Phế liệu ra biển cùng tàu sân bay Trung Quốc
Trang phân tích của Tổ chức Stratfor mới đây đã cho đăng bài phỏng vấn ông Nathan Hughes, Giám đốc Phân tích Quân sự của tổ chức này, xoay quanh sức mạnh lẫn điểm hạn chế của nền quân sự Trung Quốc.
Theo ông Nathan Hughes, quân đội Trung Quốc thời gian qua đã thu hút nhiều sự chú ý của dư luận quốc tế từ thông tin về việc sắp hạ thủy tàu sân bay đầu tiên.
Chương trình tàu sân bay của Trung Quốc mới chỉ ở giai đoạn ban đầu.
Tuy nhiên, ông này cho rằng: “Chương trình tàu sân bay của Trung Quốc mới chỉ ở giai đoạn ban đầu. Quân đội Trung Quốc đã sở hữu tàu chiến Varyag trong hơn một thập kỷ. Varyag ban đầu được mua từ Ukraina để làm sòng bạc, ít nhất theo mục tiêu đề ra từ năm 1988. Tuy nhiên, cần thời gian dài mới có thể phát triển tất cả những năng lực cần thiết để điều hành một tàu sân bay hiệu quả. Đây là điều Mỹ đã thực hiện trong 100 năm qua trong khi Trung Quốc mới chỉ bắt đầu”.
Video đang HOT
Ông Nathan Hughes cũng bày tỏ nghi ngại về việc chưa chắc tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc đã có thể phục vụ để các máy bay cất và hạ cánh trực tiếp. Theo ông, vẫn còn một lượng thiết bị và mảnh vụn đáng kể trong quá trình chế tạo vẫn nằm trên sàn tàu và &’đống phế liệu’ này có thể ra biển cùng tàu sân bay bởi cuộc thử nghiệm đầu tiên trên biển chỉ nhằm mục tiêu đẩy tốc độ động cơ và đảm bảo hệ thống điều khiển cơ bản của tàu hoạt động đúng hướng.
Theo một số nguồn tin khác, hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc sẽ mang theo máy bay cơ tiêm kích J-15, còn gọi là Cá mập bay. Đây là loại máy bay chiến đấu được thiết kế dựa trên một loại máy bay khác của Nga, Sukhoi Su-33.
Theo Bee.net.vn
Học sinh chế máy sấy lúa đáng giá tiền tỉ
Đó là mô hình máy sấy lúa của 2 học sinh Lê Minh Hiệu và Lê Kim Hợi (cùng học lớp 9A) Trường THCS Hải Thiện (Hải Lăng, Quảng Trị).
Tại cuộc thi "Sáng tạo khoa học - kỹ thuật INTEL ISEF 2011" dành cho học sinh từ lớp 9 đến lớp 12 khu vực miền Trung được tổ chức tại TP.Huế mới đây, mô hình máy sấy lúa của 2 học sinh Lê Minh Hiệu và Lê Kim Hợi (cùng học lớp 9A) Trường THCS Hải Thiện (Hải Lăng, Quảng Trị) đã được trao giải Ba.
Mô hình máy sấy lúa của Hiệu và Hợi gồm nhiều bộ phận, trong đó hai bộ phận quan trọng nhất là hệ thống sấy và hệ thống máng lúa. Hệ thống sấy được cấu tạo bởi nhiều rơ-le nhiệt và quạt gió, hệ thống máng lúa làm bằng sắt và chuyển động liên tục nhờ các trục quay.
Mô hình máy sấy lúa tiết kiệm tiền tỷ của 2 học sinh
Khi đóng nguồn điện, các quạt gió đẩy nhiệt từ các rơ-le xuống máng lúa đang chuyển động làm khô hạt lúa, đồng thời thổi bay các hạt lúa lép và bụi ra ngoài.
Em Lê Minh Hiệu cho biết, máy sấy này có thể sấy khô và làm sạch tối đa 30kg lúa trong thời gian từ 15-17 phút. Ngoài sấy khô và làm sạch lúa trong thời gian ngắn, máy này còn thuận tiện trong việc di chuyển nhờ hệ thống bánh xe nên có thể đưa ra đồng sử dụng.
Hợi và Hiệu cho biết, ý tưởng máy sấy của mình xuất phát từ thực tế sản xuất nông nghiệp của quê hương. Xã Hải Thiện cũng như hầu hết các xã của huyện Hải Lăng là vùng thấp trũng, thường xuyên mưa lũ vào mùa thu hoạch lúa, nhất là vụ hè thu. Tình trạng này khiến một lượng lớn lúa của người dân bị thối rữa hoặc nảy mầm khi đưa từ ruộng về nhà...
Sau gần 3 tháng trời tìm mua động cơ và phế liệu để lắp ráp máy, cuối cùng cái máy sấy lúa thông minh của Hợi và Hiệu hoàn thành.
Hợi và Hiệu phấn khởi cho biết, mới đây có một người ở TP. Hồ Chí Minh đã liên hệ đề nghị được mua bản quyền máy sấy lúa này với giá 20 triệu đồng.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Kiệt tác tàu nổi tiếng... handmade Tất cả bộ phận đều được lấy từ phế liệu đấy! John Taylor là nghệ sỹ nổi tiếng chuyên sử dụng gỗ, linh kiện máy tính, gậy khúc côn cầu và vô vàn các phế liệu khác để tạo nên bản sao có một không hai của những con tàu biển nổi tiếng! Con tàu tuyệt đẹp. Ngay từ khi còn nhỏ, John...