Phe ly khai tại Ukraine kêu gọi ngừng bắn, xin viện trợ
Các tay súng ly khai tại miền Đông Ukraine ngày 9/8 đã lên tiếng kêu gọi ngừng bắn để tránh “một thảm họa nhân đạo”, trong bối cảnh lực lượng chính phủ Ukraine đang xiết chặt vòng vây quanh thành trì Donetsk với những cuộc pháo kích liên tục.
Quân đội chính phủ Ukraine đang xiết chặt vòng vây tại miền Đông
Đến nay vẫn chưa có phản ứng nào từ chính phủ Ukraine trước đề nghị ngừng bắn của phe ly khai. Những tuần qua, quân đội chính phủ đã có những bước tiến vững chắc tại miền Đông
“Chúng tôi sẵn sàng ngừng bắn để ngăn ngừa sự lan rộng của một thảm họa nhân đạo quy mô lớn tại Donbass (Đông Ukraine”, Aleksandr Zakharchenko, thủ tướng của nước cộng hòa nhân dân Donetsk tự phong khẳng định trên trang web của những người ly khai.
Hiện chưa rõ động cơ của đề nghị ngừng bắn trên là gì, nhưng theo hãng tin AP, nó có thể nhằm gia tăng áp lực lên Ukraine trong việc cho phép Nga thực hiện cứu trợ.
Nga những tuần qua vẫn liên tục kêu gọi cử một phái đoàn nhân đạo vào Đông Ukraine, tuy nhiên Kiev và phương Tây cho rằng đó chỉ là một cái cớ để Mátxcơva đưa lực lượng vào Đông Ukraine. NATO cáo buộc 20.000 binh sỹ Nga đã tập hợp gần biên giới Ukraine, nhưng Nga phủ nhận thông tin này.
Trong ngày thứ Bảy, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko ra thông báo khẳng định nước này sẵn sàng tiếp nhận viện trợ nhân đạo cho người dân Đông Ukraine. Nhưng ông khẳng định, hàng hóa cứu trợ phải được đưa vào mà không có lực lượng quân sự áp tải, được kiểm tra tại các chốt kiểm soát biên giới do Ukraine kiểm soát, và phải mang tính quốc tế.
Video đang HOT
Poroshenko cho biết ông và thủ tướng Đức Angela Merkel đã thảo luận về sự tham gia của Đức trong một sứ mệnh như vậy.
Tại Washington, Nhà Trắng khẳng định Tổng thống Barack Obama và bà Merkel đã nhất trí rằng bất kỳ sự an thiệp nào của Nga vào Ukraine đều là không thể chấp nhận được, và sẽ vi phạm luật pháp quốc tế.
Trong hôm qua, đạn pháo tiếp tục vang dội khắp Donetsk, nơi từng có khoảng 1 triệu người sinh sống, nhưng khoảng 300.000 người đã tháo chạy vì lo sợ bạo lực.
“Tình hình đang xấu đi từng giờ”, người phát ngôn hội đồng thành phố Donetsk Maxim Rovinsky cho biết.
Ít nhất một người đã thiệt mạng và 18 người khác bị thường trong các vụ pháo kích bắn trúng một khu trung cư gồm 30 căn hộ hôm thứ Bảy. Hiện khoảng 2000 ngôi nhà đang phải sống trong cảnh mất điện.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ AP
Mỹ lại "dằn mặt" Nga về vấn đề Ukraine
Mỹ hôm qua (8/8) đã lên tiếng cảnh báo Nga rằng, bất kỳ hành động can thiệp nào thêm nữa của Nga vào Ukraine, bao gồm cả hành động dưới "vỏ bọc" của việc cung cấp hàng viện trợ nhân đạo, đều được coi là "một hành động xâm lược Ukraine".
Đại sứ Mỹ Samantha Power
Đại sứ Mỹ Samantha Power đã đưa ra lời cảnh báo trên tại một cuộc họp của Hội đồng An ninh về tình hình nhân quyền ở miền đông Ukraine. Đây là nơi quân chính phủ Kiev đang chiến đấu chống lại lực lượng ly khai ủng hộ Nga. Phương Tây và chính phủ Kiev gần đây cáo buộc Moscow đang dồn khoảng 2 vạn quân đến khu vực biên giới để sẵn sàng cho một "cuộc xâm lược" dù lâu nay Nga liên tục tuyên bố không có ý định can thiệp quân sự vào cuộc khủng hoảng ở nước láng giềng.
Đại sứ Power cho rằng, Nga không chỉ tăng viện trợ cho lực lượng ly khai mà còn dồn "ngày càng nhiều" quân và vũ khí hạng nặng đến gần khu vực biên giới, khai hỏa một cuộc tập trận quân sự rầm rộ trong tuần này đồng thời bắn pháo từ lãnh thổ của mình vào nước láng giềng Ukraine Ukraine.
Bà Power cho biết, Nga đã đề xuất thiết lập "các hành lang nhân đạo" để cung cấp viện trợ cho lực lượng ly khai. "Tình hình nhân đạo cần được giải quyết, những không phải bởi những người đã gây ra nó", bà Đại sứ Mỹ cáo buộc, ám chỉ đến Nga.
Nữ Đại sứ Power hoan nghênh chính phủ Kiev tạo các hành lang nhân đạo để đưa viện trợ vào những khu vực nằm trong quyền kiếm soát của lực lượng ly khai đồng thời cho phép người dân sơ tán khỏi những nơi đang chìm trong chiến sự nóng bỏng này. Theo bà Power, nếu Moscow muốn gửi viện trợ đến cho lực lượng ly khai, nước này nên thông qua các tổ chức viện trợ quốc tế trung gian, trong đó có Ủy ban Quốc tế của Hội Chữ Thập Đỏ.
"Vì thế, bất kỳ sự can thiệp đơn phương nào của Nga vào lãnh thổ Ukraine, trong đó có cả hành động dưới vỏ bọc của việc cung cấp viện trợ nhân đạo, đều hoàn toàn không thể chấp nhận được và cực kỳ đáng báo động. Điều đó sẽ được xem là một hành động xâm lược nhằm vào Ukraine", bà Power cảnh báo.
Tại một cuộc họp của hội đồng khẩn cấp về viện trợ nhân đạo cho Ukraine do Nga triệu tập hồi đầu tuần, Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc - ông Vitaly Churkin đã miêu tả tình hình ở phía đông Ukraine hiện nay, đặc biệt ở hai khu vực nằm trong quyền kiểm soát của lực lượng ly khai là Luhansk và Donetsk, là "thảm họa" đông thời cho biết Moscow muốn đưa một phái đoàn nhân đạo vào hai khu vực này dưới sự giám sát của Ủy ban Chữ Thập đỏ quốc tế.
Đại sứ Anh tại Liên Hợp Quốc - ông Mark Lyall Grant hôm qua (8/8) cáo buộcNga tiếp tục "đổ dầu vào lửa một cách bất cẩn" trong cuộc xung đột hiện nay ở Ukraine bằng cách dồn thêm quân và vũ khí đến khu vực biên giới và "hiện tại chúng tôi nghe thấy rằng Nga đang sẵn sàng can thiệp vào dựa trên cái cớ nhân đạo để làm dịu nỗi đau mà họ đã tạo ra".
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đã bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về tình hình nhân đạo ngày một xấu đi ở các khu vực phía đông Ukraine. Ông này đã kêu gọi các bên "tăng cường gấp đôi nỗ lực của họ" nhằm chấm dứt tình hình xung đột hiện nay ở Ukraine, phó phát ngôn viên của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc - ông Farhan Haq cho biết. Theo ông Haq, "đây là cách hiệu quả nhất để cứu sống những mạng người và tránh một cuộc khủng hoảng nhân đạo".
Đại sứ Churkin hôm qua kêu gọi dừng ngay lập tức chiến dịch quân sự ở miền đông Ukraine đồng thời chỉ trích gay gắt báo cáo của Liên Hợp Quốc về tình hình nhân quyền ở Ukraine hiện nay là phiến diện, một chiều và chỉ đổ lỗi "cho lực lượng ly khai về mọi vụ giết chóc, tàn sát đang diễn ra".
Đại sứ Nga yêu cầu được giải thích lý do tại sao bản báo cáo của Liên Hợp Quốc lại không lên án việc các lực lượng an ninh Ukraine sử dụng đạn pháo và nhiều vũ khí hạng nặng khác để phá hủy các khu vực dân cư cũng như cơ sở hạ tầng, đặc biệt là ở hai khu vực ly khai Donetsk và Luhansk.
Trong khi đó, Đại sứ Power đề cập đến việc Nga tuần trước tiếp tục để xuất ý tưởng đưa lực lượng gìn giữ hòa bình của nước nào vào phía đông Ukraine. "Một lực lượng gìn giữ hòa bình ở Ukraine là điều không thuận. Ở tất cả mọi bước trong cuộc khủng hoảng này, Nga luôn phá hoại hòa bình chứ không phải xây dựng nó và điều này đặc biệt gây lo ngại khi Nga sáp nhập Crimea vào nước này. Lực lượng gìn giữ hòa bình là không công bằng khi Nga đang ủng hộ cho lực lượng ly khai trong cuộc xung đột này, bà Power nói.
Những phát biểu của giới chức Mỹ, Anh ở trên tiếp nối thêm cho hàng dài những chỉ trích, đổ lỗi và lên án mà các nước này nhằm vào Nga kể từ khi cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine bùng lên.
Mỹ, phương Tây cùng chính quyền Kiev liên tục cáo buộc rằng, Nga là lực lượng châm ngời cho cuộc khủng hoảng ở nước láng giềng Ukraine và rằng Nga cũng là lực lượng kích động tình hình bất ổn ở miền đông Ukraine. Mỹ và phương Tây còn cáo buộc Nga cung cấp vũ khí cho lực lượng ly khai ở miền đông Ukraine. Nga bác bỏ mọi lời cáo buộc trên đồng thời lên tiếng thách Mỹ và phương Tây cung cấp bằng chứng để chứng minh cho những cáo buộc của họ. Tuy nhiên, đến thời điểm này, các cáo buộc của Mỹ và phương Tây vẫn chỉ là cáo buộc trên lời nói chưa chưa được chứng minh bằng bất kỳ bằng chứng đầy đủ và thuyết phục nào.
Về phía mình, Moscow cáo buộc, chính Mỹ và phương Tây mới là lực lượng đứng đằng sau cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở quốc gia nằm sát biên giới Nga nhằm mục đích "chọc phá", kiềm chế sự phát triển của Nga.
Theo_VnMedia
Mỹ từ chối viện trợ quân sự cho Ukraine Tổng thống Mỹ Obama ngày 6/8 theo giờ địa phương đã khẳng định không cần thiết phải cung cấp thêm viện trợ quân sự cho Ukraine, để chiến đấu chống lại các tay súng ly khai tại miền Đông nước này, nhưng bỏ ngỏ khả năng can thiệp nếu Nga đưa quân vào Ukraine. Các lực lượng Ukraine đang hướng về thành trì...