Phép thử đối với Bắc Kinh và vai trò ngày càng tăng của Nhật Bản tại Biển Đông
Nhật Bản sẽ tiếp tục đẩy mạnh can dự vấn đề Biển Đông, hỗ trợ các quốc gia khu vực về năng lực trên biển. Xu thế này ngày càng rõ rệt, cho dù Trung Quốc theo dõi sát, nhưng Nhật Bản sẽ không lùi bước.
70 năm sau khi quân đội Nhật bị trục xuất khỏi Biển Đông, Nhật Bản đang lặng lẽ trở lai khu vực này, gây dựng liên hệ với Philippines, Việt Nam, hai nước đang tìm cách đối đầu với Trung Quốc trong vấn đề lãnh thổ. Cơ sở hợp tác an ninh của Tokyo là rất rộng: cung cấp tàu tuần tra cho Philippines và Việt Nam, đồng thời trong mấy tháng tới, Nhật Bản sẽ có cuộc diễn tập quân sự đầu tiên với Philippines. Quân y Nhật thậm chí sẽ tư vấn cho nhân viên tàu ngầm Việt Nam về cách đối phó bệnh giảm áp.
Các quan chức cung cấp thông tin hỗ trợ trên của Nhật Bản cho biết thêm, Nhật Bản thực hiện hỗ trợ theo cách nâng cấp từng bước. Manila và Hà nội là hai bên dễ nảy sinh tranh chấp với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, trong khi đó Nhật Bản cũng đang có tranh chấp gay gắt với Trung Quốc về vấn đề quyền sở hữu một số hòn đảo không người tại Hoa Đông. Thủ tướng Abe hy vọng nới lỏng ràng buộc hiến pháp hòa bình, phối hợp với chiến lược “tái cân bằng Châu Á” của Washington. Chuyên gia an ninh khu vực Ian Storey cho rằng “Xu thế này ngày càng rõ rệt, cho dù Trung Quốc theo dõi sát, nhưng Nhật Bản sẽ không lùi bước”.
Trong Thế chiến II, Hải quân Nhật đã sử dụng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa với vị trí trung tâm Biển Đông để làm căn cứ cho các tàu ngầm. Vì vậy, theo các chuyên gia, việc Trung Quốc hiện đang đẩy nhanh quá trình xây dựng các hòn đảo nhân tạo từ các rạn san hô và đảo ngầm ở quần đảo Trường Sa là nhằm để mở rộng phạm vi hoạt động của các lực lượng hải quân và không quân trong tương lai. Một số chuyên gia tin rằng những hòn đảo mới này còn sẽ giúp Trung Quốc tạo ra Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) tại biển Đông, tuy nhiên Chính phủ Bắc Kinh từ chối xác nhận thông tin trên.
Trung Quốc từng bị các nước Nhật, Mỹ và Australia lên án về việc thiết lập vùng nhận dạng phòng không tại biển Hoa Đông năm 2013, tuy nhiên sự việc lại không đơn giản như vậy đối với các nước nhỏ tại khu vực Đông Nam Á. Theo một chuyên gia hoạch định chính sách cao cấp của Nhật: “Một ADIZ tại Biển Đông sẽ là một thảm họa. Nó sẽ hạn chế nghiêm trọng các hoạt động hàng không và hàng hải tại khu vực”.
Video đang HOT
Đối với Philippines, Nhật Bản cung cấp và sẽ giao 10 tàu tuần tra cho nước này vào cuối năm 2015 và có thể còn hỗ trợ tài chính cho dự án cải tạo cơ sở hạ tầng căn cứ quân sự Philippines tại đảo Palawan, đây là đảo chính gần Trường Sa nhất. Người phát ngôn lực lượng vũ trang Philippines Patila đã bày tỏ hoan nghên Nhật Bản tham gia và cho rằng “Nhật Bản và Philippines liên hợp hỗ trợ bảo vệ đường hàng hải là lẽ tự nhiên”.
Tháng 2 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Nakatani cho biết Nhật Bản có thể cần “đánh giá lại” chính sách không cử máy bay tuần tra tại Biển Đông. Tuy nói vậy nhưng ít ra về mặt hành động, Nhật Bản vẫn chưa đi quá xa. Đến nay, Chính phủ Việt Nam chưa có bình luận đối với sự trợ giúp của Nhật Bản, bao gồm việc cung cấp 6 tàu tuần tra cũ, tư vấn về đối phó với giảm áp cho nhân viên tàu ngầm.
Trần Quang
Theo Nghiên cứu Biển Đông
Nhật "tùy tình hình" có thể đưa quân xuống Biển Đông
Thủ tướng Nhật tuyên bố sẽ đưa quân xuống Biển Đông khi nổ ra xung đột dựa trên các đánh giá của chính phủ.
Ngày 16/7, hãng tin Jiji Press của Nhật cho hay Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố "tùy theo tình hình" Nhật sẽ điều lực lượng phòng vệ xuống Biển Đông để thực thi quyền phòng vệ tập thể trong trường hợp xung đột quân sự nổ ra trên vùng biển chiến lược này.
Phát biểu tại một cuộc họp với Ủy ban Ngân sách Thượng viện Nhật Bản, Thủ tướng Abe khẳng định: "Việc sử dụng vũ lực trong từng trường hợp cụ thể sẽ được quyết định thông qua đánh giá toàn diện tình hình dựa trên 3 điều kiện mới để thực thi quyền phòng vệ tập thể."
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe
Gần đây, nội các Nhật Bản đã thông qua cách giải thích Hiến pháp mới, theo đó cho phép quân đội Nhật Bản được đưa lực lượng ra nước ngoài để thực thi quyền phòng vệ tập thể và bảo vệ các nước đồng minh, bè bạn.
Tuy nhiên quân đội Nhật Bản chỉ được thực hiện quyền này khi có một cuộc tấn công vũ trang nhắm vào đồng minh "đe dọa sự sống còn của Nhật Bản và gây nguy hiểm tới quyền được sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc cơ bản của người dân."
Nhật Bản cũng có thể thực thi quyền phòng vệ tập thể khi "không còn cách nào khác" để đảm bảo sự sống còn của đất nước và để bảo vệ người dân.
Thủ tướng Abe nhấn mạnh việc sử dụng lực lượng quân sự ở quy mô nhỏ có thể được xem xét trong từng trường hợp, tùy thuộc vào quy mô và loại hình của cuộc tấn công quân sự nhắm vào quốc gia bè bạn.
Một tàu sân bay trực thăng của hải quân Nhật Bản
Ông Abe tuyên bố: "Việc quyền của người dân có bị đe dọa hay không sẽ được chính phủ xem xét, đánh giá một cách khách quan, lý trí bằng việc phân tích các thông tin có được."
Trung Quốc đã rất lo ngại và tỏ thái độ phản đối quyết liệt việc Nhật Bản thay đổi cách giải thích hiến pháp để có thể đưa quân ra nước ngoài.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản lên cao kể từ khi hai nước tranh chấp chủ quyền đối với nhóm đảo Senkaku trên biển Hoa Đông. Hồi năm ngoái, Trung Quốc đã đơn phương tuyên bố thiết lập vùng nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông, bất chấp sự phản đối quyết liệt của Nhật và Mỹ.
Trong thời gian gần đây, Nhật Bản đã tăng cường hợp tác trên lĩnh vực an ninh với các quốc gia Đông Nam Á và Úc nhằm đối phó với các mối đe dọa của Trung Quốc trên biển, giữ gìn hòa bình và ổn định trong khu vực.
Theo Khampha
Nhật sẽ 'đáp trả cứng rắn' nếu Trung Quốc gây rối ở vùng tranh chấp Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera vừa tuyên bố Tokyo sẽ "đáp trả cứng rắn" nếu Trung Quốc gây rối ở vùng biển tranh chấp giữa hai nước, theo tờ The Wall Street Journal. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel (trái) và người đồng cấp Nhật Itsunori Onodera tại Washington ngày 11.7. Ảnh: Reuters Phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu...