Phê duyệt Quy hoạch phát triển dịch vụ xếp hạng tín nhiệm
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch phát triển dịch vụ xếp hạng tín nhiệm đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu từng bước hình thành và phát triển dịch vụ xếp hạng tín nhiệm trong nước và đảm bảo chất lượng dịch vụ xếp hạng tín nhiệm theo quy định.
Ảnh minh họa
Phấn đấu đến năm 2020, các đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp đều được phải xếp hạng tín nhiệm. Đến năm 2030, xem xét cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cho tối đa 5 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm.
Để thực hiện được mục tiêu trên, cần lựa chọn các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng dịch vụ theo đúng quy định tại Nghị định 88/2014/NĐ-CP ngày 26/9/2014 của Chính phủ quy định về dịch vụ xếp hạng tín nhiệm.
Bên cạnh đó, việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm thực hiện theo quy định tại Nghị định 88/2014/NĐ-CP.
Video đang HOT
Trường hợp có nhiều doanh nghiệp cùng đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm thì lựa chọn những doanh nghiệp có ưu thế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác của thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm và chuyên gia phân tích để đảm bảo chất lượng dịch vụ xếp hạng tín nhiệm.
Nhà nước quản lý, giám sát hoạt động của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm theo quy định tại Nghị định 88/2014/NĐ-CP.
Hoàng Diên
Theo_Báo Chính Phủ
Mua tàu đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông cần 1.300 tỷ đồng
Theo Ban quản lý dự án đường sắt (Bộ Giao thông Vận tải), để thực hiện trọn gói thầu mua sắm đoàn tàu cho dự án đường sắt đô thị Cát Linh- Hà Đông cần có trên 1.300 tỷ đồng (63 triệu USD).
Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông vừa có báo cáo kết quả thẩm định phê duyệt dự toán chi phí đoàn tàu cho dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông là trên 63 triệu USD, dựa trên chứng thư thẩm định giá của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hãng kiểm toán AASC.
Dự kiến, để mua tàu vận hành trên đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông phải cần tới trên 63 triệu đô. Ảnh: Phương Sơn
Trong quá trình thẩm định, phê duyệt, Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông đã kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải về điều chỉnh hạng mục đoàn tàu, thiết bị nhập khẩu của hợp đồng EPC (hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình) thực hiện trên đơn giá theo giá hợp đồng đã được Chính phủ chấp thuận.
Ngoài ra, Cục này cũng đánh giá thời giá dự toán đoàn tàu là giá phi thị trường (chưa có ở Việt Nam) nên kiến nghị Bộ Giao thông phê duyệt căn cứ trên cơ sở Chứng thư thẩm định giá của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hãng kiểm toán AASC.
Liên quan đến chi phí bảo hiểm, vận chuyển đoàn tàu về tới chân công trình tạm tính theo dự toán là gần 4 triệu USD sẽ được chủ đầu tư phê duyệt, theo Cục quản lý chất lượng công trình xây dựng là phù hợp với quy định hiện hành.
Trước đó, Ban Quản lý dự án đường sắt đã có tờ trình gửi Bộ Giao thông Vận tải xin phê duyệt dự toán mua sắm đoàn tàu, trong đó đưa ra kịch bản 2 phương án: Phương án 1 dựa trên cơ sở so sánh, xem xét giá trị đoàn tàu do Tổng thầu lập dự toán, giá trị thẩm tra của Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TEDI), giá trị dự toán sau khi đã sửa các sai sót và xác định lại tỷ giá là 63,2 triệu USD (giá trị trọn gói, đoàn tàu đến chân công trình).
Phương án 2 tạm duyệt giá trị dự toán đoàn tàu trên cơ sở tổng mức đầu tư với giá trị là 51,7 triệu USD bao gồm chi phí mua sắm đoàn tàu hơn 47 triệu USD và chi phí dự phòng là 4,7 triệu USD.
Do đây là lần đầu tiên tại Việt Nam thực hiện gói thầu mua sắm tàu đường sắt trên cao và tính chất phức tạp của việc dự toán nên đến nay Ban Quản lý dự án đường sắt vẫn chưa kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt theo phương án nào.
Tuyến đường sắt đô thị số 3 Cát Linh - Hà Đông dài khoảng 13,5 km, được thiết kế theo kiểu đường đôi, khổ 1,435 m, điện khí hoá, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng theo quy phạm thiết kế của Trung Quốc, chịu được động đất cấp 8.
Theo kế hoạch, đến cuối năm 2015, tuyến đường sắt đô thị thí điểm đầu tiên của Hà Nội phải cơ bản xong phần hạ tầng, có một số đoàn tàu hoạt động thử để đến tháng 3/2016 dự án sẽ hoàn thành và chính thức đi vào hoạt động.
Phương Sơn
Theo VNE
Tổ chức Y tế thế giới: Vắc xin Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu Chiều 17.4, ông Lahouari Belgharbi, Trưởng đoàn chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới thông báo: Việt Nam đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý quốc gia về vắc xin theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới. Theo ông Lahouari Belgharbi, các ngày qua (13 - 17.4), đoàn chuyên gia gồm 16 thành viên của Tổ chức Y...