Phe ly khai ở Nagorno-Karabakh giải tán chính quyền
Lãnh đạo chính quyền thân Armenia ở vùng lãnh thổ Nagorno- Karabakh ký sắc lệnh giải tán tất cả tổ chức từ đầu năm tới theo tinh thần thoả thuận ngừng bắn đạt được với Azerbaijan.
RiaNovosti dẫn sắc lệnh được ông Samvel Shahramanyan, lãnh đạo Cộng hòa Nagorno-Karabakh tự xưng, ký hôm nay (28/9), toàn bộ cơ quan thuộc chính quyền ly khai thân Armenia và các tổ chức trực thuộc sẽ bị giải tán trước ngày 1/1/2024.
Người dân ở Nagorno-Karabakh sơ tán sau chiến sự. Ảnh: GettyImages
Sắc lệnh này theo đó chấm dứt sự tồn tại của Cộng hòa Nagorno-Karabakh, chính quyền được phe ly khai thành lập ở vùng lãnh thổ này từ năm 1991. “Quyết định được đưa ra dựa trên ưu tiên đảm bảo an ninh vật chất và lợi ích sống còn của người dân”, ông Shahramanyan nêu.
Văn bản này cũng ghi rõ cư dân trong khu vực, bao gồm cả những người đã sơ tán, nên “làm quen với các điều kiện tái hòa nhập do Cộng hòa Azerbaijan đưa ra” và tự đưa ra quyết định về việc có nên quay lại Nagorno-Karabakh hay không.
Tất cả cư dân của Nagorno-Karabakh, bao gồm cả quân nhân đã hạ vũ khí, đều được cấp quyền đi lại tự do, tự nguyện và không bị cản trở dọc hành lang Lachin, tuyến đường nối vùng lãnh thổ với Armenia. Hơn 50.000 người đến nay đã rời Nagorno-Karabakh đến Armenia.
Azerbaijan ngày 19/9 mở chiến dịch quân sự chống lực lượng dân quân địa phương thân Armenia ở Nagorno-Karabakh. Ngày 20/9, chiến sự chấm dứt nhờ thỏa thuận do Nga làm trung gian, trong đó, lực lượng ly khai ở Nagorno-Karabakh chấp nhận giải tán và giải giáp vũ khí.
Nagorno-Karabakh thuộc chủ quyền Azerbaijan, nhưng là nơi sinh sống của người gốc Armenia và do lực lượng thân Armenia kiểm soát từ những năm 1990. Vùng đất này từng chứng kiến cuộc xung đột đẫm máu làm gần 5.000 người chết từ tháng 9 đến tháng 11/2020 giữa Azerbaijan và Armenia.
Sau thỏa thuận ngày 20/9 vừa qua, Azerbaijan nhấn mạnh sẽ đảm bảo quyền lợi cho khoảng 120.000 người gốc Amrenia ở Nagorno-Karabakh, bác bỏ các cáo buộc về kế hoạch “thanh lọc sắc tộc” và cam kết biến vùng đất thành “thiên đường”.
Hàng ngàn người rời bỏ Nagorno-Karabakh, Tổng thống Biden hứa hỗ trợ Armenia
Một kho nhiên liệu ở vùng Nagorno-Karabakh đã phát nổ trong lúc hàng ngàn người dân tộc Armenia chạy trốn khỏi khu vực ly khai này.
Báo chí địa phương dẫn lời thanh tra Gegham Stepanyan của Nagorno-Karabakh cho hay một vụ nổ tại kho nhiên liệu trên một con đường bên ngoài thủ phủ của khu vực đã khiến hơn 200 người bị thương, theo Reuters.
Ông Stepanyan cho biết thêm hầu hết những người bị thương đều trong tình trạng nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng và cần được đưa ra khỏi khu vực khẩn cấp để điều trị. Hiện không rõ nguyên nhân của vụ nổ.
Tại sao dòng người dân tộc Armenia lũ lượt rời Nagorno-Karabakh?
Vụ nổ trên xảy ra trong lúc hàng ngàn người chạy trốn khỏi khu vực ly khai Nagorno-Karabakh trong ngày 25.9, xếp hàng để lấy nhiên liệu và làm tắc nghẽn đường núi tới Armenia sau khi các chiến binh của họ bị Azerbaijan đánh bại trong chiến dịch quân sự chớp nhoáng ngày 19.9.
Giới lãnh đạo của 120.000 người dân tộc Armenia đang sinh sống ở Nagorno-Karabakh hôm 24.9 cho Reuters hay họ không muốn sống như một phần của Azerbaijan và sẽ chuyển đến Armenia vì sợ bị đàn áp và thanh lọc sắc tộc.
Tại thủ phủ Nagorno-Karabakh, nơi Armenia gọi là Stepanakert và Azerbaijan gọi là Khankendi, nhiều người dân đang chất đồ đạc lên xe buýt và xe tải để đến Armenia.
Người tị nạn từ vùng Nagorno-Karabakh đến trung tâm lưu trú tạm thời ở thị trấn Goris ( Armenia) ngày 25.9. Ảnh Reuters
Những người tị nạn đến Armenia cho hay họ tin rằng lịch sử của vùng ly khai Nagorno-Karabakh đã kết thúc. "Không ai quay trở lại... Tôi nghĩ chủ đề về Karabakh kết thúc vĩnh viễn từ bây giờ", Anna Agopyan, người đã đến Goris, một thị trấn biên giới ở Armenia, nói với Reuters.
Trong thư do Giám đốc Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) Samantha Power chuyển cho Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan, Tổng thống Joe Biden nhấn mạnh Mỹ sẽ hỗ trợ giải quyết các nhu cầu nhân đạo.
Ông Pashinyan nói với bà Power rằng "thật không may, quá trình thanh lọc sắc tộc đối với người Armenia ở Nagorno-Karabakh vẫn tiếp tục, đang diễn ra ngay bây giờ và đó là một thực tế rất bi thảm".
Một thành viên của Bộ Tình trạng Khẩn cấp Armenia hỗ trợ một người tị nạn từ vùng Nagorno-Karabakh đến trung tâm lưu trú tạm thời ở thị trấn Goris (Armenia) ngày 25.9. Ảnh Reuters
Phía Azerbaijan đã nhiều lần phủ nhận mọi tuyên bố về việc thanh lọc sắc tộc và khẳng định các quyền của người Armenia ở Nagorno-Karabakh sẽ được đảm bảo. Trong khi đó, chính phủ Armenia ngày 25.9 cho hay ít nhất 6.650 người từ Nagorno-Karabakh đã vượt biên sang Armenia, theo Reuters.
Cuộc di cư ồ ạt như trên diễn ra sau khi Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev ngày 20.9 ca ngợi chiến dịch quân sự ngày 19.9 ở Nagorno-Karabakh là một thành công lớn, và tuyên bố chủ quyền đã được khôi phục đối với Nagorno-Karabakh.
Vùng Nagorno-Karabakh ban đầu tuyên bố độc lập khỏi Azerbaijan vào thập niên 1990, ngay sau khi Liên Xô sụp đổ. Nagorno-Karabakh được quốc tế công nhận là một phần của Azerbaijan. Tuy nhiên, vùng đất ly khai này có cư dân đa số là người Armenia và được chính quyền Yerevan hậu thuẫn. Azerbaijan giành lại nhiều vùng tại Nagorno-Karabakh và xung quanh đó sau cuộc chiến năm 2020.
Nga, Mỹ đổ lỗi cho nhau về bất ổn ở Nagorno-Karabakh Nga và Mỹ cáo buộc lẫn nhau về việc gây bất ổn cho khu vực Nam Caucasus trong bối cảnh hàng nghìn người thiểu số Armenia rời bỏ nhà cửa ở Nagorno-Karabakh để tới Armenia. Ảnh: Wikipedia Hãng Reuters và Tass dẫn lời Đại sứ Nga tại Mỹ, ông Anatoly Antonov hôm nay (26/9) cho biết trên ứng dụng Telegram như sau: "Chúng...