Phe ly khai “hút” lính tình nguyện phương Tây, đa số dân Ukraine muốn “buông” Donbass
Các cuộc điều tra của truyền thông nước ngoài cho thấy, lính tình nguyện phương Tây đang đổ về chiến đấu cho “Liên bang Novorossiya”, đa số dân Ukraine muốn “buông” Donbass.
Nhiều người châu Âu đến chiến đấu cho phe ly khai
Tờ báo Đức Deutsche Wirtschafts Nachrichten (DWN) ngày 13-6 cho rằng, không hề có quân nhân Nga ở miền đông Ukraine, chỉ có những người Nga tình nguyện chiến đấu cho Novorossiya. Đặc biệt, trong hàng ngũ của phe ly khai đang có không ít lính tình nguyện là người đến từ các nước châu Âu.
Phương Tây gọi những người này là “lính đánh thuê”. Tuy nhiên, những cuộc phỏng vấn một số chiến binh nước ngoài trong hàng ngũ phe ly khai Donbass đã cho thấy, họ tự nguyện chiến đấu trong hàng ngũ dân quân Liên bang Novorossiya vì lý tưởng chứ không phải vì tiền.
“Những gì chúng tôi đang làm chính là cách thức chúng tôi đấu tranh với EU và NATO, chúng tôi chiến đấu không phải vì tiền” – DWN dẫn lời nói của một lính tình nguyện cho biết thêm, với công việc nguy hiểm như vậy, họ chỉ được hưởng mức phụ cấp 340 euro/tháng nhưng không ai kêu ca.
Lực lượng ly khai quy tụ binh lính đến từ nhiều quốc gia
Một chiến binh đến từ Slovakia còn tiết lộ, họ được trang bị bằng tất cả những gì dân quân có được. Đôi khi phải chiến đấu với khẩu súng trường Xô-viết lạc hậu hay súng lục ổ quay Mosin cổ lỗ, xe tăng T-34 già lão từ thời Thế chiến II, và máy bay vứt bỏ hàng chục năm trong viện bảo tàng.
Tuy vũ khí nghèo nàn và phụ cấp “chết đói” nhưng mỗi ngày qua, số lượng những người tình nguyện đến Donbass càng đông thêm. Những người Slovak và Czech phục vụ trong dân quân còn dự định thành lập đơn vị đặc biệt, nằm trong thành phần lữ đoàn quốc tế “Pyatnishka”.
Video đang HOT
“Trong đơn vị chúng tôi chẳng hề có một người lính Nga nào. Nước Nga giúp chúng tôi chỉ về chính trị, tinh thần và hàng viện trợ nhân đạo, là thứ mà hiện nay còn quan trọng hơn nhiều so với vũ khí. Hoàn toàn không cần đến sự hiện diện của quân Nga tại đây” – DWN dẫn lời một chiến sĩ tình nguyện.
Quá nửa dân Ukraine muốn “buông tay” Donbass
Một cuộc điều tra xã hội học do Trung tâm nghiên cứu xã hội Sofia thực hiện đã cho một kết quả hẳn sẽ không làm Kiev hài lòng. Theo kết quả thăm dò dư luận được trung tâm này phát hành, có tới hơn 60% người Ukraine sẵn sàng từ chối Donbass để chấm dứt cuộc nội chiến ở miền đông.
Binh lính ly khai đi tuần ở làng Malaya Gorlovka, ngoại ô Donetsk
Một câu hỏi được các cuộc phỏng vấn đặt ra là xác định nhiệm vụ ưu tiên của tổng thống và chính phủ hiện nay. Trong danh mục 12 lựa chọn, phần lớn (48,5%) ý kiến cho rằng phải ưu tiên kết thúc chiến tranh. Lựa chọn đứng thứ hai (15,6%) là “cải thiện tình hình kinh tế và tạo việc làm”.
Đối với xã hội Ukraine, lúc này không có gì quan trọng hơn hy vọng chấm dứt chiến sự ở Donbass – một cuộc chiến hao người, tốn của, huynh đệ tương tàn. Để sự bình yên trở lại, 61,8% người Ukraine sẵn sàng từ chối Donbass – số liệu do Trung tâm nghiên cứu xã hội Sofia công bố.
Trung tâm Sofia cho biết: “Đa số cho rằng mục tiêu chính là chấm dứt chiến tranh, thậm chí dù phải từ chối các vùng lãnh thổ ly khai. Tỷ lệ những người ủng hộ tiếp tục chiến sự cho đến khi giải phóng hoàn toàn các vùng bị chiếm đóng là 22,9%. Số người không trả lời câu hỏi chiếm 15,3%”.
Theo_An ninh thủ đô
Tay súng ly khai bị thương đối mặt với tương lai bất định ở Nga
Tay súng ly khai Ukraine Valery nhìn xuống phần chân phải bị cắt bỏ của mình và nghĩ về hiện thực cuộc sống bên kia biên giới..
"Hy vọng tôi sẽ sớm bình phục và tháng tới, tôi sẽ cố gắng tập đi trở lại", người cha của một đứa trẻ, 40 tuổi chia sẻ với phóng viên phương Tây. Valery không cung cấp họ tên mình vì con trai hiện đang sống trong khu vực do chính phủ Ukraine kiểm soát.
Từng là một công nhân đường sắt, Valery cầm súng đứng lên chống lại quân đội Ukraine vì lo ngại quê hương anh bị đe dọa. Valery đã chiến đấu cho đến khi đạn súng máy lấy đi phần chân phải trong cuộc giao tranh gần Mariupol hồi tháng Hai.
Tương lai bất định đối với những tay súng ly khai bị thương trong giao tranh.
"Số phận đến với chúng ta như thế nào, chúng ta không thể thay đổi nó", Valery chia sẻ. "Người ta có thể làm quen với mọi chuyện".
Giờ đây, Valery đang được điều trị ở một căn nhà phía nam thành phố Rostov thuộc Nga, cách biên giới với Ukraine khoảng 100 km. Khu vực cũng trở thành trung tâm hồi phục tạm thời của các tay súng ly khai bị thương trong xung đột Ukraine.
Hàng ngày vào buổi sáng, nhiều tay súng ly khai, những người thiếu mất chân, tay đến ngồi hút thuốc tại khu đất trống. Trong số này có một người đàn ông dẫn theo cậu con trai bị mù từng chiến đấu chống lại chính phủ Ukraine.
"Thường có khoảng 30 người được điều trị ở đây hàng ngày", cựu bác sĩ của phe ly khai, Olga Vezovskaya chia sẻ. "Ở đây không có những người với chấn thương nhẹ, hầu hết các bệnh nhân đều phải dưỡng thương dài hạn để có thể phục hồi chức năng".
Những trung tâm phục hồi như vậy hoàn toàn không có liên hệ với chính phủ Nga, phóng viên phương Tây nhận định. Những thương binh đến điều trị không phải trả tiền bởi cựu sĩ quan chỉ huy phe ly khai Igor Strelkov lập nên một quỹ chi trả.
Một tay súng ly khai bị mất đi chân được điều trị tại trung tâm phục hồi chức năng ở Nga.
Tuy nhiên, dường như Moscow đã thay đổi chiến lược và cắt giảm khoản tiền hỗ trợ khiến cho những trung tâm phục hồi đang đứng trước nguy cơ phải đóng cửa.
"Chúng tôi đang gặp phải nhiều vấn đề hàng ngày. Chúng tôi không rõ liệu trung tâm có thể duy trì được trong bao lâu", Vezovskaya chia sẻ.
Trong khi không có các tay súng nói rằng cảm thấy hối hận vì đã lựa chọn chiến đấu cho phe ly khai, nhiều người đã cảm thấy giận dữ vì tình hình đã diễn ra ở miền đông Ukraine.
Một tay súng ly khai Vadim Lysovenko, 37 tuổi nói rằng anh chấp nhận việc khu vực ly khai không được công nhận bởi Nga nhưng việc không nhận được sự hỗ trợ cần thiết đối với những thương binh là điều khó có thể tin được.
Trong khi đó, những người khác đã sẵn sàng để trở lại Ukraine và đối mặt với những gì sẽ chờ đợi họ. Alexander, 32 tuổi vẫy bàn tay phải giả khi lên xe taxi qua thị trấn để chờ đợi chuyến xe buýt trở về miền đông Ukraine.
"Tôi khá lo lắng. Tôi không thể trở lại công việc trong khu mỏ với bàn tay dị tật. Tôi sẽ cố gắng trở lại hàng ngũ phe ly khai", Alexander chia sẻ. "Nhưng nếu điều đó không thành công, có thể tôi sẽ tìm một công việc bảo vệ nào đó và tìm lại người mẹ của mình".
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
WHO và Hàn Quốc điều tra chung về sự lây lan của MERS Bộ Y tế Hàn Quốc ngày 8/6 thông báo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và nước này sẽ thực hiện một cuộc điều tra chung về sự lây lan của Hội chứng hô hấp vùng Trung Đông (MERS) tại nước này trong năm ngày, bắt đầu từ ngày 9/6. Điều tra cho bệnh nhân nhiễm MERS tại Hàn Quốc. (Nguồn: Yonhap/TTXVN)...