Phe nổi dậy Syria đang sử dụng vũ khí hạng nặng của Mỹ?
Các đoạn video truyền tải trên mạng internet cho thấy các chiến binh thuộc phe nổi dậy Syria sử dụng tên lửa chống tăng được cho là của Mỹ. Đây là lần đầu tiên loại vũ khí hạng nặng do Mỹ sản xuất này xuất hiện tại cuộc nội chiến Syria, Reuters dẫn lời các chuyên gia vũ khí ngày 16.4.
Các tay súng thuộc phe nổi dậy tại Syria – Ảnh: Reuters
Các chuyên gia này cảnh báo đây là những dấu hiệu cho thấy cuộc nội chiến Syria vẫn đang tiếp tục bị quốc tế hóa. Theo các chuyên gia, tên lửa Nga và máy bay không người lái Iran cũng được đang sử dụng bởi lực lượng quân đội trung thành với Tổng thống Syria Bashar al Assad.
Reuters cho biết hiện không thể xác định được tính xác thực của các đoạn video cho thấy phe nổi dậy Syria dùng tên lửa chống tăng BGM-71 TOW do Mỹ sản xuất, hoặc xác định được nguồn cung cấp vũ khí này cho phe nổi dậy.
Một số nhà phân tích phỏng đoán Ả Rập Xê Út, một đồng minh của Mỹ, có thể là quốc gia đã tuồn loại vũ khí này sang Syria với sự đồng ý ngầm từ Washington.
Video đang HOT
Các quan chức Mỹ từ chối bình luận về các đoạn video nói trên, theo Reuters.
Phát ngôn viên Ủy ban An ninh Quốc gia Mỹ Bernadette Meehan xác nhận chính quyền Obama đang viện trợ cho phe nổi dậy tại Syria, nhưng từ chối cho biết danh mục viện trợ.
Các chuyên gia cho biết, mặc dù số lượng tên lửa chống tăng Mỹ được phát hiện ở Syria vẫn còn nhỏ lẻ, nhưng đang có ngày càng nhiều bản tin nói về sự hiện diện của chúng.
Harakat Hazm, nhóm quân nổi dậy sử dụng tên lửa Mỹ trong các đoạn video trực tuyến, đã từ chối bình luận về điều này, Reuters cho hay.
Một nhà hoạt động đối lập tại vùng đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, người từng là thành viên của Harakat Hazm, khẳng định với hãng tin Reuters rằng nhóm Harakat Hazm được Mỹ cung cấp tên lửa.
Người này, tự xưng là Samer Muhammad, cho biết Harakat Hazm đã nhận được 10 tên lửa chống tăng TOW hồi đầu tháng 4 tại một địa điểm gần Aleppo và Idlib, 2 thành phố Syria ngằm gần biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ.
Harakat Hazm đã dùng 5 trong số 10 tên lửa nói trên để tiêu diệt 4 xe tăng và đã giành thắng lợi trong một cuộc chiến ở ngoại ô Idlib, theo nguồn tin của Reuters.
Theo TNO
Khủng hoảng Ukraine: "Máu lại đổ, nội chiến ngày càng gần"
"Máu lại đổ ở Ukraine. Đất nước này đang trên bờ vực của một cuộc nội chiến", Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã viết cảnh báo này trên Facebook của ông hôm 15/4.
Theo hãng tin RIA Novosti, ông Medvedev đã viết thêm: "Đây là một thảm kịch lớn" và rằng các nhà lãnh đạo mới của Ukraine đã thất bại trong việc duy trì luật pháp và trật tự của đất nước này.
Máu lại tiếp tục đổ tại Ukraine.
"Các nhà lãnh đạo bất hợp pháp hy vọng sẽ khôi phục lại được trật tự, cái mà họ đã bất chấp đạo lý để phá hủy, lên nắm quyền sau một cuộc đảo chính". Ông cho rằng các nhà chức trách mới ở Ukraine đã "rơi vào cái bẫy của chính mình".
Ông viết thêm: "Hành động đã dẫn đến phản ứng. Một tội ác chống lại nhà nước đã gây ra các cuộc biểu tình ở những khu vực này. Đó là một phản ứng dây chuyền của các sự kiện, chính trị và kinh tế".
"Hỗn loạn đã lấp đầy những khoảng trống chính trị", ông nói thêm.
Hôm 14/4, Tổng thống lâm thời Ukraine Oleksandr Turchynov tuyên bố đã bắt đầu chiến dịch trấn áp quy mô lớn người biểu tình ở phía đông Ukraine, có sự tham gia của các lực lượng quân sự.
Theo ông Turchinov, mục đích của hành động trên là nhằm "chống khủng bố" và ngăn chặn những nỗ lực nhằm chia rẽ Ukraine để bảo vệ các công dân Ukaine.
Trong khi đó, Nga cảnh báo rằng nếu Kiev sử dụng vũ lực chống lại người biểu tình ở đông Ukraine, thì sẽ gây tổn hại đến nỗ lực nhằm tổ chức hội nghị đa phương, gồm Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Nga và Ukraine để giải quyết cuộc khủng hiện nay tại Ukraine.
Tổng thống Turchinov cũng đề xuất tiến hành chiến dịch chống khủng bố chung với lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc. Nhiệm vụ này cần được Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov lại cho rằng đề xuất này "hoàn toàn không thể chấp nhận được". Do đó điều này khó có thể xảy ra vì Nga có quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an Liên hiệp Quốc.
Theo Infonet
Phương Tây phải chịu trách nhiệm về nội chiến Ukraine Theo đài Tiếng nói nước Nga, với sự đồng lõa của Mỹ và EU, chính quyền ở Kiev bắt đầu hành động quân sự ở miền đông Ukraine. Đài Tiếng nói nước Nga khẳng định phương Tây phải chịu trách nhiệm về cuộc nội chiến ở Ukraina. Đại sứ Nga tại LHQ Vitaly Churkin cảnh cáo Kiev về leo thang bạo lực. Tại...