Phe ly khai tại Ukraine bị tố cản trở điều tra máy bay rơi
Một nhóm các quan sát viên quốc tế cho biết những phần tử ly khai tại Đông Ukraine đã hạn chế sự tiếp cận của họ với các mảnh vỡ của máy bay Malaysia gặp nạn. Một tay súng thậm chí còn bắn chỉ thiên tại hiện trường.
25 quan sát viên OSCE phải rời đi sau chừng hơn 1 giờ
Chuyến bay MH17 được tin là bị bắn hạ bởi tên lửa đất đối không, bắn đi từ khu vực do những binh sỹ ly khai kiểm soát.
Khi gặp nạn, máy bay chở theo 298 người trên khoang, trong đó đông nhất là công dân Hà Lan, Malaysia và Úc.
Michael Bociurkiw, một thành viên của nhóm quan sát viên OSCE cho biết việc tiếp cận các mảnh vỡ bị hạn chế, bất chấp những đảm bảo từ lãnh đạo phe ly khai trong khu vực rằng các quan sát viên được phép tiến vào khu vực này.
“Một binh sỹ có vũ trang đã nổ súng chỉ thiên khi một trong các quan sát viên đi ra khỏi khu vực được chỉ định”, ông Bociurkiw khẳng định với các phóng viên.
25 quan sát viên đã phải rút đi sau chừng hơn một giờ, do không thể thiết lập một hành lang để các nhóm chuyên gia vào điều tra thảm họa, Bociurkiw cho biết thêm.
Video đang HOT
Một số thi thể đã được đánh dấu, nhưng vẫn bị để lộ thiên, còn các nhân viên cứu hộ không thể xác định ai là người chịu trách nhiệm di chuyển các thi thể này.
Thomas Greminger, chủ tịch hội đồng thường trực của OSCE cho biết họ sẽ tiếp tục công việc để giúp một cuộc điều tra quốc tế sẽ được triển khai.
Trước đó Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã yêu cầu tiến hành một cuộc điều tra đầy đủ và độc lập về những gì đã xảy ra với chiếc Boeing 777.
Cả hai phe trong cuộc xung đột tại Ukrine đến nay vẫn đỏ lỗi cho nhau đã gây ra thảm kịch.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ BBC
Ukraine, phe ly khai nhất trí lập "vùng cấm" quanh hiện trường MH17
Ukriane và lực lượng ly khai thân Nga đã nhất trí thiết lập một vùng an ninh quanh hiện trường vụ tai nạn máy bay Malaysia tại miền đông Ukraine. Cùng lúc đó, các chuyên gia Anh và Malaysia đã đến Ukraine để trợ giúp cuộc điều tra vụ tai nạn MH17.
Hiện trường vụ tai nạn MH17 tại đông Ukraine.
Ông Valentyn Nalyvaychenko, giám đốc Dịch vụ an ninh Ukraine, cho biết thông tin trên trong các bình luận trên truyền hình rằng.
Theo ông Nalyvaychenko, các cuộc đàm phán do quốc tế "đã kết thúc với một thỏa thuận nhằm thiết lập vùng an ninh 20 km để Ukraine có thể thực hiện công việc quan trọng nhất - nhận dạng các thi thể và bàn giao họ cho thân nhân".
Tuy nhiên, một quan chức cấp cao của Cộng hòa nhân dân Donetsk tự xưng lại nói rằng hai bên chưa đạt được thỏa thuận nào.
Việc đảm bảo an ninh hiện trường, nơi 298 người đã thiệt mạng khi chiếc Boeing mang số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines gặp nạn, là rất quan trọng nhằm bảo vệ bằng chứng cần thiết giúp xác định nguyên nhân khiến máy bay bị rơi.
Một phát ngôn viên của Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE), Michael Bociurkiw, nói ông không biết thông tin về bất kỳ thỏa thuận nào đối với vùng an ninh, nhưng đây chắc chắn là một trong những vấn đề hàng đầu.
Các chuyên gia Anh, Malaysia đến Ukraine
Các cuộc đàm phán trên diễn ra trong bối cảnh các chuyên gia từ Anh và Malaysia đã tới Kiev để trợ giúp cuộc điều tra do Ukraine đứng đầu về nguyên nhân gặp nạn của MH17.
Phủ thủ tướng Anh cho hay, 6 nhân viên điều tra nước này sẽ tham gia cuộc điều tra cuộc tế về vụ tai nạn, vốn cướp đi sinh mạng của 298 người, trong đó có 10 người Anh, gần 200 hành khách Hà Lan, và 80 trẻ em.
Một nhóm chuyên gia của Malaysia cũng đã đến Ukraine vào sáng nay 19/7 và Bộ trưởng giao thông Malaysia Liow Tiong Lai dự kiến sẽ tới Kiev vào tối cùng ngày để trợ giúp cuộc điều tra MH17.
Khoảng 30 quan chức, phần lớn từ Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) ngày 18/7 đã tới hiện trường vụ tai nạn, vốn nằm cách biên giới Nga khoảng 40 km. Họ đã được phép kiểm tra nhanh hiện trường, với sự giám sát của các phần tử ly khai thân Nga.
Các nỗ lực ngoại giao nhằm đảm bảo một cuộc điều tra công bằng thông qua Liên hợp quốc cũng đang gia tăng và gây sức ép lên Nga nhằm trợ giúp nỗ lực này.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 18/7 đã thông qua một tuyên bố kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế đầy đủ và độc lập về vụ việc.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi một cuộc điều tra "công bằng và khách quan" đối với vụ tai nạn.
Chuyến bay MH17 chở gần 300 người đã gặp nạn ngày 17/7 ở miền đông Ukraine khi đang trên đường từ Hà Lan về Kuala Lumpur, Malaysia.
Máy bay nhiều khả năng đã bị bắn hạ bởi một tên lửa đất đối không, mặc dù cả Kiev và lực lượng ly khai đều bác bỏ trách nhiệm.
An Bình
Theo Dantri/AFP, Guardian
Truyền hình Nga: MH17 là nạn nhân của âm mưu nhằm bắn hạ máy bay Putin Truyền hình nhà nước Nga ngày 18/7 đã đưa ra các giả thuyết nhằm lý giải vụ tai nạn MH17, trong đó có một giả thuyết nói rằng đó là một âm mưu thất bại nhằm bắn hạ chuyên cơ của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Các mảnh vỡ của MH17 tại hiện trường vụ tai nạn. Sau khi ông Putin nói rằng...