“Phép thử” cho nông sản Việt (bài 2): Những đơn hàng trễ hẹn
Năm 2019, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc đạt mức tăng trưởng khá, tăng tới 22% so với năm 2018. Tuy nhiên, dịch viêm phổi do virus Corona đang khiến những đơn hàng trễ hẹn.
Đầu năm đã khó
Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc năm 2019 tương đối khả quan khi tăng trưởng 22% so với năm 2018, trong đó một số sản phẩm có mức tăng trưởng mạnh như: Tôm tăng 17%, cá tra tăng 61,5%; mực và bạch tuộc tăng 16,1%.
Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc năm 2019 tăng trưởng khá. Ảnh: T.L
Đặc biệt, năm 2019, Trung Quốc – Hongkong được coi là điểm sáng, điểm nhấn của bức tranh xuất khẩu (XK) cá tra Việt Nam với tốc độ tăng trưởng dương ổn định, đa dạng sản phẩm XK, nhiều phân khúc. Riêng tháng 12/2019, trong khi hầu hết các thị trường lớn đều có giá trị giảm thì XK cá tra sang thị trường Trung Quốc – Hongkong vẫn đạt gần 74 triệu USD, chiếm hơn 39% tổng XK cá tra và tăng 61,5% so với năm 2018.
Tính cả năm 2019, tổng giá trị XK cá tra sang thị trường này đạt 662,5 triệu USD, tăng 25,3% và chiếm 33% tổng XK cá tra. Khoảng cách về tỷ trọng trong tổng cơ cấu XK cá tra giữa Trung Quốc – Hongkong với các nước đứng sau ngày càng cách xa thêm. Nhiều doanh nghiệp, nhà quản lý đã hy vọng xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc trong năm 2020 sẽ tiếp tục khởi sắc.
Nhưng dịch cúm do virus Corona đang khiến nhiều mục tiêu đặt ra bị ảnh hưởng. Ngay sau khi dịch bùng phát mạnh ở Vũ Hán, nhiều nhà nhập khẩu Trung Quốc đã thông báo cho các doanh nghiệp XK thủy sản của Việt Nam tạm dừng việc giao hàng cho đến hết ngày 9/2/2020 hoặc cho đến khi có thông tin bình thường hóa các hoạt động xuất nhập khẩu từ Chính phủ Trung Quốc.
Video đang HOT
Cùng với đó, việc tạm dừng đường bay, khó khăn trong giao thông giữa hai nước sẽ gây ảnh hưởng lớn đối với hoạt động giao dịch, trao đổi của doanh nghiệp hai nước, đặc biệt đối với các hoạt động vận chuyển hàng hóa nông sản.
Ông Nguyễn Hoài Nam – Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến thủy sản Việt Nam (VASEP) nói: “Hiện nay, tác động hủy đơn hàng với mặt hàng thủy sản do dịch cúm do virus Corona chưa có, nhưng chậm đơn hàng, điều chỉnh đơn hàng đều có. Các đối tác hứa ngày 16/2 mới bắt đầu nhận hàng”.
Cũng theo ông Nam, một số hãng tàu biển lớn ngưng nhận các container hàng chở đi Trung Quốc. Các khách hàng lớn Nhật Bản đề nghị không đưa hàng qua Trung Quốc. Đối với EU, Mỹ, đầu năm họ sang đánh giá nhà máy, thăm nhà máy nhưng hiện nay ngừng hết. Một số khách hàng không sang, nhưng đánh giá từ xa.
Những doanh nghiệp xuất sang Trung Quốc sản lượng lớn, hiện đang tồn kho, chi phí tồn kho lớn, khoảng 0,9 – 1,1USD/pallet. Tại Trung Quốc, những khách hàng bán trực tiếp các nhà hàng, khi các hệ thống nhà hàng ngừng hoặc giảm thì các cửa hàng thực phẩm lớn giảm hoặc ngừng nhập vì không muốn mất chi phí lưu hàng hóa.
Theo nhận định của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), hoạt động xuất nhập khẩu, trong đó có mặt hàng thủy sản chắc chắn sẽ không tránh khỏi ảnh hưởng tiêu cực trong ngắn hạn và trung hạn (có thể từ 6 – 8 tháng) do nhu cầu tiêu thụ giảm.
Giá cua biển giảm 50%
Những tác động của dịch cúm do virus Corona đã tác động ít nhiều đến giá nhiều mặt hàng nông sản. Ngoài dưa hấu, mít Thái, thanh long…, những ngày này, người nông dân nuôi cua biển ở Cà Mau cũng đang đứng ngồi không yên vì mặt hàng này rớt giá mạnh.
Tại huyện Năm Căn (Cà Mau) giá cua biển giảm một nửa so với thời điểm trước Tết. Cụ thể, cua gạch loại ngon nhất giá trước tết là 650.000 đồng/kg, nay giảm còn 320.00 đồng/kg. Cua y loại 1 cũng giảm còn 250.000 đồng, cua y loại 2 giá còn 150.000 đồng/kg.
Anh Trần Văn Tòng (ngụ xã Tạ An Khương, huyện Đầm Dơi), cho biết: “Nhiều thương lái cho hay, từ khi có dịch bệnh, thị trường Trung Quốc không ăn hàng nên giá cua giảm liên tục”.
Trao đổi với chúng tôi, anh Nguyễn Văn Đen – một thương lái thu mua cua ở huyện Đầm Dơi, thông tin: “Cua chủ yếu xuất sang Trung Quốc. Bây giờ thị trường bên đó không nhập nên nhiều thương lái không dám mua nhiều hàng. Hiện tại, mặt hàng cua được tiêu thụ chủ yếu ở nội địa, ở các nhà hàng, quán ăn”.
Ông Châu Công Bằng – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau thừa nhận, giá cua biển các loại giảm mạnh, có nơi thương lái không thu mua vì không có đầu ra. Tỉnh đã chỉ đạo phòng nông nghiệp các địa phương nắm sát tình hình dịch bệnh, nhằm đưa ra khuyến cáo kịp thời cho nông dân. Hiện Sở NNPTNT Cà Mau khuyến cáo người dân chậm thu hoạch cua chờ theo dõi diễn biến của thị trường.
Theo ông Nguyễn Đức Trung – Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản huyện Năm Căn, mỗi vụ cua dao động từ 4-6 tháng, nông dân chủ yếu nuôi theo kiểu gối vụ nên thời điểm nào cũng có cua đến lứa thu hoạch. Khi đó, nông dân bắt buộc phải thu hoạch, nếu không cua sẽ chết hoặc bỏ đi hết.
“Vì thế, nông dân đành chấp nhận bán với giá rẻ, lựa chọn vựa mua giá cao để bán chứ không còn cách nào khác” – ông Trung cho hay.
Theo Danviet
Cà Mau: Yêu cầu kiểm tra toàn bộ tuyến rừng phòng hộ bị chặt phá
Liên quan đến thông tin người dân phản ánh rừng phòng hộ xung yếu thuộc thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Tam Giang 1 (huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau) bị chặt phá nghiêm trọng, ngày 2/12, Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau có văn bản truyền đạt ý kiến Chủ tịch tỉnh này về việc kiểm tra thông tin báo chí phản ánh.
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc Sở NNPTNT kiểm tra, xác minh thông tin báo phản ánh; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định hiện hành; làm rõ trách nhiệm của cá nhân, tập thể trong việc quản lý bảo vệ rừng, để xảy ra mất rừng (nếu có).
Đồng thời, Chủ tịch tỉnh Cà Mau cũng chỉ đạo kiểm tra toàn bộ tuyến rừng phòng hộ ven biển và báo cáo UBND tỉnh trước ngày 10/12.
Như Dân Việt đã thông tin, người dân phản ánh tại tiểu khu 136, thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Tam Giang 1, rừng phòng hộ bị chặt phá nghiêm trọng. Ở những khu vực rừng đước từ 15-20 năm tuổi, lâm tặc chặt phá nhiều hơn. Khu vực đước nhiều tầng tuổi thì lâm tặc chặt theo hình thức đốn tỉa. Tính từ bìa rừng vào, hiện những vạt rừng bị chặt phá vào sâu gần trăm mét. Nhiều khu vực dọc bờ biển, rừng chỉ còn lại gốc, nhánh và đọt nằm ngổn ngang.
Rừng phòng hộ ven biển bị chặt phá nghiêm trọng.
Theo người dân, lâm tặc chặt phá rừng cả ban ngày lẫn ban đêm (đêm sáng trăng), nhiều vuông tôm không người giữ thì trong vòng vài năm cây rừng bị chặt phá nghiêm trọng. Người dân nhiều lần thông tin với cán bộ quản lý chuyện rừng bị chặt phá, tuy nhiên mọi chuyện vẫn như cũ.
Nói về tình trạng chặt phá cây rừng ở tiểu khu 136, ông Trương Việt Bắc - Phó Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tam Giang 1, cho biết: Qua kiểm tra, rà soát sơ bộ thì thấy số lượng cây rừng bị chặt phá khoảng 60 - 70 cây tại khu vực tiểu khu 136. Ở tiểu khu có sai phạm tới đâu thì tiến hành xử lý tới đó.
Cũng theo ông Bắc, đối tượng vi phạm sử dụng phương tiện công suất lớn để vận chuyển, trong khi đơn vị không có phương tiện lớn. Khu vực thuộc quản lý đến hơn 5.000ha chia làm 6 khu, trong khi lực lượng cán bộ hiện nay thiếu.
Nói về vấn đề cây rừng bị chặt phá, ông Trần Văn Thức - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau cho biết: Trước đó Ban Quản lý rừng phòng hộ Tam Giang 1 cũng đã có báo cáo tình hình cây rừng bị chặt phá. Tình trạng này (chặt phá cây rừng - PV) hầu như năm nào cũng có. Người dân lợi dụng sơ hở của cơ quan quản lý để chặt cây ven biển. Tình trạng chặt nhỏ lẻ thì cũng có xảy ra.
Theo Danviet
Cà Mau: Cửa biển vừa nạo vét xong đã bồi lấn Ngư dân Cà Mau phải mời một tàu kéo đậu thường trực ở cửa biển để lai dắt tàu ra vào cho an toàn. Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau vừa có văn bản trả lời phóng viên Pháp Luật TP.HCM về những vấn đề liên quan đến vụ việc ngư dân phản ánh tình trạng dự án cửa biển Khánh Hội (huyện U...