Phép màu vaccine Covid-19
Sau nhiêu thang vât lôn vơi căng thăng va ap lưc, cac nhân viên y tê đon nhân hy vong mơi khi nhận được những mũi tiêm vaccine Covid-19 đầu tiên.
Một tháng sau khi nữ y tá Sandra Lindsay ở New York được tiêm liều vaccine Covid-19 đầu tiên, niềm hi vọng đã lan tỏa nhờ tiến trình triển khai vaccine nhanh chóng. Khoảng 12,3 triệu liều đã được phân phối trên cả nước, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC).
21 triệu nhân viên y tế thuộc nhóm ưu tiên, nhưng nhiều người vẫn chưa được tiêm phòng và một số tỏ ra ngần ngại. Với những người khác, vốn đã đối mặt với mệt mỏi, căng thẳng và hiểm nguy trong suốt một năm qua, vaccine mang đến cảm giác nhẹ nhõm và năng lượng tích cực mới.
Một số thấy tự tin hơn vì giờ đây họ có thể chăm nom cho bệnh nhân tốt hơn. Nhiều người trở nên lạc quan sau thời gian dài trầm cảm và kiệt sức, nhất là khi dịch bệnh đã cướp đi sinh mạng của khoảng hơn 3.000 nhân viên y tế.
Nữ y tá bật khóc khi là người đầu tiên tại bệnh viện của Đại học Temple, Philadelphia, được tiêm vaccine Covid-19. Ảnh: Washington Post .
Cô Danielle Gonzalez, y tá 39 tuổi thuộc khoa điều trị tích cực ở Eugene, Oregon, cho biết: “Đôi khi tôi cảm giác mình là một loại vũ khí sinh học nguy hiểm vậy”. Sau khi tiêm mũi vaccine thứ nhất, Gonzalez như trút được một phần gánh nặng. Với lần tiêm thứ hai, cô bớt đi nỗi lo mình sẽ lây bệnh cho người khác.
Video đang HOT
Vaccine giống như lớp đồ bảo hộ vô hình để cô lại được ôm chặt cha mẹ mình như trước. Họ đều đã trên 65 tuổi thuộc nhóm dễ tổn thương. Trước đại dịch, Gonzalez thường ăn tối cùng cha mẹ một tuần một lần. “Lúc nào cũng vậy, họ luôn ôm tôi như thể đã lâu không gặp. Tôi rất mong chờ ngày ấy”, Gonzalez chia sẻ.
Đối với y tá Jane Tucker, 45 tuổi, tại bệnh viện Colorado Springs, liều vaccine thứ nhất giống như một sự giải thoát. Cô đã có thể đeo khẩu trang y tế N95 khi tiếp xúc với bệnh nhân mắc Covid-19.
Lo ngại bị phơi nhiễm và lây cho hai con nhỏ mắc bệnh tự miễn, cô Tucker từng phải đeo khẩu trang N95 cả ngày, hạn chế uống nước, che kín tóc, dù nơi cô làm việc chỉ có vài người nhiễm nCoV. Cô sợ tiếp xúc gần với đồng nghiệp. “Trải nghiệm giống như ra chiến trường vậy. Bạn phải trang bị áo giáp để chống lại kẻ thù nguy hiểm và thầm lặng”, cô Tucker cho hay.
Thế nhưng, nữ y tá vẫn chưa thấy an tâm. Từng cơn ho hoặc đau họng đều khiến cô lo sợ. Tucker tự hào vì cô là một y tá biết quan tâm, thường ngồi tán gẫu cùng người bệnh, nhưng cô dần rút ngắn thời gian thăm nom để tránh lây nhiễm. Dù biết vaccine không hiệu quả 100%, việc tiêm phòng khiến cô cảm thấy tự do bất ngờ, giúp cô có động lực chăm sóc bệnh nhân tốt hơn.
Nữ y tá Mary Brock, 52 tuổi, bật khóc khi được tiêm vaccine Covid-19 vào ngày 29/12/2020. Trong sự nghiệp dài 32 năm, Brock chưa bao giờ gặp khó khăn như năm 2020. Khi còn làm việc tại phòng khám ở Hartford, Connecticut, cô phải tiếp 40-50 bệnh nhân mỗi ngày. Đa số đến xét nghiệm Covid-19 và có những hôm 40% số bệnh nhân cho kết quả dương tính. Brock đành đặt hi vọng vào chiếc khẩu trang N95 được quyên góp, khi nhiều gia đình nhiễm nCoV đổ xô đến phòng xét nghiệm.
Sự căng thẳng vượt quá sức chịu đựng khiến Brock không thể nhấc mình khỏi giường vào ngày nghỉ. Vào tháng 12/2020, nữ y tá nhận công việc mới ở một bệnh viện nơi cô không còn phải điều trị cho bệnh nhân Covid-19. Tinh thần cô được cải thiện và trở nên tốt hơn từ khi được tiêm vaccine.
“Tôi đang xếp lịch tiêm lần hai và cảm giác thật tuyệt vời. Tôi đã không thể đến nha sĩ hoặc đi cắt tóc vì là người có nguy cơ lây nhiễm cao. Một hai tuần sau khi liều vaccine thứ hai, tôi sẽ có thể thực hiện những kế hoạch của mình”, Brock cho biết.
Trong nhiều tuần, viện dưỡng lão nơi y tá Linda Green, 73 tuổi, làm việc đã trở thành một chiến trường. Những chiếc rèm nhựa được treo lên, ngăn cách những người nhiễm nCoV và người khỏe mạnh. Dịch Covid-19 quét qua cơ sở này ở Maryland, khiến Green càng thêm lo sợ bà sẽ lây bệnh cho người chồng đã 84 tuổi.
Y tá Green được tiêm vaccine Covid-19. Giống như mọi mũi tiêm khác, nó chỉ gây buốt nhẹ trên cánh tay, nhưng tác dụng lên tinh thần thật kinh ngạc. Sau hai tuần, bà cảm thấy hân hoan và nhẹ nhõm khi mường tượng về tương lai sáng lạn hơn cho bản thân và những người bà quan tâm.
Green thông báo cho cháu gái 11 tuổi – người bà chưa được ôm hôn trong suốt năm qua – rằng bà sẽ thu xếp một kỳ nghỉ gia đình. Họ dự kiến khởi động chuyến đi vào tháng 6 nếu điều kiện cho phép. “Hãy hướng về tương lai. Đó là cách chúng tôi đối mặt với đại dịch. Chúng tôi đang nuôi hi vọng”, bà Green nói.
Pfizer chậm bàn giao vaccine, Italy cảnh báo hành động pháp lý
Ngày 19/1, ủy viên đặc biệt phụ trách ứng phó với COVID-19 của Italy Domenico Arcuricho cảnh báo nước này sẽ có hành động pháp lý nhằm vào hãng dược phẩm Pfizer của Mỹ liên quan đến việc chậm bàn giao vaccine ngừa COVID-19.
Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo ông Arcuricho, việc bảo vệ sức khỏe người dân Italy không phải vấn đề có thể thương lượng. Quan chức này cho biết các bộ trưởng và lãnh đạo các vùng đã nhóm họp để cân nhắc biện pháp bảo vệ người dân nước này và nhất trí rằng có hành động pháp lý trong vài ngày tới đối với Pfizer.
Vaccine ngừa COVID-19 do hai hãng Pfizer và BioNTech phát triển trong một thời gian ngắn kỷ lục và đã được đưa vào sản xuất ngay sau khi được Liên minh châu Âu (EU) cấp phép vào cuối tháng 12/2020. Tuy nhiên, ngày 15/1 vừa qua, Pfizer cho biết việc vận chuyển vaccine sẽ bị trì hoãn trong vòng 3 - 4 tuần do tiến độ sản xuất tại nhà máy chính của hãng ở Bỉ. Sau đó, Pfizer và BioNTech thông báo sẽ rút ngắn thời gian chậm giao hàng xuống còn 1 tuần.
Việc trì hoãn này đã gây quan ngại cho các nước châu Âu, trong bối cảnh nhiều nước EU chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19 và Italy là quốc gia bị tác động mạnh nhất.
Theo ông Arcuri, 29% trong số vaccine đã cam kết không được chuyển đến Italy trong tuần này.
Theo thống kê của trang worldmeters.info, đến nay Italy đã ghi nhận 2.400.598 người mắc COVID-19, trong đó có 83.157 ca tử vong. Nước này đã chủng ngừa cho hơn 1,2 triệu người.
Cũng liên quan đến vaccine Pfizer/BioNTech, ngày 19/1, kết quả thử nghiệm trong phòng thí nghiệm được công bố cho thấy vaccine này có khả năng chống lại biến thể mới của virus SARS-CoV-2 xuất hiện ở Anh và hiện đã lây lan khắp thế giới.
Kết quả đáng khích lệ này dựa trên cơ sở phân tích mẫu máu của 16 người đã tiêm vaccine trong các cuộc thử nghiệm lâm sàng trước đó. Những người này được tiếp xúc với một virus nhân tạo, được gọi là virus mô phỏng, có bề mặt protein giống như biến thể được phát hiện tại Anh và 10 đột biến đặc trưng của biến thể này. Kết quả cho thấy kháng thể sản sinh trong máu của các tình nguyện viên đã vô hiệu hóa virus "giả" nói trên với mức độ hiệu quả tương tự như đối với virus SARS-CoV-2.
Tuần trước, Pfizer dẫn kết quả một nghiên cứu tương tự trong phòng thí nghiệm cho thấy vaccine có hiệu quả chống lại một đột biến quan trọng, được gọi là N501Y, được phát hiện ở cả hai biến thể mới có khả năng lây lan nhanh hơn của virus SARS-CoV-2 xuất hiện ở Anh và Nam Phi.
Vaccine Covid-19 thứ hai của Nga 'hiệu quả 100%' Cơ quan giám sát sức khỏe người tiêu dùng Rospotrebnadzor cho biết vaccine EpiVacCorona đạt hiệu quả 100% trong thử nghiệm giai đoạn đầu. Đây là vaccine Covid-19 thứ hai Nga phê duyệt sử dụng, sau Spunik V. Dữ liệu phân tích dựa trên các thử nghiệm giai đoạn một và giai đoạn hai, được công bố trước khi bắt đầu giai đoạn...