Phe Trump muốn gửi phiếu đại cử tri ‘tự xưng’ tới quốc hội
Đồng minh của Trump lên kế hoạch gửi phiếu bầu của nhóm “đại cử tri thay thế” ở các bang chiến trường lên quốc hội để đảo ngược kết quả.
“Chúng tôi có thừa thời gian để sửa chữa kết quả cuộc bầu cử gian lận này và chứng nhận Donald Trump là người thắng”, cố vấn Nhà Trắng Stephen Miller tuyên bố trong cuộc phỏng vấn hôm 14/12 với Fox News. “Hôm nay, một nhóm đại cử tri thay thế ở các bang tranh chấp cũng bỏ phiếu và chúng tôi sẽ gửi kết quả đó lên quốc hội”.
Tuyên bố được Miller đưa ra khi các đại cử tri trên khắp nước Mỹ hôm qua bỏ phiếu bầu tổng thống, với kết quả Joe Biden giành 302 phiếu, trở thành Tổng thống thứ 46 của Mỹ. Không đại cử tri nào “bất tuân” và bỏ phiếu trái với kết quả phiếu phổ thông của bang như kỳ vọng của Trump và các đồng minh.
Tuy nhiên, tuyên bố của Miller cho thấy Trump vẫn không từ bỏ nỗ lực đảo ngược kết quả bầu cử và việc gửi phiếu bầu của nhóm “đại cử tri thay thế” tại các bang chiến trường là một phần trong kế hoạch đó.
“Điều này đảm bảo toàn bộ biện pháp pháp lý của chúng tôi vẫn tiếp tục. Nó cũng có nghĩa rằng nếu chúng tôi thắng những vụ kiện tại tòa án, chúng tôi có thể yêu cầu quốc hội công nhận các đại cử tri thay thế này”, Miller nói.
Cố vấn Nhà Trắng Stephen Miller tại thủ đô Washington hôm 20/8. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Chiến dịch Trump cũng đưa ra tuyên bố tương tự trong các đơn kiện lên tòa án gần đây, cho hay họ đã “yêu cầu các đại cử tri của mình ký tên và gửi phiếu bầu tới Washington, nhằm đảm bảo lá phiếu của họ được tính” khi lưỡng viện quốc hội họp vào ngày 6/1. Họ tin rằng những lá phiếu “đại cử tri” này sẽ được quốc hội công nhận nếu có một phán quyết sau này đảo ngược kết quả bầu cử.
Quan chức Cộng hòa tại một số bang cũng xác nhận kế hoạch này, cho biết các đại cử tri ủng hộ Trump đã tự tổ chức họp và lập danh sách của riêng mình. Tại Michigan, giới chức đã phong tỏa tòa nhà nghị viện bang để ngăn các “đại cử tri tự xưng” này vào bỏ phiếu.
Tuy nhiên, các chuyên gia về luật bầu cử cho rằng các “đại cử tri thay thế” mà Miller đề cập chỉ là những “đại cử tri tự xưng” không được luật pháp thừa nhận và sẽ không ảnh hưởng gì tới kết quả bầu cử. Hệ thống bầu cử Mỹ không công nhận đồng thời đại cử tri chính thức và đại cử tri “thay thế”.
Rick Hasen, chuyên gia về luật bầu cử Mỹ, cho biết lá phiếu đại cử tri chính thức chỉ có hiệu lực khi được thống đốc và quan chức phụ trách bầu cử bang ký tên, đóng dấu niêm phong để gửi tới quốc hội. Không có các yếu tố xác thực này, phiếu của nhóm “đại cử tri tự xưng” hoàn toàn vô nghĩa và việc gửi phiếu bầu của họ tới quốc hội cũng không ảnh hưởng kết quả bỏ phiếu của đại cử tri đoàn.
“Tuy nhiên, động thái này cho thấy chiến dịch tái tranh cử của Trump vẫn tiếp tục cố làm suy yếu nhiệm kỳ tổng thống của Biden và hệ thống bầu cử Mỹ”, Hasen nhận định.
Loạt thượng nghị sĩ Cộng hòa hôm qua đã công nhận Biden thắng và Ủy ban Liên hiệp Quốc hội Mỹ về Lễ nhậm chức (JCCIC) cũng thông báo sẽ sớm lên kế hoạch cho lễ nhậm chức của tân tổng thống.
Kết quả bỏ phiếu của đại cử tri đoàn vốn thường mang tính tượng trưng và ít thu hút sự chú ý, nhưng năm nay đã trở nên quan trọng khi Tổng thống Trump quyết không nhận thua. Một nhóm nghị sĩ Cộng hòa, do nghị sĩ Mo Brooks dẫn dắt, cũng đang lên kế hoạch đảo ngược cuộc bầu cử bằng cách thách thức kết quả bỏ phiếu của đại cử tri ở quốc hội.
Cử tri đoàn xác nhận Biden thắng cử, Trump tuyên bố không bỏ cuộc
USA Today cho hay, mặc dù Cử tri đoàn Mỹ xác nhận Biden chiến thắng trong cuộc bầu cử 2020 song ông Trump vẫn không thừa nhận thất bại, tiếp tục chiến đấu.
Hôm 14/12, Trump và phụ tá của mình đã phát đi thông báo "không thừa nhận" kết quả bầu cử, cho rằng cuộc bỏ phiếu của Cử tri đoàn xác nhận chiến thắng của ông Biden sẽ không làm nhụt ý chí của họ dù cơ hội đảo ngược tình thế là rất mong manh.
Vào thời điểm các đại cử tri đang bỏ phiếu, Trump đăng tải tweet, lặp lại một tuyên bố "cho thấy gian lận lớn" trong cuộc bầu cử.
Một số đồng minh trong Quốc hội Mỹ cho biết, họ có kế hoạch phản đối các phiếu đại cử tri của Biden ở các bang quan trọng khi Hạ viện và Thượng viện Mỹ bỏ phiếu để chứng nhận kết quả của Cử tri đoàn vào ngày 6/1.
Ông Trump tuyên bố không bỏ cuộc sau khi Cử tri đoàn xác nhận Biden thắng cử. (Ảnh: AP)
Tuy nhiên, những nghị sĩ này thiếu sự hỗ trợ cần thiết để vô hiệu hóa kết quả bầu cử. Trong khi đó, ngày càng có nhiều nhà lập pháp đảng Cộng hòa bắt đầu thừa nhận Biden là "Tổng thống đắc cử" sau khi ông giành được đa số cử tri đoàn vào hôm 14/12.
Để khẳng định cho quyết tâm tiếp tục chiến đấu, Trump đã đưa ra các dấu hiệu cho thấy ông không có kế hoạch rời Nhà Trắng và nhường chỗ cho Biden khi lễ nhậm chức diễn ra ngày 20/1. Trump cũng đã nói với các trợ lý rằng ông sẽ không bao giờ nhượng bộ, thừa nhận chiến thắng trong cuộc bầu cử với Biden.
Trump đã dành ngày 14/12 tổ chức các cuộc họp kín và đưa ra các tuyên bố trên tweet. Trong suốt cả ngày, các phụ tá Trump đã lên tiếng ủng hộ các thách thức của Trump. "Chúng tôi sẽ không bao giờ đầu hàng" , một văn bản gây quỹ của chiến dịch Trump cho hay.
Trước khi các thành viên của Cử tri đoàn tập trung tại các thủ phủ của các bang trên khắp nước Mỹ, phát biểu trên Fox News, cố vấn cấp cao của Trump - Stephen Miller, tuyên bố những người ủng hộ ở một số bang đang lựa chọn "nhóm đại cử tri thay thế" của riêng họ.
Từ sau Ngày bầu cử, Trump và nhóm của ông đề ra các chiến lược pháp lý và chính trị để lật đổ chiến thắng của Biden ở các bang chiến địa là Pennsylvania, Michigan, Georgia, Arizona, Nevada và Wisconsin.
Đội ngũ của Trump vẫn đang chờ kết quả thụ lý các đơn kiện ở một số bang, nhưng các thẩm phán và quan chức bầu cử đã liên tục bác bỏ cáo buộc gian lận cử tri của họ. Khi các thành viên của Cử tri đoàn họp vào 14/12, Tòa án Tối cao Wisconsin đã bác bỏ vụ kiện của Trump ở bang đó. Tuần trước, Tòa án Tối cao Mỹ đã bác bỏ đơn khiếu nại do những người ủng hộ Trump đệ trình.
Theo dữ liệu sơ bộ từ cuộc bỏ phiếu của đại cử tri hôm 14/12, ông Biden đã giành được 306 đại cử tri, trong khi ông Trump chỉ giành được 232 phiếu. Kết quả bỏ phiếu của đại cử tri là chính thức mà không phải chịu bất kỳ kháng cáo nào. Quốc hội Mỹ sẽ thông qua kết quả bỏ phiếu đại cử tri vào ngày 6/1/2021.
Nghị sĩ rời đảng Cộng hòa để phản đối Trump Paul Mitchell, nghị sĩ Cộng hòa tại Michigan, thông báo rời đảng vì "ghê tởm" những nỗ lực lật ngược kết quả bầu cử của Trump. Hạ nghị sĩ Paul Michell hôm 14/12 cho biết ông cảm thấy "ghê tởm và thất vọng" với những hành động của Tổng thống Mỹ Donald Trump nên đã yêu cầu Thư ký Hạ viện đổi lập...