Phép trừ thô thiển
Hồi đầu năm, trước băn khoăn “bị hạn chế khám bệnh hoặc buộc phải xuất viện sớm để tránh quá tải” của bệnh nhân, lãnh đạo Bệnh viện Nhi T.Ư khẳng định: Người dân có quyền nghi ngờ…
Phải nói là người dân đã vô cùng hoan hỉ khi hay tin có tới 39 bệnh viện cam kết chấm dứt nằm ghép. Có ai một lần làm dân, có ai một lần phải gửi gắm hy vọng trong bệnh viện thì mới hiểu được sự hoan hỉ này.
Nhưng hai tháng sau kết ấy, báo chí hôm qua đã kể lại câu chuyện của bà Phạm Thị Năm ở Phú Thọ như sau: Bà Năm có đứa cháu 4 tháng tuổi do sinh non nên thường mắc các bệnh về đường hô hấp, đã 3 lần phải điều trị tại khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi T.Ư. Lần nào cũng chỉ khỏi được 70-80% là bác sĩ đã “cho về”. Và vì thế, bệnh cứ tái phát đi tái phát lại.
Cảnh bệnh nhi chui gầm giường vì bệnh viện quá tải (Ảnh: Khám phá)
Bà Năm kể không riêng cháu bà, có cháu còn ho sù sụ, gia đình xin ở lại để điều trị dứt điểm nhưng bác sĩ không đồng ý. Mỗi lần đi đi lại lại từ Phú Thọ – Hà Nội thôi thì mệt mỏi, nhưng do điều trị tại bệnh viện tuyến dưới không yên tâm vì nhiều lần tuyến dưới chữa trị cho cháu bà không khỏi.
Sau 2 tháng cam kết, ở Bệnh viện Việt Đức, ở Viện Nhi T.Ư… đúng là đã không còn tình trạng bệnh viện nằm ghép, nằm gầm giường. Nhưng thay thế là những chiếc giường bệnh xếp ngoài hành lang. Và, như câu chuyện của bà Năm, là những trường hợp chưa khỏi bệnh đã phải ra viện.
Video đang HOT
Theo báo chí, mùa dịch sởi năm ngoái, Viện Nhi T.Ư tình thường xuyên trong tình trạng 3-4 bệnh nhi/giường bệnh. Và hồi đầu năm, cam kết không đề bệnh nhân nằm ghép được đưa ra trong khi chưa hề có sự thay đổi gì về cơ sở vật chất.
Hóa ra, việc chấm dứt tình trạng nằm ghép chỉ đúng là một phép trừ thô thiển. Trước là không cho nhập viện ồ ạt. Buộc bệnh nhân ngoại tỉnh “điều trị ngoại trú”, gánh cái gánh nặng thiếu thốn cơ sở vật chất. Giờ là trừ bớt bệnh nhân, cho dù họ chưa khỏi bệnh, để đỡ quá tải, đỡ phải nằm ghép…
Phép trừ ấy liệu có ích gì với những đứa bé “4 tháng 3 lần nhập viện”? Thành tích “không nằm ghép” có ý nghĩa gì khi nó y như một sự hành xác đối với những bệnh nhi sơ sinh, với những bệnh nhân đi còn không nổi đang mắc bệnh phải “vượt tuyến”?!
Câu trả lời cho ngành y tế, đáp án cho vấn đề quá tải, rõ ràng, phải là việc nâng cao chất lượng y tế cơ sở chứ không thể chỉ là một phép trừ thô thiển.
Theo_Dân việt
Khánh thành khu khám bệnh hiện đại tại Bệnh viện Nhi Trung ương
Với việc nâng cấp cơ sở vật chất cũ, xây dựng khu kỹ thuật cao 15 tầng và từng bước nâng cao chuyên môn, BV Nhi Trung ương đang phấn đấu trở thành một trong 3 bệnh viện Nhi hàng đầu Đông Nam Á vào năm 2020.
Nhân kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, sáng nay (26/2), Bệnh viện Nhi Trung ương đã khánh thành Khu khám bệnh thuộc dự án Cải tạo, mở rộng và nâng cấp giai đoạn II. Tới dự có Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cùng lãnh đạo Bộ Y tế và lãnh đạo thành phố Hà Nội, lãnh đạo bệnh viện Nhi TƯ cùng tập thể các bác sĩ, điều dưỡng viên.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cùng lãnh đạo thành phố, lãnh đạo bệnh viện cắt băng khánh thành khu khám bệnh Bệnh viện Nhi Trung ương
Là một trong những hoạt động trọng tâm của ngành y trong năm 2015, cơ sở khám chữa bệnh mới nằm trong quần thể khám chữa bệnh của Bệnh viện Nhi Trung ương được Nhà nước, Bộ Y tế quyết định xây dựng vào cuối tháng 1/2011 và chính thức khởi công vào tháng 1/2014.
Sau hơn 1 năm xây dựng, bệnh viện đã đưa vào sử dụng khu Khám bệnh, trung tâm chống độc và nội soi rô-bốt.
Phát biểu tại lễ khánh thành Khu khám bệnh và Trung tâm chống độc, Bộ trưởng Y tế mong muốn bệnh viện Nhi Trung ương sẽ không chỉ là đơn vị đầu ngành, là bệnh viện quốc gia hàng đầu mà sẽ là 1 trong 3 bệnh viện Nhi hàng đầu khu vực Đông Nam Á, xứng đáng là đơn vị đi đầu trong hội nhập quốc tế.
Để Bệnh viện Nhi Trung ương sớm trở thành bệnh viện hàng đầu khu vực, Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu ban lãnh đạo Bệnh viện chú trọng đến nguồn nhân lực, đào tạo phát triển các bác sỹ chuyên sâu; nâng cao đội ngũ điều dưỡng viên; Bệnh viện Nhi Trung ương cần sớm quy hoạch các bệnh viện vệ tinh để chuyển giao kỹ thuật, tiến tới Bệnh viện Nhi Trung ương chỉ là nơi tiến hành các kỹ thuật cao, hội nhập quốc tế.
Theo PGS.TS Lê Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện phấn đấu sẽ hoàn thành các hạng mục còn lại của tòa nhà kỹ thuật 15 tầng vào tháng 6 này để chấm dứt việc nằm ghép khi 1.400 giường bệnh sẽ được đưa vào sử dụng.
Toàn bộ các hạng mục của dự án sẽ hoàn thành vào tháng 6 này
Trong những năm qua, với vai trò là bệnh viện tuyến Trung ương, hàng ngày hàng giờ Bệnh viện Nhi Trung ương đón nhận hàng chục nghìn lượt bệnh nhi đến khám, chữa và điều trị. Tính riêng năm 2014, Bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị hơn 700.000 lượt bệnh nhân ngoại trú, hơn 80.000 bệnh nhân nội trú, cũng như phải đối mặt với nhiều dịch bệnh hiểm nghèo, tăng gấp 3 lần so với cách đây 10 năm (2004).
Vì vậy, với việc khánh thành khu khám bệnh nằm trong khối nhà 15 tầng được xây mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng cũ đã được Thụy Điển hỗ trợ cách đây 40 năm, đội ngũ bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương giờ đây được tiếp thêm cơ sở vật chất mới khang trang, hiện đại và bề thế hơn với tổng diện tích mặt sàn lên tới trên 90.000 m2, giúp tiếp nhận và điều trị thêm 1.400 bệnh nhân tại cùng một thời điểm.
Ngoài ra, với trang thiết bị hiện đại tại Bệnh viện như thiết bị mổ nội soi robot Da Vinci Si thuộc hàng tiên tiến nhất trên thế giới với kỹ thuật và độ an toàn cao, giúp giảm thiểu tối đa sự nguy hiểm, đau đớn cho bệnh nhân cũng như giảm bớt khó khăn cho bác sỹ trong mỗi ca phẫu thuật, thời gian bình phục nhanh hơn so với phương pháp phẫu thuật truyền thống...
Nhân Hà
Theo Dantri
Lại xảy ra cháy nổ tại Bệnh viện Nhi Trung ương Khoảng 9h ngày 16/11, tại công trường đang xây dựng trong khuôn viên Bệnh viện Nhi T.Ư phát ra tiếng nổ lớn, sau đó lửa, khói bốc ngùn ngụt... Vụ nổ, cháy khiến nhiều công nhân đang làm việc trong công trường hoảng loạn, chạy túa ra cổng. Sau đó, 2 xe cứu hỏa của Công an PCCC Hà Nội đã tiếp cận...