Phê duyệt nhà thầu xây dựng cảng Liên Chiểu gần 2.950 tỉ đồng
Đà Nẵng vừa có quyết định phê duyệt lựa chọn nhà thầu, dự kiến khởi công dự án cảng Liên Chiểu vào ngày 14-12 sắp đến.
Ngày 28-11, Ban Quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên TP Đà Nẵng vừa có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu thi công xây dựng công trình Dự án Đầu tư xây dựng Bến cảng Liên Chiểu, phần cơ sở hạ tầng dùng chung.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát quy hoạch tổng thể cảng Liên Chiểu vào cuối tháng 6-2022
Theo đó, đơn vị trúng thầu là liên danh Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Phú Xuân – Tổng Công ty Xây dựng Lũng Lô – Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn – Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng DACINCO – Công ty Cổ phần Xây dựng Xuân Quang, trúng thầu với giá hơn 2.945 tỉ đồng (đã bao gồm thuế VAT 10% và dự phòng phí 11,96%).
Hình thức hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, thời gian thực hiện theo hợp đồng là 1380 ngày (gồm 1080 ngày thực hiện 300 ngày hoàn thành các thủ tục pháp lý liên quan đến hợp đồng).
Thông tin thêm về dự án, lãnh đạo Ban Quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên TP Đà Nẵng cho hay theo dự kiến, ngày 14-12 đến sẽ khởi công dự án Đầu tư xây dựng Bến cảng Liên Chiểu – Phần cơ sở hạ tầng dùng chung.
Đà Nẵng mời chào nhà đầu tư trong, ngoài nước về đầu tư hợp phần B dự án Cảng Liên Chiểu
Dự án bến cảng Liên Chiểu được quy hoạch, đầu tư và xây dựng tại phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu (TP Đà Nẵng).
Cảng Liên Chiểu là một trong 3 cảng biển nước sâu của Việt Nam, được quy hoạch là cảng đặc biệt với quy mô tiếp nhận tàu tổng hợp, hàng rời trọng tải đến 100.000 tấn, tàu container có sức chở từ 6.000 đến 8.000 TEU.
Dự án gồm hai hợp phần, trong đó hợp phần A với kinh phí đầu tư trên 3.400 tỉ đồng, được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách trung ương và thành phố.
Video đang HOT
Hợp phần B (giai đoạn khởi động) của dự án có tổng diện tích 44ha, quy mô 2 cầu cảng (750m) được kêu gọi đầu tư bằng nguồn vốn tư nhân. Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.
Cảng Liên Chiểu được quy hoạch là một trong 3 cảng biển nước sâu của Việt Nam
Cảng Liên Chiểu hình thành có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển mạng lưới hạ tầng cảng biển của nước ta, nhằm tận dụng lợi thế địa lý phục vụ phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế và đảm bảo quốc phòng, an ninh.
Khi đưa vào vận hành, cảng sẽ khắc phục các hạn chế về giao thông cắt ngang thành phố, đảm bảo an toàn giao thông đô thị. Đồng thời, từng bước chuyển đổi cảng Tiên Sa thành cảng phục vụ du lịch.
Điểm mặt những khu công nghiệp là 'điểm sáng' thu hút đầu tư ở Quảng Nam
Tỉnh Quảng Nam đã thu hút 223 dự án vào các khu công nghiệp (KCN) với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 75.545 tỷ đồng (tương đương 3,615 tỷ USD); trong đó 150 dự án trong nước và 73 dự án nước ngoài.
Theo Ban Quản lý các Khu kinh tế và khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam, tính đến đầu năm 2022, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có 13 KCN đang triển khai hoạt động. Trong đó: 10 KCN thuộc Khu kinh tế mở Chu Lai (tổng diện tích là 2.711,89 ha); 3 KCN nằm ngoài Khu kinh tế mở Chu Lai (tổng diện tích là 716,76ha).
Ngoài ra, Bộ KH&ĐT đang thẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư dự án kinh doanh kết cấu hạ tầng 2 KCN (Tam Thăng mở rộng, Cơ khí ô tô Chu Lai Trường Hải mở rộng) với tổng diện tích 363ha. Đồng thời, Ban Quản lý cũng đang thực hiện lập đề xuất dự án 3 KCN mới gồm KCN Nam Thăng Bình (499,43ha), KCN Bắc Thăng Bình (239ha) và KCN Phú Xuân (108ha).
Tổng vốn đăng ký đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN trên địa bàn tỉnh là hơn 8.157 tỷ đồng, tổng vốn thực hiện khoảng là 3.600 tỷ đồng (đạt 44% tổng vốn đăng ký đầu tư).
Trong đó: 10 KCN vừa đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng vừa thu hút các dự án đầu tư thứ cấp, gồm: KCN Điện Nam Điện Ngọc, KCN Bắc Chu Lai, KCN cảng và hậu cần cảng Tam Hiệp, KCN Cơ khí ô tô Chu Lai Trường Hải, KCN Cảng và hậu cần cảng Chu Lai Trường Hải, KCN Đông Quế Sơn, KCN Thuận Yên, KCN Tam Thăng, KCN Tam Thăng 2, KCN Tam Anh Hàn Quốc.
Tính đến đầu năm 2022, có 223 dự án đầu tư thứ cấp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/chấp thuận đầu tư tại các KCN. Ảnh: Thành Vân.
2 KCN đang thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng gồm: KCN Tam Anh 1, KCN Thaco Chu Lai và 1 KCN được Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư vào tháng 3/2021, đang thực hiện các thủ tục tiếp theo là KCN Tam Anh - An An Hòa.
Theo quy hoạch thì 13 KCN có tổng cộng hơn 2.087ha đất công nghiệp, đến nay đã cho thuê hơn 930ha, tỷ lệ lấp đầy trung bình đạt 42%. Hiện nay còn khoảng hơn 334ha đất công nghiệp đã giải phóng mặt bằng, hạ tầng đầy đủ có thể cho thuê.
Tính đến đầu năm 2022, có 223 dự án đầu tư thứ cấp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/chấp thuận đầu tư tại các KCN, tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 75.545 tỷ đồng (tương đương 3,615 tỷ USD) với 150 dự án trong nước và 73 dự án nước ngoài.
Hiện tại 10 KCN đang hoạt động thì chỉ có KCN cơ khí ô tô Chu Lai Trường Hải thuộc loại hình KCN hỗ trợ ngành cơ khí, các KCN khác đang theo mô hình hỗn hợp, đa ngành, chưa xác định mô hình cụ thể.
Các KCN ở Quảng Nam giải quyết việc làm cho người dân. Ảnh: Thành Vân.
KCN Điện Nam Điện Ngọc
KCN này do Công ty CP Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Quảng Nam - Đà Nẵng là chủ đầu tư hạ tầng, có quyết định đầu tư vào năm 1996. KCN có tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 429 tỷ đồng, đã thực hiện hơn 491 tỷ đồng. Tổng diện tích hơn 357ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 78%.
Tính đến đầu năm 2022, tổng số dự án tại KCN Điện Nam Điện Ngọc là 68 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký hơn 15.633 tỷ đồng, tương đương gần 679,72 triệu USD, trong đó có 39 dự án trong nước là 38, 29 dự án nước ngoài. KCN thu hút đa ngành như: may mặc, cơ khí, chế biến thủy hải sản...
Đa số các dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho địa phương. Giải quyết việc làm cho 22.545 lao động.
KCN cơ khí ô tô Chu Lai - Trường Hải
KCN này do Công ty TNHH MTV đầu tư Phát triển hạ tầng KCN và đô thị Chu Lai - Trường Hải làm chủ đầu tư hạ tầng, được cấp chủ trương đầu tư vào năm 2008. Tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 982 tỷ đồng, đã thực hiện hơn 989 tỷ đồng. KCN có tổng diện tích hơn 243ha, hiện tỷ lệ lấp đầy đạt 74%.
Đến đầu năm 2022, KCN cơ khí ô tô Chu Lai - Trường Hải đã thu hút 31 dự án đầu tư, tổng vốn đăng ký 30.903 tỷ đồng, tương đương 1,39 tỷ USD, trong đó có 27 dự án trong nước, 4 dự án nước ngoài. Hiện có 8 dự án sản xuất ô tô, 1 dự án sản xuất mô tô, 18 dự án công nghiệp phụ trợ và 4 dự án dịch vụ hỗ trợ (xây dựng, logistics).
Hầu hết các dự án triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định, tạo ra giá trị sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế, đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách tỉnh. Giải quyết việc làm cho 6.803 lao động.
KCN Tam Thăng do Công ty TNHH MTV Phát triển hạ tầng KCN Chu Lai là chủ đầu tư hạ tầng. Ảnh: Thành Vân.
KCN Tam Thăng
KCN này do Công ty TNHH MTV Phát triển hạ tầng KCN Chu Lai là chủ đầu tư hạ tầng, được cấp chủ trương đầu tư vào năm 2015. Tổng vốn đăng ký đầu tư là 361 tỷ đồng, tổng vốn đã thực hiện là 254 tỷ đồng. Tổng diện tích KCN gần 200ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 72%. Giải quyết việc làm cho 12.200 lao động.
Hiện tại, KCN có 24 dự án thứ cấp với tổng vốn đầu tư 12.583 tỷ đồng, tương đương 552 triệu USD, trong đó có 19 dự án nước ngoài, 5 dự án trong nước. KCN này thu hút chủ yếu các dự án may mặc và công nghiệp hỗ trợ ngành may mặc, ngoài ra còn có một số dự án thuộc các ngành nghề khác (phụ trợ ô tô).
KCN Bắc Chu Lai
KCN này do Công ty TNHH MTV Phát triển hạ tầng KCN Chu Lai (Cidizco) làm chủ đầu tư, được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vào tháng 1/2009. Tổng vốn đăng ký hơn 367 tỷ đồng, đến nay đã thực hiện 371 tỷ đồng. Tổng diện tích hơn 371ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 60%.
KCN đã thu hút 27 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư 5.798 tỷ đồng, tương đương 332 triệu USD, trong đó có 19 dự án trong nước, 8 dự án nước ngoài. KCN có nhiều ngành nghề khác nhau gồm sản xuất kính, linh kiện điện tử, cơ khí chế tạo, vật liệu xây dựng, nội thất và hàng tiêu dùng... Giải quyết việc làm hơn 6.346 lao động.
KCN Cảng và hậu cần Cảng Tam Hiệp
KCN này do Trung tâm Phát triển hạ tầng trực thuộc Ban Quản lý quản lý và đầu tư hạ tầng làm chủ đầu tư. Tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng đã thực hiện khoảng 156 tỷ đồng. Tổng diện tích KCN hơn 417ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 62%.
Tổng số dự án thứ cấp tại KCN là 28, với tổng số vốn đầu tư đăng ký hơn 7.885 tỷ đồng, tương đương 393,87 triệu USD; trong đó có 26 dự án trong nước, 2 dự án nước ngoài. Giải quyết việc làm cho 1.123 lao động.
KCN thu hút nhiều ngành nghề khác nhau gồm chế biến thủy hải sản, sản phẩm từ cát, thức ăn chăn nuôi, vật liệu xây dựng, nước giải khát...
Lần đầu tiên tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc tế về Khu dự trữ sinh quyển tại Việt Nam Ngày 3/11, tại Khu dự trữ sinh quyển Quần đảo Cát Bà, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND thành phố Hải Phòng và Ủy ban quốc gia Chương trình Con người và Sinh quyển của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) tại Việt Nam, tổ chức Lễ Mít tinh hưởng ứng Ngày...