Phép màu có hậu đến với cụ ông chụp ảnh dạo Sài Gòn
Trúc Phương sinh ra trong gia đình có điều kiện, sống sung sướng từ bé. Thế nhưng, cô không ngại nắng nôi, khó khăn đi khắp nơi trò chuyện, kêu gọi ủng hộ cho những hoàn cảnh kém may mắn.
Mới đây, Trúc Phương đã chia sẻ về hoàn cảnh của cụ ông chụp ảnh dạo khiến nhiều người cảm động.
Trúc Phương sinh ra trong một gia đình có điều kiện.
Được biết, ông cụ tên Nguyễn Văn Diên (79 tuổi) quê Bình Định có dáng dấp gầy gò, nhỏ bé. Người đàn ông này đã có 30 năm kinh nghiệm trong nghề nên dễ dàng làm hài lòng dù là vị khách khó tính. Cụ Diên có 5 người con nhưng không ai chịu cưu mang nên cụ bỏ vào Sài Gòn được hơn 20 năm. Cụ sống trong một căn nhà nhỏ ở quận 8 và thường xuyên chạy chiếc xe máy cũ từ đường Phạm Thế Hiển (quận 1) đến Bưu điện Thành phố để làm việc.
Cụ đã làm việc ở Sài Gòn hơn 20 năm.
Thường mỗi bức ảnh chụp và rửa, cụ được 20 nghìn đồng. Mỗi ngày túc tắc làm việc, cụ đã có đủ tiền để trả phòng trọ và lo 3 bữa ăn. Tuy nhiên, thời gian gần đây vì dịch nên khách ít hơn hẳn. “Cả ngày hôm qua có 3 tấm được 6 chục nghìn à. Sáng nay nay thì được 1 tấm, chiều đỡ hơn, 5, 6 người gì đó. Mấy ngày trước, có hôm chú ngồi riết mà không ai hỏi, ế khách tới mức ngủ gục luôn ở gốc cây.” – Cụ chia sẻ.
Vì dịch nên công việc của cụ bị ảnh hưởng nhiều.
Thương cảm trước hoàn cảnh của cụ, Trúc Phương đã đến thăm hỏi, tặng quà và đăng câu chuyện lên trang cá nhân để kêu gọi ủng hộ từ cộng đồng. Cô chia sẻ với chúng tôi: “Phương biết đến trường hợp của cụ ông chụp ảnh là nhờ bạn bè tag tên và nhắn tin rất nhiều. Hiện tại, số tiền mà Phương quyên góp cho các trường hợp là 215 triệu đồng. Mình dự định sẽ trích cho ông từ 80 đến 100 triệu đồng tùy vào hoàn cảnh sau khi khảo sát.”
Phương đã kêu gọi quyên góp cho cụ số tiền khá lớn.
Phương cho biết thêm khi trò chuyện với cụ, điều cô thấy cảm phục nhất đó là tinh thần tự lập, dù lớn tuổi nhưng cố gắng mưu sinh bằng chính sức lực. Cô chỉ mong những việc làm của mình sẽ giúp ông không còn đau khổ và có thêm nhiều hy vọng: “Sáng ông đi nhặt ve chai, trưa chiều ông ghé nhà thờ Đức Bà để chụp ảnh.
Điều Phương cảm phục ở cụ đó là dù già yếu nhưng luôn lao động để nuôi sống bản thân.
Vì quá bế tắc nên ông đã đăng bảng bán xe. Nhưng sau khi gặp mình, việc đầu tiên ông quyết định là không bán xe nữa vì chiếc xe gắn bó với ông như người bạn tri kỷ. Có thể thấy được những tia hi vọng đầu tiên đã dần xuất hiện trên gương mặt của ông rồi và cuộc đời này sẽ không còn đau khổ và khó khăn nữa. Có mình và mọi người ở đây rồi, ông hãy cố gắng thêm một chút nữa.”
Video đang HOT
Dòng chữ ngoài cửa của ông khiến nhiều người nghẹn lòng.
Đây không phải trường hợp đầu tiên Trúc Phương giúp đỡ, trước đó rất nhiều những hoàn cảnh khó khăn khác, đều được cô hỗ trợ hết sức có thể. Phương nhận định: “Mình luôn ưu tiên hỗ trợ những người lớn tuổi, vì họ là những người dễ bị tổn thương và yếu đuối nhất trong xã hội này. Mình muốn cho họ một hi vọng, niềm tin rằng cuộc sống này dù có khổ đau, dù có khó khăn, đâu đó vẫn sẽ có người tốt, sẽ có người xuất hiện dang tay giúp đỡ các ông bà. Vì cuộc sống không có hi vọng như cây khô không có nước.”
Phương đã từng giúp đỡ rất nhiều hoàn cảnh khó khăn khác.
Dù có cuộc sống đầy đủ nhưng Trúc Phương lại thấu hiểu với cái khổ của người già, cực kỳ thương những ông bà neo đơn, lang thang bán vé số. Chính vì vậy, cô luôn cố gắng hết sức để có thể giúp đỡ nhiều hơn nữa những mảnh đời bất hạnh.
Cụ ông U80 ở Sài Gòn 30 năm gắn bó với nghề chụp ảnh dạo lấy liền
" Chú chỉ mong 3 ngày đông khách như thế này là đủ tiền trả nợ, không phải bán xe cũng không phải lo đói nữa " - người đàn ông 80 tuổi, làm nghề chụp ảnh dạo lấy liền ở khu vực Nhà thờ Đức Bà vui mừng chia sẻ.
Chú Nguyễn Văn Diên - Người đàn ông cô độc ở Sài Gòn, mưu sinh bằng nghề chụp ảnh dạo lấy liền.
Nửa đời gắn với Sài Gòn và nghề chụp ảnh
Người đàn ông đặc biệt đó là chú Nguyễn Văn Diên (79 tuổi, quê Bình Định). Chú được mọi người biết đến thông qua bài đăng trên mạng xã hội, kể về hoàn cảnh khó khăn của những người lao động tự do giữa mùa dịch.
Trong buổi chiều Sài Gòn nắng gắt sau khi "nổi tiếng", chú Diên không còn cô đơn một mình, thay vào đó là cảnh tất bật với những vị khách mới. Dáng dấp gầy gò của người đàn ông U80, trên tay cầm chiếc máy ảnh có tuổi đời gần 20 năm làm nhiều người ấn tượng. Máy ảnh tuy cũ nhưng với kinh nghiệm hơn 30 năm làm nghề, chú Diên vẫn chinh phục được những khách hàng khó tính nhất.
Người thợ ảnh có hơn 30 kinh nghiệm làm nghề.
Chiếc máy in của chú Diên đã cũ nhưng chất lượng ảnh xuất bản vẫn rất tốt.
Trò chuyện với chúng tôi, chú Diên cho biết bản thân đã sống ở Sài Gòn được hơn 20 năm, trong một căn nhà trọ nhỏ ở quận 8. Dù đã gần 80 tuổi nhưng mỗi ngày, chú vẫn chạy chiếc xe máy cũ, từ đường Phạm Thế Hiển (quận 1) đến Bưu điện Thành phố làm việc. Với mỗi bức ảnh chụp và rửa liền chỉ 20.000 đồng, chú Diên có thể túc tắc đủ tiền trả phòng trọ và lo ăn 3 bữa. Tuy nhiên, thời gian gần đây do ảnh hưởng dịch nên ít khách.
" Cả ngày hôm qua có 3 tấm được 6 chục nghìn à. Sáng nay nay thì được 1 tấm, chiều đỡ hơn, 5, 6 người gì đó. Mấy ngày trước, có hôm chú ngồi riết mà không ai hỏi, ế khách tới mức ngủ gục luôn ở gốc cây " - chú Diên chia sẻ.
Chú Diên bận rộn chụp hình cho khách, bất chấp những kiểu ảnh "khó nhằn".
Chia sẻ thêm, chú Diên tâm sự rằng vì tuổi cao sức yếu nên hiện tại phải uống rất nhiều loại thuốc. Nhìn bên ngoài có vẻ khỏe mạnh nhưng đang mắc bệnh liên quan đến gan, tim, một chân bên trái bị tê cứng và lãng tai. Do tình hình sức khỏe không tốt và vẫn còn vương vấn với nghề nhiếp ảnh nên chú quyết định chọn nó làm kế sinh nhai, tự nuôi sống bản thân trong những ngày cô đơn ở Sài Gòn.
Những tấm hình cũ trong suốt thời gian làm nhiếp ảnh, chú đều cất giữ rất kỹ.
" Chưa bao giờ chú tham của ai một cắc đó con, giúp đỡ cũng nhiều người. Bác sĩ nói, chú dễ bị đột quỵ nên phải giữ sức khỏe nhưng biết làm sao đây. Nhiều khi không làm gì, chú đi ra đi vào rồi nghĩ, rồi cuối đời mình sẽ như thế nào đây? Ai lo cho mình? Thấy người ta có con cái chăm sóc, lo lắng, chú cũng tủi thân. Nhiều khi, chú sợ lắm, có lúc chỉ mong được...ra đi bình yên " - chú Diên xúc động tâm sự. Được biết, chú Diên có 5 người con trai nhưng đã lâu không gặp.
Người đàn ông U80 cặm cụi lồng ảnh vào bao kiếng một cách cẩn thận.
Chú Diên hào hứng khoe thành phẩm vừa chụp.
May mắn, trong những ngày dịch vừa qua, chú Diên được chủ nhà trọ tạo điều kiện nên không phải trả tiền phí thuê phòng.
"Mấy ngày trước toàn ăn khoai, hôm nay mới dám mua một bát phở"
Trong chiều ngày 1/7, sau bài đăng được lan truyền trên mạng xã hội, có khá nhiều bạn trẻ tìm đến chú Diên để chụp hình. Đặc biệt, vài người còn mang tới những phần quà yêu thương, giúp đỡ về mặt vật chất.
Một mạnh thường quân nhờ chú chụp hình, sau đó biếu thêm quà.
Một số người khác xác nhận thông tin, giúp đỡ cho chú Diên.
Phấn khởi vì bỗng nhiên đông khách sau chuỗi ngày dài ế ẩm, chú Diên cho biết chỉ cần 3 ngày có nhiều người đến chụp hình như hiện tại, chắc sẽ không bán xe máy nữa. Được biết, trước đó khi khó khăn, người đàn ông U80 này dự tính sẽ bán xe máy với giá hơn 10 triệu để trả nợ và lo tiền ăn sống qua ngày.
Tâm sự thêm, chú cho biết vì ít tiền nên việc ăn uống cũng hạn chế nhưng vẫn cố gắng đủ 3 bữa để giữ sức khỏe. Chú Diên nói: " Có hôm chú mua 10 ngàn đồng xôi ăn sáng rồi trưa thêm hộp cơm 20 ngàn đồng. Mấy hôm trước nghèo quá còn phải ăn khoai, tối nay chắc mới dám ăn một bát phở ".
Đang dở câu chuyện, chú Diên bỗng nhiên gặp lại người "sếp cũ", từng giúp đỡ khi còn làm ở một tiệm ảnh chuyên chụp sự kiện. Chia sẻ với chúng tôi, chú Đặng Văn Tuấn (53 tuổi) hào hứng về người đồng nghiệp đồng hành gần 10 năm: " Chú với chú Diên quen nhau trước năm 2000, sau đó, mỗi người chuyển sang một hướng hoạt động khác nhau. Ổng quá tuyệt vời. Hiền lành không giành giật hay tranh chấp với bất cứ ai, thánh thiện và đạo đức. Đó, ổng là người như vậy đó ".
Chú Đặng Văn Tuấn tìm đến người bạn cũ nhờ bức hình trên mạng xã hội.
Khoảng 17 giờ 30 phút, do làm việc nhiều nên chú Diên đã thấm mệt và dọn đồ về phòng trọ nghỉ ngơi. Tay vừa gấp gọn chiếc máy in đã cũ, chú vẫn thân thiện trò chuyện. Chú nhấn mạnh trong lời nói: " Thứ nhất là thật thà, thứ 2 đạo đức, thứ 3 trung thành. Các con đi làm ở đâu, làm cái gì thì chỉ cần 3 điểm đó, lúc nào cũng tốt và thành công, từ gia đình cho tới xã hội ".
Chú Diên trò chuyện, tâm sự với mọi người.
Nhiều bạn trẻ tìm đến chú để nghe những câu chuyện hay về đời sống.
Tạm biệt chú khi trời Sài Gòn đã bắt đầu tối, chú Diên leo lên chiếc xe máy cũ, chậm rãi chạy về quận 8. Hình bóng gầy gò của chú thợ ảnh sắp chạm mốc 80 này dần khuất xa về hướng đường Lê Thánh Tôn làm chúng tôi bỗng nhớ tới câu chuyện cụ Ngộ - người viết thư tay cuối cùng ở Sài Gòn. Bưu điện Thành phố đã không còn hình ảnh cụ Ngộ ngồi cặm cụi viết thư tay hộ, nhưng lại được "bù đắp" bằng khoảnh khắc nhiệt huyết chụp hình của chú Diên.
Hi vọng, tấm biển "xe bán" sẽ được chú Diên cất đi.
Mảnh đất Sài Gòn vẫn luôn ẩn chứa những câu chuyện thật đẹp và giàu tính nhân văn khiến người ở hay đi đều luôn nhớ nhung, yêu mến. Còn bạn thì sao? Câu chuyện về người thợ ảnh 30 năm làm nghề, chật vật trong những ngày dịch tới để lại cho bạn những cảm nhận như thế nào? Hãy cùng chia sẻ nhé!
Những nhân vật đặc biệt sẽ xuất hiện trong Việc tử tế tháng 5: Vẽ ước mơ Với chủ đề Vẽ ước mơ, các nhân vật của Việc tử tế tháng 5 gặp nhau ở một tâm nguyện chắp cánh, nuôi dưỡng ước mơ cho những mảnh đời kém may mắn hơn mình. Nhân vật đầu tiên xuất hiện trong số tháng 5 là Nguyễn Đỗ Trúc Phương. Cô sống trong nhung lụa từ bé nhưng Phương luôn đồng cảm...