Phe nổi dậy muốn lập vùng cấm bay ở Syria
Một quan chức Bộ Ngoại giao Nga cho biết, Nga thất vọng vì lực lượng nổi dậy ở Syria rút lui khỏi hiệp định ngừng bắn – 1 phần trong kế hoạch của Liên Hợp Quốc.
“Đây thực sự là một quyết định đáng buồn và gây thất vọng”- Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Mikhail Bogdanov nói.
Ông cũng đề cập đến việc Nga đang chờ đón đoàn đại biểu của Bộ Ngoại giao Mỹ đến Nga vào cuối tuần này để cùng giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị đang diễn ra tại Syria.
Người phát ngôn của Quân đội Syria Tự do đã nói với Reuter rằng, họ đã rút khỏi hiệp định ngừng bắn nằm trong kế hoạch hoà bình 6 điểm mà đặc phái viên Liên Hợp Quốc Kofi Annan đề xuất, và bắt đầu tấn công quân chính phủ để “bảo vệ người dân”.
Người phát ngôn của lực lượng nổi dậy cũng kêu gọi nhóm quan sát viên của Liên Hợp Quốc hãy thực hiện sứ mệnh “lập lại hoà bình” tại Syria.
Ông này cũng cho biết lực lượng nổi dậy sẽ hoan nghênh việc cộng đồng quốc tế đặt vùng cấm bay và vùng đệm quanh lãnh thổ nước này.
Tổng thư kí Liêp Hợp Quốc Ban Ki-moon nhắc lại rằng kế hoạch của ông Annan vẫn là trọng tâm trong nỗ lực chấm dứt 15 tháng hỗn loạn tại Syria.
Liêp Hợp Quốc đã cử 300 quan sát viên đến Syria để quan sát việc thực thi kế hoạch ngừng bắn kể từ khi nó được đưa vào áp dụng hồi tháng 4/2012.
Video đang HOT
Lực lượng nổi dậy Syria.
Trong hội nghị thượng đỉnh mới diễn ra tại St Peterburg, cả Liên minh Châu Âu và Nga đều đồng tình rằng kế hoạch của ông Kofi Annan vẫn là sự lựa chọn tốt nhất nhằm chấm dứt tình trạng bạo lực đang leo thang tại Syria.
Hội nghị thượng đỉnh St Peterburg diễn ra chỉ một ngày sau khi tổng thống Syria Basha al-Assad phủ nhận việc quân đội chính phủ có liên quan đến cuộc thảm sát tại một ngôi làng ở Houla hôm 25/5 làm hơn 100 người thiệt mạng, trong đó có cả trẻ em.
Ông Assad cho rằng cuộc thảm sát là một trong những tội ác đáng ghê tởm mà ngay cả những tên khủng bố cũng còn phải đắn đo.
Liên Hợp Quốc, dẫn lời của nhiều nhân chứng thì cho rằng những chiến binh ủng hộ Assad là những người chịu trách nhiệm chính trong vụ thảm sát này. Nga đã cực lực lên án Syria về vụ thảm sát lần này, nhưng cũng nhấn mạnh rằng không nên bỏ qua việc lực lượng nổi dậy mới là người đã thực hiện phần lớn các vụ giết chóc nhằm gây chú ý trước thềm chuyến thăm của Annan tới Syria.
Syria tuyên bố họ có thể sẽ trục xuất đại sứ quán một số nước phương Tây, trong đó có Mỹ, Anh và Pháp. Động thái này là nhằm trả đũa việc các đặc phái viên của Syria tại các nước phương Tây bị trục xuất sau vụ thảm sát tại Houla.
Kremlin đang chịu sức ép của cộng đồng quốc tế nhằm áp dụng các biện pháp mạnh tay hơn đối với chính quyền Assad.
Nga đã phủ nhận việc mình đang bảo vệ tổng thống Assad hay việc Nga đang có những lợi ích đặc biệt nào đó tại quốc gia này. Tuy nhiên Nga và Trung Quốc đã 2 lần dùng quyền phủ quyết của mình để huỷ bỏ những nghị quyết nhằm chống lại Syria của Liên Hợp Quốc.
Moscow vẫn ủng hộ các kế hoạch của ông Annan, với việc kêu gọi rút các vũ khí hạng nặng ra khỏi khu vực thành thị và thực hiện lệnh ngừng bắn nhằm chấm dứt tình trạng bạo lực kéo dài suốt 15 tháng qua.
Trong một bài báo trước thềm bầu cử, thủ tướng Nga bấy giờ là Vladimir Putin đã viết: “Nga sẽ không cho phép để xảy ra một kịch bản tương tự như ở Lybia”.
Trong cuộc bỏ phiếu thông qua nghị quyết đồng ý cho NATO thực hiện các cuộc không kích chống lại lực lượng của nhà lãnh đạo Gaddafi tại Hội đồng Bản an Liên Hợp Quốc, tháng 3/2011, Nga đã bỏ phiếu trắng. Cuối cùng, vị tổng thống này vãn bị chết trong tay quân nổi dậy.
Liên Hợp Quốc cho biết, có khoảng 9.000 người thiệt mạng kể từ khi cuộc nổi dậy chống lại tổng thống Assad nổ ra vào năm 2011.
Theo Báo Đất Việt
Các nước Arập có thể lập vùng cấm bay tại Syria
Nhật báo "Al Rai" của Kuwait dẫn các nguồn tin cấp cao châu Âu cho biết máy bay chiến đấu của các nước Arập và có thể của cả Thổ Nhĩ Kỳ, với sự hậu thuẫn của Mỹ, sẽ thiết lập một vùng cấm bay trên bầu trời Syria, sau khi Liên đoàn Arập (AL) ra quyết định kêu gọi bảo vệ thường dân Syria theo hiến chương của tổ chức này.
Bản đồ Syria (Nguồn: Lonely Planet)
Trong khi đó, Syria cho biết Nga đã điều tàu chiến đến vùng biển nước này để ngăn chặn các cuộc can thiệp quân sự chống chính quyền Damascus.
Các nguồn tin cho biết, quyết định thiết lập vùng cấm bay sẽ bao gồm cấm hoạt động của các xe cơ giới quân sự Syria, trong đó có xe tăng, xe chở lính và pháo binh, nhằm hạn chế hoạt động của các lực lượng ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad và làm tê liệt khả năng những lực lượng này bắn phá các thành phố. Các nguồn tin châu Âu cho rằng lệnh cấm bay có thể sẽ khiến các lực lượng chính quyền Syria bị tê liệt "trong vòng chưa đầy 24 giờ".
Trong khi đó, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã bác bỏ thông tin sẽ tiến hành tấn công vào lãnh thổ Syria, trong đó có khu vực sát biên giới nước này, để thiết lập "vùng đệm" nhằm bảo vệ người dân lánh nạn.
Các nguồn tin Arập ngày 22/11 nhận định chính sách ngoại giao dựa trên đe dọa vũ lực đã đột ngột tăng mạnh ở Địa Trung Hải và Vịnh Persia, với việc Nga điều tàu chiến tới vùng biển ngoài khơi Syria trong khi Mỹ đưa tàu sân bay tới vùng biển gần Iran.
Theo báo chí Syria, 3 tàu chiến của Nga đã vào hải phận nước này, ở bên ngoài cảng Tartus. Những tàu này sẽ không đậu ở cảng của Syria mà hoạt động dọc theo bờ biển nước này để chống lại bất kỳ cuộc can thiệp nào của nước ngoài vào bất ổn ở Syria. Theo các nguồn tin Arập, ít nhất hai tàu trong nhóm này được trang bị để thu thập tin tức tình báo và chiến tranh điện tử./.
Theo TTXVN
Kêu gọi thiết lập vùng cấm bay tại miền Bắc Syria Nhật báo Sabah thân Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ số ra ngày 17/11 đưa tin Hội đồng Dân tộc Syria (SNC) đối lập cùng lực lượng Anh em Hồi giáo nước này đã kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ thiết lập một vùng cấm bay, giống như từng áp đặt với Libya, tại khu vực miền Bắc Syria, nơi đang xảy ra các vụ...