bày tỏ: "PH không ngại đầu tư cho con em mình học, không ít PH sẵn sàng đóng góp cả chục triệu. Họ chỉ lo ngại là đồng tiền mình đóng có được dùng đúng để phục vụ cho em ăn học không hay lại rơi vãi vào túi một số người?".
Hoài Nam
Theo dân trí
Thêm nhiều sai phạm trong thu chi trường học ở Hà Nội Đoàn khảo sát của Ban văn hóa - Xã hội HĐND TP Hà Nội vừa thẳng thắn chỉ ra những bất cập trong công tác thu chi của các trường ở thủ đô. Nhiều sai phạm được đơn vị này chỉ điểm trực diện và yêu cầu phải có biện pháp xử lý cứng rắn. Theo kết quả báo cáo của đoàn khảo...