Phe nổi dậy Syria không đánh mà tự hủy diệt?
Hơn 30 phe nhóm nổi dậy vừa tuyên bố tuyệt giao với lực lượng nổi dậy chính được phương Tây hậu thuẫn. Thông tin này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi 13 nhóm chiến binh, trong đó có những nhóm chiến đấu hiệu quả nhất trong phe nổi dậy, tuyên bố tách ra khỏi lực lượng, thành lập một liên minh mới. Diễn biến liên tiếp này cho thấy, phe nổi dậy đang tự mình tan vỡ, không đánh mà tự diệt.
Tiếp tục “tan đàn xẻ nghé”
Theo một tuyên bố được tung lên mạng Internet ngày hôm qua (27/9), hơn 30 nhóm nổi dậy đã chính thức cắt đứt quan hệ với Liên minh Quốc gia Syria – tổ chức nổi dậy được phương Tây ủng hộ và công nhận là đại diện hợp pháp duy nhất của đất nước Syria.
Trong tuyên bố được sĩ quan nổi dậy Ammar al-Wawi đưa lên mạng, ông này cho biết, lý do hàng loạt nhóm nổi dậy tuyệt giao với Liên minh Quốc gia Syria và cánh quân sự của tổ chức – Hội đồng Quân sự Tối cao là vì “những thất bại thảm hại” của hai lực lượng chính này.
Tuyên bố cho biết, các nhóm nổi dậy rút lại sự ủng hộ cho Liên minh Quốc gia Syria bởi giới lãnh đạo đóng tại nước ngoài của Liên minh Quốc gia Syria hoàn toàn “cách ly khỏi lực lượng cách mạng đang chiến đấu trên chiến trường” và “đang đi lệch hướng khỏi con đường cách mạng”.
Các nhóm nổi dậy trên cũng không quên đổ lỗi cho cộng đồng quốc tế đã thất bại trong việc ngăn chặn “những tội ác chống lại loài người do chính quyền của Tổng thống Assad cùng với các băng nhóm khủng bố từ Iran và Hezbollah gây ra”.
Mặc dù 30 phe nhóm trên đại diện cho con số chiến binh không lớn lắm nhưng việc hàng chục đơn vị nổi dậy từ các khu vực khác nhau trên khắp đất nước tự mình tách ra khỏi Liên minh Quốc gia Syria và Hội đồng Quân sự Tối cao đã chứng minh một thực tế rằng, phe nổi dậy ngày càng suy yếu. Diễn biến này cũng làm phương hại thêm nữa cho các nỗ lực của phương Tây trong việc dựng lên một lực lượng thay thế cho chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad.
Nội bộ phe nổi dậy Syria trong suốt cuộc nội chiến kéo dài hơn 2,5 năm qua luôn chứng kiến những mâu thuẫn, chia rẽ sâu sắc. Thậm chí, đã không ít lần các phe nhóm trong lực lượng này đấu đá nội bộ đến mức lao vào xâu xé nhau. Tình trạng “huynh đệ tương tàn” được thấy rõ nhất giữa các nhóm nổi dậy Hồi giáo cực đoan có sức mạnh chiến đấu lớn và những nhóm theo đường lối ôn hòa.
Video đang HOT
Hồi đầu tuần này, 13 nhóm nổi dậy, trong đó có những thành phần có ảnh hưởng nhất và lớn nhất, bao gồm tổ chức Mặt trận Nusra có liên quan đến Al-Qaeda, đã tuyên bố tách ra khỏi liên minh nổi dậy được phương Tây hậu thuẫn và thành lập môt liên minh mới trong khuôn khổ của đạo Hồi. Đây được xem là khởi đầu của tiến trình “không đánh mà tự diệt” của phe nổi dậy.
Những nhóm vừa cắt đứt quan hệ với lực lượng nổi dậy chính ngày hôm qua được xem là tương đối nhỏ hơn và ít ảnh hưởng hơn so với 13 nhóm đầu tiên.
Syria chật vật tìm kiếm sự ủng hộ
Với tình trạng “chia năm xẻ bảy” cùng với nguồn cung cấp vũ khí chậm và ít, phe nổi dậy đang thực sự rơi vào khó khăn.
Dù phe nổi dậy đã nhận được sự tái khẳng định về cam kết ủng hộ từ các nước phương Tây trong cuộc họp tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tuần này nhưng sức mạnh của phe nổi dậy không vì thế mà tăng lên được. Thay vào đó, phe nổi dậy Syria dường như đang bị gạt ra ngoài lề.
Sau nhiều tuần thể hiện sự tức giận và thất vọng tràn trề trước việc cộng đồng quốc tế không đánh Syria mà quay sang tập trung vào đàm phán một thỏa thuận nhằm hủy bỏ kho vũ khí hóa học của chính quyền Assad, Liên minh Quốc gia Syria hy vọng sẽ tận dụng được cơ hội trong cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lần này để thúc đẩy sự nghiệp của họ.
“Chúng tôi đến Liên Hợp Quốc để cho cộng đồng quốc tế thấy sự thất vọng của nhân dân Syria trước thất bại của họ và việc họ đã từ bỏ các nghĩa vụ về mặt đạo đức, chính trị và luật pháp đối với một dân tộc đang bị tàn sát hàng ngày”, Chủ tịch Liên minh Quốc gia Syria – ông Ahmed Jarba cho biết tại một cuộc họp báo ngày hôm qua (27/9).
Bất chấp một loạt những cuộc họp song phương diễn ra tuần này, trong đó có cuộc họp đầu tiên giữa Liên minh Quốc gia Syria với đặc phái viên quốc tế Lakhdar Brahimi, mọi nỗ lực của phe nổi dậy gần như bị che khuất hoàn toàn bởi những tin tức về việc hàng loạt phe nhóm trong nội bộ lực lượng này đang tách ra, lập liên minh mới.
Tình trạng trên đặt các cường quốc phương Tây vào tình thế khó xử. Trong cả tuần qua, giới chức phương Tây ở New York luôn tìm cách lẩn tránh câu hỏi về tình trạng “tan đàn xẻ nghé” trong nội bộ phe nổi dậy.
Trên thực tế, phương Tây do Mỹ đứng đầu đã hiểu rõ bản chất mâu thuẫn, chia rẽ trong nội bộ phe nổi dậy cùng với ảnh hưởng ngày càng gia tăng của lực lượng chiến binh Hồi giáo cực đoan. Đây là một trong những lý do quan trọng nhất khiến các cường quốc phương Tây “đau đầu” trong việc tìm câu trả lời cho câu hỏi có nên hậu thuẫn cho phe nổi dậy hay không.
Phương Tây lo sợ viễn cảnh khủng khiếp về việc họ giúp đỡ cho lực lượng Hồi giáo cực đoan lên nắm quyền ở đất nước Syria . Chính vì vậy, trong suốt thời gian qua, các cường quốc này tỏ ra không mấy mặn mà trong việc cung cấp những sự giúp đỡ thực sự có ảnh hưởng đến kết quả trên chiến trường cho phe nổi dậy.
Theo_VnMedia
Syria: Quân nổi dậy đã bỏ lỡ thời cơ vàng
Quân nổi dậy ở Syria đã bỏ lỡ thời cơ vàng để giành ưu thế trên chiến trường khi Mỹ rục rịch đánh Syria.
Các chuyên gia phân tích quân sự Mỹ cho rằng lực lượng nổi dậy chiến đấu chống lại quân đội chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã bỏ lỡ "thời cơ vàng" chiến lược trên chiến trường khi quân đội chính phủ phải sơ tán lực lượng để chuẩn bị đối phó với cuộc tập kích đường không của Mỹ.
Các chuyên gia quân sự cho rằng việc quân đội chính phủ phải phân tán binh lực đã tạo ra cơ hội ngàn năm có một cho phe nổi dậy mở những đợt tấn công hiệu quả, và việc lực lượng nổi dậy không nắm bắt được cơ hội này cho thấy tình trạng thiếu khả năng lãnh đạo và điều phối trong phe nổi dậy. Đây cũng là những vấn đề trầm kha của phe nổi dậy Syria kể từ khi họ bắt đầu đứng lên chống lại quân đội chính phủ cách đây 2 năm rưỡi.
Một chiến binh phe nổi dậy ở Syria
Cách đây không lâu, khi cuộc khủng hoảng vũ khí hóa học ở Syria căng thẳng đến mức mọi người đềutin rằng cuộc tấn công quân sự của Mỹ vào Syria là không thể tránh khỏi, các đơn vị quân đội trọng yếu của Syria đã phải rời bỏ doanh trại và sơ tán vào các khu dân cư, trường học và bệnh viện. Họ phân tán binh lực như vậy để tránh bị tổn thất nặng nề do tên lửa hành trình của Mỹ vốn có độ chính xác rất cao và khả năng hủy diệt rất lớn.
Tuy tình hình cực kỳ thuận lợi như vậy nhưng phe nổi dậy ở Syria không hề có một động thái phản ứng lớn nào.
Chuyên gia Aram Nerguizian thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Mỹ nhận định: "Một trong những vấn đề của phe đối lập ở Syria là hệ thống chỉ huy. Nếu bạn có 4 lữ đoàn quân nổi dậy, trên giấy tờ bạn có trong tay từ 100.000 đến 120.000 quân. Tuy nhiên lực lượng này lại có hệ thống chỉ huy và liên lạc y như thời Thế Chiến 1."
Theo ông Nerguizian, vấn đề thứ hai mà phe đối lâp Syria gặp phải là mặc dù họ có nguồn nhân lực nhưng họ không có hệ thống chỉ huy thống nhất để thực hiện các cuộc tấn công quy mô lớn bằng bộ binh.
Để chứng minh cho nhận định của mình, ông Nerguizian chỉ ra rằng các đơn vị đồn trú của quân đội Syria bên trong lãnh thổ của phe đối lập với lực lượng chỉ vài trăm người nhưng có thể trụ vững và đánh bại các đợt tấn công của lực lượng đối lập có quân số đông hơn rất nhiều.
Một ví dụ khác là quân nổi dậy Syria phải mất nhiều tháng trời, thậm chí nhiều năm mới chiếm được những mục tiêu có giá trị cao ở khu vực mà học chiếm đóng ở phía bắc, chẳng hạn như căn cứ không quân Menagh gần Aleppo, thế nhưng lại mất mục tiêu này chỉ trong một thời gian ngắn ngủi.
Xe tăng quân đội chính phủ Syria tiến vào Qusair do quân nổi dậy chiếm giữ hồi tháng 6
Sau khi được bổ nhiệm làm chỉ huy cái gọi là Bộ tư lệnh Tối cao của quân nổi dậy hồi đầu năm, tướng Salim Idriss, một vị tướng đào ngũ từ quân đội Syria đã thừa nhận rằng ông sẽ phải đối mặt với những vấn đề trong việc hình thành một hệ thống chỉ huy có khả năng chỉ đạo được các lữ đoàn của Quân đội Syria Tự do (FSA), trong khi các chỉ huy của lực lượng này vốn có truyền thống hoạt động độc lập.
Đối với phe nổi dậy Syria, để thực hiện được một vụ tấn công với sự tham gia của nhiều lữ đoàn, họ phải mất nhiều ngày đàm phán, đặc biệt là khi có sự tham gia của các đơn vị thánh chiến như al-Qaida.
Ông Nerguizian nhấn mạnh: "Phe nổi dậy đã quay lại với chiến thuật tiêu hao mạnh ai nấy đánh của mình với hy vọng rằng những thiệt hại lẻ tẻ này sẽ làm nhụt nhuệ khí của lực lượng quân đội Assad."
Theo các chuyên gia quân sự, tình hình còn tệ hại hơn khi ngay trong nội bộ của phe nổi dậy, việc đấu đá lẫn nhau giữa những chiến binh thánh chiến và các đơn vị FSA do phương Tây hậu thuẫn ngày càng gia tăng, đỉnh điểm là việc các chiến binh al Qaida sát hại 3 chỉ huy FSA ở Latakia và Idlib.
Ngoài ra, chuyên gia Yezid Sayigh thuộc Trung tâm Trung Đông Carnegie cũng nhấn mạnh rằng phe nổi dậy đã không xây dựng được một chiến lược chính trị có thể thuyết phục được những người ủng hộ ông Assad thay đổi lập trường hay thúc đẩy đàm phán hòa bình.
Ông Sayigh nói: "Phe nổi dậy đã thiếu sự lãnh đạo chính trị ngay từ đầu. Đôi khi sự thiếu thống nhất trong phe nổi dậy bị phương Tây nói vống lên để lấp liếm cho sự thiếu hụt một chiến lược chính trị rõ ràng nhằm đạt tới mục đích cuối cùng."
Theo khampha
Lộ video phe nổi dậy Syria hành quyết các binh sĩ chính phủ Tờ New York Times đã công bố một đoạn video ghi lại cảnh các thành viên phe nổi dậy Syria bắn giết các binh sĩ chính phủ theo kiểu hành hình. Các binh sĩ Syria nằm úp mặt xuống đất ngay trước khi bị hành quyết. Đoạn video, được tờ New York Times công bố ngày 5/9, cho thấy các phần tử nội...