Phép thử lớn với quyết tâm của phương Tây trong ủng hộ Ukraine
Các cuộc bầu cử ở châu Âu và Mỹ có thể đặt ra câu hỏi về sự hỗ trợ của phương Tây đối với Ukraine và bất kỳ thách thức nào cũng có khả năng liên quan đến việc hạn chế viện trợ tài chính và vũ khí cho Kiev.
Tình hình kinh tế khó khăn và các cuộc bầu cử sắp tới ở phương Tây có thể ảnh hưởng đến sự hỗ trợ của họ cho Ukraine. Ảnh: Downing Street
Sự hỗ trợ về tài chính và quân sự của phương Tây cho Ukraine liên quan đến cuộc xung đột với Nga đã được duy trì một cách đáng ngạc nhiên khi đối mặt với những khó khăn về kinh tế. Nhưng những thách thức đối với sự đoàn kết này đang gia tăng.
Cuộc xung đột Nga – Ukraine có thể biến thành một “vũng lầy” mà không bên nào có thể đạt được mục tiêu đã đề ra. Lạm phát, đặc biệt là giá lương thực và nhiên liệu, đã giảm, nhưng nó vẫn tiếp tục gây ra khủng hoảng chi phí sinh hoạt cho nhiều người. Ủy ban châu Âu đang nỗ lực tìm cách tác động mạnh vào nền kinh tế Nga mà không làm ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng mong manh của EU.
Và ở cả Mỹ cũng như châu Âu, tình thế sẽ trở nên bấp bênh hơn trước thềm cuộc bầu cử vào năm 2023 và 2024, điều có thể khiến các ứng cử viên có những quan điểm rất khác nhau về sự ủng hộ cho Ukraine.
Một số quốc gia châu Âu rõ ràng đang thất vọng với tác động hạn chế từ các biện pháp trừng phạt do EU, Anh và Mỹ áp đặt với Nga. Điều này được thể hiện qua sự khó khăn trong việc thông qua gói trừng phạt thứ 11 theo đề xuất của EU. Dự kiến gói trừng phạt này ban đầu sẽ được công bố tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Nhật Bản, nhưng đã bị đình trệ hơn một tháng, với các cuộc đàm phán kéo dài trong cuộc họp ngày 14/6 của các đại sứ EU.
Bản thân gói trừng phạt trên phản ánh rằng phần lớn những gì châu Âu sẵn sàng trừng phạt đã được đưa ra và bây giờ nó chuyển sang vấn đề khó khăn là thực thi. Vấn đề ở đây là EU không có nguồn lực và không thể hiện sự quan tâm như các đối tác của mình là Mỹ và Anh.
Video đang HOT
Trong khi các cuộc thảo luận hiện tại xung quanh các biện pháp trừng phạt trở nên khó khăn hơn, thì mối đe dọa lớn nhất đối với việc tiếp tục hỗ trợ quân sự và tài chính cho Ukraine là các cuộc bầu cử sắp tới, vốn có thể khiến các đảng phái tập trung hơn vào các chương trình nghị sự trong nước. Các quốc gia cần theo dõi bao gồm Serbia, Tây Ban Nha và Ba Lan, tất cả đều có kế hoạch bầu cử trong năm nay.
“Tôi nghĩ rằng một trong những rủi ro lớn, rất lớn là có một cảm giác tuyệt vọng đang gia tăng trong cộng đồng châu Âu về việc liệu đây (Ukraine) có phải là điều đáng để tiếp tục đầu tư hay liệu nó có phải là một mục tiêu thất bại hay không”, Susi Dennison, chuyên gia phân tích chính sách cấp cao tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại châu Âu cảnh báo.
Những lo ngại rằng các cuộc bầu cử ở châu Âu vào năm ngoái và đầu năm nay có thể dẫn đến một làn sóng các chính phủ theo chủ nghĩa biệt lập hơn cho đến nay vẫn chưa thành hiện thực. Các chính trị gia bảo thủ ở Italy và Thụy Điển đã tìm cách giải quyết các vấn đề trong nước như nhập cư, trong khi vẫn duy trì sự ủng hộ đối với các chính sách của EU đối với Ukraine và duy trì áp lực kinh tế đối với Nga. Tuy nhiên, nếu xung đột Nga – Ukraine kéo dài và cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt tiếp tục, cuộc bầu cử Nghị viện năm 2024 của EU sẽ phản ánh sự bất bình của người dân.
Các cuộc bầu cử ở Mỹ vào năm tới cũng đặt ra những rủi ro tương tự. Một số ứng cử viên Đảng Cộng hòa, đặc biệt là ứng cử viên hàng đầu Donald Trump, đã bày tỏ sự ủng hộ lạnh nhạt đối với Ukraine. Vũ khí và đạn dược của Mỹ, cũng như tài chính, là nền tảng cho sự hỗ trợ của phương Tây dành cho Ukraine, vì vậy bất kỳ sự thay đổi lớn nào ở đó đều có thể có tác động đáng kể.
Ở EU, cuộc xung đột ở Ukraine đã ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề lạm phát và nhập cư của châu Âu và một số đảng có thể kêu gọi giảm ủng hộ Ukraine để ưu tiên cho chi tiêu trong nước. Trong khi đó, với triển vọng kinh tế tồi tệ của EU, những lời kêu gọi đoàn kết về tài trợ cho Kiev có vẻ mâu thuẫn với việc thắt lưng buộc bụng ở trong nước. Vì vậy, bà Dennison kết luận: “Điều này chắc chắn sẽ định hình các lựa chọn của chính phủ các quốc gia phương Tây trong những tháng tới”.
Xung đột ở Ukraine có thể đẩy 141 triệu người vào tình trạng nghèo khổ cùng cực
Các nhà nghiên cứu ước tính hóa đơn năng lượng của nhiều hộ gia đình trên thế giới đã tăng 63-113% kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra, gây khủng hoảng chi phí sinh hoạt.
Một người phụ đi bên dưới một tòa nhà bị hư hại do giao tranh ở Ukraine. Ảnh: AFP
Theo một nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu từ châu Âu, Trung Quốc và Mỹ, giá năng lượng đắt đỏ do xung đột Nga - Ukraine gây ra có thể đẩy hàng triệu người trên thế giới vào cảnh nghèo khổ cùng cực.
Dựa trên dữ liệu từ 116 quốc gia, nhóm nghiên cứu này ước tính tổng chi phí năng lượng của các hộ gia đình đã tăng từ 63 đến 113% kể từ tháng 2 năm ngoái, buộc các gia đình phải trả nhiều tiền hơn để mua nhiên liệu, nộp tiền điện, nước, cũng như mua thực phẩm và các hàng hóa khác. Phát hiện này vừa được công bố trên tạp chí Nature Energy ngày 16/2.
Đồng tác giả Shan Yuli, chuyên gia về biến đổi khí hậu tại Đại học Birmingham ở Anh, cho biết: "Khi giá năng lượng tăng cao ảnh hưởng đến các nhóm dân số khác nhau theo những cách khác nhau, chúng tôi hy vọng sẽ xác định được các hộ gia đình dễ bị tổn thương nhất, đồng thời giúp các nhà hoạch định chính sách hỗ trợ họ hiệu quả hơn".
Trong khi đó, đồng tác giả Guan Yuru giải thích thêm rằng mặc dù cuộc khủng hoảng năng lượng làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo đói cùng cực trên toàn thế giới, nhưng cũng đem đến cơ hội đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng ở châu Âu và phần còn lại của thế giới.
Trả lời cuộc phỏng vấn chung ngày 14/2, hai nhà nghiên cứu Shan và Guan đã kể về cách thức mà cuộc xung đột ở Ukraine đã ảnh hưởng đến chi tiêu hàng ngày như thế nào.
Ông Shan cho biết: "Tôi phải trả gấp đôi tiền điện cũng như tiền xăng cho ô tô". Về phần mình, bà Guan - người đang thuê một căn hộ và không cần trả tiền điện nước - thì bày tỏ cú sốc về giá rau xanh và những kệ hàng bán dầu ăn trống rỗng trong những siêu thị lớn, nhỏ.
Cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt đã buộc một số nước châu Âu tái khởi động lại các nhà máy năng lượng chạy bằng than. Ảnh: Bloomberg
Nhóm nghiên cứu đã thu thập dữ liệu và mô hình hóa tác động trực tiếp và gián tiếp đối với các hộ gia đình ở 116 quốc gia, chiếm gần 90% dân số toàn cầu. Họ phát hiện rằng gia tăng giá năng lượng chiếm khoảng 3 đến 5% mức tăng tổng chi tiêu hộ gia đình.
Theo mô hình trên, điều đó có nghĩa là sẽ có thêm 78 triệu đến 141 triệu người có thể bị đẩy vào tình trạng nghèo khổ cùng cực - sức mua hàng ngày giảm xuống dưới 2,15 USD, theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới (WB).
Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng các hộ gia đình ở vùng cận Sahara châu Phi đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
"Không giống như phần còn lại của thế giới, ở các quốc gia có thu nhập thấp, các hộ gia đình giàu có hơn có xu hướng chịu gánh nặng chi phí năng lượng cao hơn các hộ nghèo hơn", bà Guan nói.
Bà cho biết trong khi cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt đã buộc một số nước châu Âu phải kích hoạt lại các nhà máy nhiệt điện than, thì điều quan trọng là phải điều chỉnh các chính sách ngắn hạn với các mục tiêu giảm thiểu khí hậu dài hạn.
"Ngày càng có nhiều người nhận thức được rằng hệ thống năng lượng dựa vào nhiên liệu hóa thạch là không đáng tin cậy. Ở châu Âu, đã có những chính sách mới nhằm tăng tốc quá trình chuyển đổi và thúc đẩy đầu tư vào năng lượng tái tạo, hy vọng sẽ dẫn đầu một xu hướng trên toàn thế giới", bà kết luận.
Giá cả sinh hoạt ở Séc tăng kỷ lục; Đức khó tránh suy thoái Lạm phát tăng vọt ở Cộng hòa Séc - quốc gia thành viên Liên minh châu Âu - đã gây ra cuộc khủng hoảng về chi phí sinh hoạt, thổi bùng lên các vụ biểu tình quy mô lớn. Ảnh minh họa: Getty Images Kênh truyền hình RT đưa tin lạm phát ở Séc đã tăng lên mức cao nhất trong ba thập...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Học giả Anh khẳng định Việt Nam đã sẵn sàng thúc đẩy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Trung Quốc quyết dẫn đầu công nghệ hạt nhân với lò phản ứng lai độc nhất thế giới

Tajikistan, Uzbekistan và Kyrgyzstan ký kết thỏa thuận lịch sử chấm dứt tranh chấp biên giới

Myanmar đối mặt thảm họa nhân đạo, hiện trường ám ảnh mùi tử khí

Nổ mỏ than tại Tây Ban Nha khiến ít nhất 6 người thiệt mạng và mất tích

Myanmar công bố quốc tang 1 tuần vì thảm họa động đất

Động đất tại Myanmar: Số người thiệt mạng tại Thái Lan tăng lên 19

Nhật Bản cảnh báo về siêu động đất có thể khiến 300.000 người chết

Cách tâm chấn hơn 1.000km, tại sao tòa nhà 34 tầng vẫn bị đổ sập?

Động đất tại Myanmar: Thái Lan điều tra nguyên nhân sập tòa nhà 30 tầng ở Bangkok

Lãnh đạo Greenland đáp trả ông Trump: Mỹ sẽ không có được hòn đảo

Động đất tại Myanmar: Giải cứu một thai phụ khỏi đống đổ nát ở Mandalay
Có thể bạn quan tâm

Nghe vợ hân hoan thông báo có bầu, tôi sốc nặng vì một bí mật giấu kín
Góc tâm tình
19:24:02 31/03/2025
5 công thức mặt nạ cà phê làm tại nhà
Làm đẹp
19:22:00 31/03/2025
Bổ sung 2 phương pháp xác định công việc nặng nhọc, độc hại từ ngày 1/4
Tin nổi bật
19:07:18 31/03/2025
Nhiều người căng thẳng là đổ mồ hôi lòng bàn tay: Có phải bệnh hiểm?
Sức khỏe
19:02:55 31/03/2025
Bức ảnh muốn quên luôn của Binz, Châu Bùi xem cũng phải "khóc thét"!
Sao việt
18:43:45 31/03/2025
Vụ 5 nữ sinh tiểu học phì phèo thuốc lá: Không được bố mẹ quan tâm, một em có nguy cơ nghỉ học
Netizen
18:28:50 31/03/2025
EU cân nhắc đưa lực lượng không quân, hải quân đến Ukraine

Kim Soo Hyun "tống cổ" viện G khỏi buổi họp báo chiều nay
Sao châu á
17:52:17 31/03/2025
'Tan chảy' trước vẻ đáng yêu của 3 nhóc tỳ nhà diễn viên hài Lê Dương Bảo Lâm
Tv show
16:55:25 31/03/2025
Chung kết FVPL Spring 2025: NK tiếp tục bảo vệ ngôi vương, cộng đồng cũng bùng nổ cảm xúc
Mọt game
15:50:33 31/03/2025