Phe ly khai cáo buộc Kiev “nuốt lời”, dọa hủy lệnh ngừng bắn
Lãnh đạo phe ly khai đông Ukraine hôm qua 18/3 đã đe dọa hủy lệnh ngừng bắn sau khi chính quyền Kiev sửa đổi đạo luật về quyền tự trị của khu vực Donbass tại miền đông. Trong khi đó, Mátxcơva cũng lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ động thái của Kiev.
Lãnh đạo phe ly khai Alexander Zakharchenko (bên trái, cầm súng). (Ảnh: AP)
Hãng thông tấn AP dẫn lời hai thủ lĩnh của phe ly khai là Alexander Zakharchenko và Igor Plotnitsky tuyên bố rằng đạo luật trao quy chế đặc biệt cho các khu vực Donetsk và Luhansk tại đông Ukraine đã bị suy yếu sau khi chính quyền Ukraine thông qua các sửa đổi mới đây.
“Chúng tôi đồng ý với quy chế đặc biệt cho vùng Donbass bên trong một đất nước Ukraine đổi mới, dù rằng người dân của chúng tôi muốn độc lập hoàn toàn. Chúng tôi nhất trí điều này để tránh phải tiếp tục đổ máu. Nhưng Ukraine lại không tự đổi mới”, tuyên bố của lãnh đạo phe ly khai cho biết.
Phe ly khai tại đông Ukraine đã gây áp lực buộc chính quyền phải thay đổi hiến pháp theo hướng phi tập trung hóa quyền lực. Tuy nhiên, dù quy chế đặc biệt đã được thông qua, họ lập luận rằng hiện giờ chính quyền trung ương vẫn nằm trong tay các doanh nhân có ảnh hưởng lớn.
Video đang HOT
Hai lãnh đạo phe ly khai hôm qua cũng cảnh báo sẵn sàng thực hiện các hành động thù địch nếu chính quyền không nhượng bộ.
Một dự luật trao quyền tự trị cho các vùng lãnh thổ miền đông Ukraine đã được Quốc hội nước này thông qua hôm 17/3 nhưng với một số thay đổi theo chiều hướng bất lợi cho phe ly khai.
Kiev đã quy định rằng quy chế đặc biệt sẽ chỉ có hiệu lực với điều kiện các cuộc bầu cử trong khu vực phải được tổ chức theo luật của Ukraine.
Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Ukraine hôm qua tuyên bố rằng trao quy chế đặc biệt cho miền đông và không có bất kỳ sự giám sát nào của chính quyền Kiev với các cuộc bầu cử sẽ dẫn đến một nhà nước không hợp pháp của phe ly khai được thành lập ở miền đông.
Phản ứng trước sự sửa đổi của Kiev, đại diện ly khai Denis Pushilin gọi đây là “sự vị phạm hoàn toàn thỏa thuận Minsk”.
Động thái này ngay lập tức cũng vấp phải những phản ứng dữ dội từ phía Mátxcơva. AP dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho rằng Ukraine đang cố gắng viết lại thỏa thuận đã đạt được tại Minsk (Belarus) hồi tháng 2 vừa qua.
Ngoại trưởng Lavrov phản đối yêu cầu của Kiev đòi lực lượng ly khai phải tiến hành các cuộc bầu cử địa phương theo luật Ukraine với sự giám sát của quốc tế trước khi quy chế tự trị được cấp cho các khu vực miền đông.
Theo ông Lavrov, đòi hỏi của Kiev đang biến việc giải phóng các khu vực lãnh thổ mà Kiev nói là “đang bị chiếm đóng” trở thành điều kiện tiên quyết cho dự luật về quy chế đặc biệt cho miền đông.
“Kiev trên thực tế đang tìm cách thay thế tất cả các quan chức được bầu ở miền đông bằng người của họ. Chỉ khi những vùng lãnh thổ phía đông được lãnh đạo bởi những người mà Kiev cho là thích hợp thì dự luật mới có hiệu lực”, Ngoại trưởng Nga nói.
Bất đồng nảy sinh trong vấn đề quy chế đặc biệt cho các khu vực miền đông Ukraine đang đe dọa làm chệch hướng kế hoạch hòa bình cho khu vực này. Tính đến nay, cuộc xung đột đẫm máu tại miền đông Ukraine đã kéo dài suốt hơn 11 tháng và cướp đi sinh mạng của hơn 6.000 người.
Thoa Phạm
Theo Dantri/ AP
NATO chưa xác nhận rút vũ khí hạng nặng ở Đông Ukraine
Tướng Philip Breedlove, Tư lệnh Tối cao NATO tại châu Âu, nói rằng chưa thể xác nhận việc quân đội Kiev và lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine rút vũ khí hạng nặng khỏi vùng giới tuyến giữa.
Trả lời phỏng vấn kênh tuyền hình Ukraine "1 1", ông Breedlove nhìn nhận có thể theo dõi việc rút vũ khí hạng nặng của cả hai phía. Thế nhưng, điều gì xảy ra sau đó thì các quan sát viên đều không thể biết được, vì Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) không có khả năng tiếp cận các khu vực này.
Tướng Philip Breedlove - Tư lệnh Tối cao NATO tại châu Âu (Ảnh: Hương Giang/TTXVN)
Theo Tư lệnh tối cao NATO tại châu Âu, rất có thể số vũ khí này sẽ được chuyển đến các vị trí trước đây, hoặc cũng có thể được di chuyển để chuẩn bị cho các cuộc giao tranh trong tương lai.
Rút vũ khí hạng nặng khỏi đường giới tuyến là một trong những điều khoản then chốt nhất trong Thỏa thuận Minsk-2 đạt được hôm 12/2 vừa qua. Hôm 4/3 vừa qua, phái bộ giám sát đặc biệt của OSCE tại Ukraien (SMM) nói rằng tổ chức này không thể xác minh việc Cộng hòa Donetsk (DPR) và Lugansk (LPR) tự xưng đã hoàn tất việc rút vũ khí hay chưa. Các quan sát viên nói rằng, họ cần được tiếp cận các dữ liệu tổng thể, trong đó có có thông tin về các kho vũ khí và tuyến đường rút vũ khí.
Chính quyền Kiev nói rằng đã bắt đầu giai đoạn 2 của tiến trình rút vũ khí hạng nặng. Về phần mình, DPR và LPR tuyên bố đã rút hết vũ khí khỏi đường giới tuyến vào ngày 1/3 vừa qua, theo đúng thời hạn chót của thỏa thuận Minsk.
Theo Hoài Thanh/Sputniknews/baotintuc.vn
Ukraine nghi ngờ lệnh ngừng bắn, kêu gọi quốc tế tăng cường giám sát Ngoại trưởng Ukraine hôm nay 3/3 đã tỏ ra nghi ngờ về sự bền vững của thỏa thuận ngừng bắn với lực lượng ly khai thân Nga, đồng thời kêu gọi mở rộng sự giám sát quốc tế đối với việc thi hành thỏa thuận. Lính tình nguyện của chính phủ Kiev tại vùng chiến sự đông Ukraine. (Ảnh:AFP) "Tình hình ngoài chiến...